DHBK

Bộ môn Công nghệ Sinh học

06/04/2017 13:37

GIỚI THIỆU

Bộ môn Công nghệ Sinh học – Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng được thành lập năm 2001, trải qua 15 năm xây dựng và trưởng thành đến nay bộ môn ngày càng hoàn thiện về đội ngũ cán bộ,  và chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao. Bộ môn hiện có 11 cán bộ công chức viên chức trong đó có 9 cán bộ giảng dạy gồm 3 TS được đào tạo tại Pháp, Mỹ và CHLB Nga, 3 NCS đang du học tại Úc, Cộng hòa Séc và Nhật Bản, 3 thạc sĩ đã được đào tạo tại Đài Loan, Nhật Bản, 2 kĩ sư – là cán bộ phục vụ giảng dạy đang theo học chương trình thạc sĩ tại Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng. Bên cạnh đó, mặc dù đã nghỉ hưu nhưng PGS.TS. Trần Thị Xô và ThS. GVC. Nguyễn Thị Lan là những cán bộ lão thành vẫn luôn cộng tác cùng Bộ môn trong công tác giảng dạy và nghiên cứu


Các cán bộ viên chức của Bộ môn CNSH

Nhiệm vụ chính trị của Bộ môn là đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội khu vực Miền Trung và Tây Nguyên trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Hiện nay, hằng năm Bộ môn tuyển sinh và đào tạo gần 50 sinh viên. Tính đến nến nay, gần 500 kỹ sư đã ra trường, nhiều kỹ sư hiện nay đang đảm nhận những nhiệm vụ quan trong trong các cơ quan, xí nghiệp như Trung tâm công nghệ sinh học – Sở khoa học công nghệ Đà Nẵng, Công ty VBL Đà Nẵng, VBL Quảng Nam, Công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Seaprodex Đà Nẵng, Công ty dược Danapha, Công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy Quảng Ngãi, Công ty phân bón hữu cơ Humic Quảng Ngãi và các công ty khác tại Đà Nẵng, các tỉnh Tây Nguyên và TP. Hồ Chí Minh.

Bên cạnh công tác trọng yếu là giảng dạy, cán bộ trong bộ môn Công nghệ sinh học còn tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học và nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn để phục vụ giảng dậy. Có nhiều đề tài cấp bộ, cấp trường, đề tài nghiên cứu cơ bản liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước đã và đang được thực hiện hứa hẹn những kết quả tốt (xem lý lịch khoa học). Một số công trình nghiên cứu đã được ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho các cơ quan và cơ sở sản xuất. Kết quả nghiên cứu khoa học được bổ sung làm tài liệu giảng dạy và biên soạn giáo trình. Hiện nay bộ môn Công nghệ sinh học có 3 phòng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại vào bậc nhất hiện nay phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên.

Bộ môn có nhiệm vụ giảng dạy các học phần thuộc khối kiến thức cơ bản cho các ngành Công nghệ sinh học. Các cán bộ của bộ môn còn tham gia giảng dạy các lớp Cao học ngành Công nghệ sinh học và bậc Tiến sĩ ngành Công nghệ sinh học thực phẩm.

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VIÊN CHỨC

STT

Họ và tên

Chức vụ

Học vị

Lý lịch khoa học

1

Lê Lý Thùy Trâm

Trưởng Bộ môn

Tiến sỹ

http://scv.udn.vn/llttram

2

Đặng Đức Long

Giảng viên

Tiến sỹ

http://scv.udn.vn/ddlong

3

Bùi Xuân Đông

Giảng viên

Tiến sỹ

http://scv.udn.vn/bxdong

4

Tạ Ngọc Ly

Giảng viên

Thạc sỹ

http://scv.udn.vn/tnly

5

Đoàn Thị Hoài Nam

Giảng viên

Thạc sỹ

http://scv.udn.vn/dthnam

6

Nguyễn Thị Minh Xuân

Giảng viên

NCS

http://scv.udn.vn/nguyenthiminhxuan

7

Ngô Thái Bích Vân

Giảng viên

NCS

http://scv.udn.vn/ntbvan

8

Nguyễn Hoàng Minh

Giảng viên

NCS

http://scv.udn.vn/nguyenhoangminh

9

Nguyễn Hoàng Trung Hiếu

Giảng viên

NCS

http://scv.udn.vn/nhthieu

10

Võ Công Tuấn

GVTH

KS

http://scv.udn.vn/vocongtuan

11

Phạm Thị Kim Thảo

GVTH

KS

 

CƠ SỞ VẬT CHẤT

Hiện tại, Bộ môn Công nghệ Sinh học đang quản lý 5 phòng thí nghiệm, trong đó có 2 phòng dành để giảng dạy các môn thực hành và 3 phòng dùng để cho các sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và cán bộ giảng viên làm nghiên cứu. Các thiết bị thuộc hệ thống phòng thí nghiệm mà Bộ môn đang quản lý được đánh giá là hiện đại nhất khu vực miền Trung về lĩnh vực Công nghệ Sinh học.


Phòng thí nghiệm sinh học phân tử

Nhóm thiết bị hỗ trợ và nghiên cứu cơ bản: máy đo pH, cân phân tích, tủ hút khí độc, máy khuấy từ gia nhiệt, máy cất nước 2 lần, hệ thống lọc nước siêu sạch, tủ lạnh -200C và – 800C, bếp cách thủy…

Nhóm thiết bị công nghệ tế bào thực vật và công nghệ vi sinh: tủ cấy, hệ thống lên men, tủ vi khí hậu, nồi hấp khử trùng, máy lắc điều nhiệt, kính hiển vi quang học, máy đếm khuẩn lạc…

Nhóm thiết bị công nghệ sinh học dược phẩm và thực phẩm: máy sấy phun, máy sấy đông khô, cô quay chân không, hệ thống tinh sạch protein, hệ thống ly trích protein theo điểm đẳng điện, máy điện di mao quản…

Nhóm thiết bị công nghệ sinh học phân tử: máy PCR, máy PCR Realtime, hệ thống thu giữ tín hiệu màng lai, máy điện di, hệ thống elisa, máy chuyển gen xung điện, thiết bị chuyển lên màng lai, máy nhuộm tẩy gel tự động…


Hệ thống điện di mao quản dùng để phân tích hàm lượng các chất trong thực phẩm, dược phẩm là hệ thống có độ nhạy rất cao, khả năng phân tích nhanh đồng thời tiết kiệm hóa chất.


CÁC THÔNG TIN KHÁC