DHBK

Bộ môn Công nghệ Hóa học - Dầu và Khí

06/04/2017 13:51

Được thành lập từ năm 1995, Bộ môn Công nghệ Hóa học - Dầu và Khí tự hào là bộ môn đầu tiên của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đào tạo theo chương trình song ngữ Việt – Pháp. Trải qua 16 năm hình thành và phát triển, với đội ngũ giảng viên có giàu năng lực, nhiệt tình và được đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ tại các trường đại học và viện nghiên cứu danh tiến của Pháp (ENSPM, IFP, IRCE, CNRS,…),  bộ môn ngày càng lớn mạnh đáp ứng tốt các yêu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học của Khoa, Trường trong lĩnh vực chế biến dầu và khí.

ĐỘI NGỮ GIẢNG VIÊN

Hiện tại Bộ môn có 10 cán bộ tham gia công tác giảng dạy và phục vụ giảng dạy, trong đó có 5 Phó giáo sư, 3 tiến sỹ, 1 thạc sĩ, 1 kỹ sư.

PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

PGS.TS. Nguyễn Đình Lâm

GVC.Th.S Lê Ngọc Trung

TS. Trương Hữu Trì

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Hằng

T.S Phạm Thị Đoan Trinh

PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn

TS. Phan Thanh Sơn

TS. Nguyễn Thanh Bình

ThS. Nguyễn Thị Tuyết Ngọc

KS Huỳnh Thị Thanh Thắng

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Trên cơ sở chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ môn CNHH Dầu và khí đã kế thừa, chọn lọc chương trình đào tạo Kỹ sư lọc hóa dầu của Trường Đại học Quốc gia Dầu khí và Động cơ (ENSPM) thuộc Viện Dầu khí Pháp (IFP) để xây dựng chương trình đào tạo Kỹ sư song ngữ Việt – Pháp đáp ứng yêu cầu chất lượng của một  ngành đào tạo mũi nhọn của trường.

Với giáo trình đào tạo sát thực tế và có tính ứng dụng cao, sinh viên thuộc Bộ môn CNHH Dầu và Khí sau khi tốt nghiệp có thể nộp hồ sơ ứng tuyển vào các vị trí như kỹ sư thiết kế, kỹ sư vận hành nhà máy, cán bộ nghiên cứu trong các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu. Cho đến nay Bộ môn đã đào tạo gần 1000 kỹ sư và nhiều cựu sinh viên của Bộ môn đang giữ các chức vụ chủ chốt tại nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy điện đạm Phú Mỹ, nhà máy chế biến khí Dinh cố, Trung tâm nghiên cứu và phát triển chế biến dầu khí – PVPro và các công ty thiết kế dầu khí như Technip tại Việt Nam, Axens tại Pháp…

HỢP TÁC ĐÀO TẠO

Bộ môn CNHH Dầu và khí đã thiết lập được quan hệ hợp tác với nhiều cơ sở đào tạo, với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chính mối quan hệ hợp tác này đã giúp sinh viên trong quá trình đào tạo có cơ hội được tiếp cận thực tế, gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn sản xuất. Ngoài ra với chương trình trao đổi sinh viên hằng năm với các trường Đại học trong khối Pháp ngữ, sinh viên có cơ hội giao lưu, trao đổi văn hóa với các sinh viên đến từ Cộng hòa Pháp.

Hằng năm, được sự hỗ trợ của Tổ chức các trường đại học nói tiếng Pháp (AUF), Đại sứ quán Pháp và với sự hợp tác với các trường đại học tại Pháp, một số sinh viên tốt nghiệp xuất sắc được nhận học bổng thạc sĩ tại Pháp. Kể từ sau ngày thành lập đến nay số sinh viên của Bộ môn nhận được học bổng để đi học Thạc sỹ tại các trường đại học tại Pháp là 40 trong đó có đến 20 sinh viên đã bảo vệ thành công luân án Tiến sỹ tại Pháp.

Hiện nay Bộ môn CNHH Dầu và khí đang triển khai chương trình “Đồng cấp bằng” (double diplome) với Trường Đại học Nam Toulon – Var (USTV) Cộng hòa Pháp. Sinh viên theo học chương trình song ngữ Việt – Pháp sau khi tốt nghiệp có thể nhận được đồng thời văn bằng “Kỹ sư CNHH Dầu và khí” của Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng và văn bằng “Cử nhân Hóa học” của trường Đại học Nam Toulon – Var.

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Ngoài công tác giảng dạy, công tác nghiên cứu khoa học cũng rất được chú trọng  triển khai tại Bộ môn CNHH Dầu và khí. Sự nỗ lực của Bộ môn được thể hiện: 2 bằng phát minh sáng chế, 3 giải thưởng VIFOTEC, nhiều bằng khen, và nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp sơ cở đã nghiêm thu.

Các hướng nghiên cứu chính hiện nay của Bộ môn tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Nghiên cứu Mô phỏng các quá trình công nghệ trong công nghiệp lọc hóa dầu và chế biến khí

- Nghiên cứu vật liệu nano, vật liệu mới và xúc tác công nghiệp ứng dụng trong công nghệ hóa học xử lý môi trường

- Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng nhiên liệu sinh học thế hệ hai và thế hệ thứ ba (Biogas, Bioethanol, Biodiesel)


CÁC THÔNG TIN KHÁC