Bộ môn Công nghệ Hóa học và Vật liệu
11/08/2021 21:11
1. Giới thiệu Bộ môn
Bộ môn Công nghệ hóa học và Vật liệu được thành lập năm 2006 trên cơ sở sáp nhập Bộ môn Công nghệ Hóa Silicat (thành lập năm 1978) và Bộ môn Công nghệ Hóa Polymer (thành lập năm 1990).
Hiện nay, Bộ môn này tham gia đào tạo Kỹ sư/Cử nhân và thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học. Đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản tại các nước có nền khoa học công nghệ phát triển như CHLB Đức, Tiệp Khắc, Bỉ, Pháp, Thụy Điển, Úc, Đài Loan…Số lượng cán bộ cơ hữu của Bộ môn hiện tại là 12, bao gồm 4 Phó Giáo sư, 6 Tiến sĩ, 1 Thạc sĩ và 1 Kỹ sư. Đây là các giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm và có trình độ chuyên môn cao, có năng lực nghiên cứu khoa học. Các cán bộ của Bộ môn đã và đang chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Bộ, thành phố, cơ sở; nhiều bài báo đã được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước và quốc tế.
Tiêu chí đào tạo của Bộ môn là luôn gắn hoạt động đào tạo với hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo đội ngũ kỹ sư và cử nhân có trình độ chuyên môn cao, có tư duy nhạy bén và thích nghi nhanh chóng với môi trường công tác trong thời kỳ hội nhập. Do đó Bộ môn đã tạo điều kiện tốt để các sinh viên và học viên cao học học tập, nghiên cứu, thực hành trong một môi trường khoa học, trên các thiết bị hiện đại để chuẩn bị tốt nhất cho con đường phát triển của bản thân. Các cán bộ của Bộ môn, ngoài trình độ chuyên môn vững vàng, còn có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao, thân thiện, gần gũi với sinh viên. Hơn nữa, khi sinh viên tốt nghiệp, các giảng viên cũng rất tích cực giúp tìm kiếm việc làm cũng như sẵn sàng hỗ trợ những kiến thức chuyên môn khi cần thiết. Chính những điều này đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó lâu dài giữa cán bộ giảng dạy Bộ môn với thế hệ các sinh viên.
Đến nay nhiều thế hệ cựu sinh viên ngành Kỹ thuật Hóa học đã trưởng thành và làm việc trên khắp mọi miền đất nước, trong đó có nhiều người hiện đang giữ các vị trí chủ chốt trong các cơ quan, nhà máy, nhiều người là chủ các Công ty, doanh nghiệp tầm cỡ. Các thế hệ sinh viên, cựu sinh viên lớp sau đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ thế hệ đàn anh; sợi dây bền vững kết nối thế hệ đã hình thành và ngày càng được củng cố. Các thế hệ sinh viên, dù mới ra trường hay đã ra trường cách đây hơn 25 năm vẫn không quên mái trường xưa, không quên các thầy cô cũ, thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ, động viên các thầy cô lúc bình thường cũng như khi ốm đau. Những điều mà sinh viên Bộ môn Công nghệ Hóa học và Vật liệu nói riêng và khoa Hóa nói chung đã là minh chứng sinh động cho sự vẹn toàn cả đức lẫn tài của họ. Hạnh phúc và tự hào biết bao! Những giảng viên của Bộ môn luôn trân trọng nghĩa cử cao đẹp của tất cả các thế hệ sinh viên, xem đó là nguồn năng lượng tinh thần vô giá của khoa, của nhà trường.
“Tri thức là sức mạnh”, là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa tưởng lai. Tin rằng sinh viên ngành Kỹ thuật Hóa học sẽ kế thừa và phát huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước để tự tin hội nhập trong thời đại công nghiệp 4.0, trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội. Các cán bộ, giảng viên ngành Kỹ thuật Hóa học với trách nhiệm và lòng yêu nghề của mình, cũng sẽ luôn không ngừng học hỏi, nghiên cứu để nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhằm đưa chất lượng đào tạo ngày càng đi lên.
DANH SÁCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG VIÊN BỘ MÔN CNHH&VL
STT
|
HỌ VÀ TÊN GIẢNG VIÊN
|
ĐỊA CHỈ EMAIL
|
1
|
TS. Dương Thế Hy – Trưởng Bộ môn
|
dthy@dut.udn.vn
|
2
|
PGS.TS. Đoàn Thị Thu Loan – Phó Trưởng Khoa
|
dttloan@dut.udn.vn
|
3
|
PGS.TS. Nguyễn Văn Dũng
|
nvdung@dut.udn.vn
|
4
|
PGS.TS. Phạm Cẩm Nam
|
pcnam@dut.udn.vn
|
5
|
TS. Phan Thị Thúy Hằng - Phó Trưởng phòng CTSV
|
ptthang@dut.udn.vn
|
6
|
TS. Phan Thế Anh
|
ptanh@dut.udn.vn
|
7
|
TS. Dương Thị Hồng Phấn
|
dthphan@dut.udn.vn
|
8
|
PGS.TS. Hồ Viết Thắng - Phó Trưởng Khoa
|
hvthang@dut.udn.vn
|
9
|
TS. Phạm Ngọc Tùng
|
pntung@dut.udn.vn
|
10
|
ThS. Võ Thị Thu Hiền
|
Thuhien08@gmail.com
|
11
|
KS. Nguyễn Kim Sơn
|
kimsonnghesy@gmail.com
|
12 |
TS. Trịnh Lê Huyên
|
tlhuyen@dut.udn.vn
|
Hình ảnh các giảng viên bộ môn Công nghệ hóa học và Vật liệu
2. Chương trình đào tạo:
Từ khóa tuyển sinh 2020 có 2 chương trình đào tạo:
- Chương trình đào tạo đại học (Cử nhân): 130 tín chỉ, 4 năm.
- Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù (Kỹ sư): 180 tín chỉ, 5 năm.
Chương trình đào tạo ngành KTHH gồm 3 khối kiến thức: Cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành. Trong 2 năm đầu SV sẽ học các môn học thuộc khối kiến thức cơ bản và cơ sở ngành (như Hóa hữu cơ, hóa vô cơ, hóa phân tích, hóa lý, quá trình và thiết bị trong CNHH). Sau khi hoàn thành khối kiến thức cơ sở ngành SV sẽ lựa chọn 1 trong 2 chuyên ngành: Kỹ thuật Hóa học Polymer và Kỹ thuật Hóa học Silicat.
Với chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học Polymer SV sẽ được học các môn học thuộc lĩnh vực cao su, nhựa, sơn, keo dán, composite, giấy, sợi, vật liệu nano, vật liệu mới…và chuyên ngành Kỹ thuật Hóa hoc Silicat SV sẽ được học về Thủy tinh, gốm sứ, xi măng, bê tông, vật liệu chịu lửa,…
Khung chương trình đào tạo luôn được cập nhật, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Ngoài trang bị kiến thức lý thuyết, SV còn được trang bị các kỹ năng thực hành qua các học phần thí nghiệm, cũng như trang bị các kiến thức thực tiễn qua thực tập tại nhà máy, thực hiện nhiều đề tài tốt nghiệp Capstone Project tại các doanh nghiệp trên cơ sở phối hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo của ngành Kỹ thuật Hóa học.
3. Cơ hội việc làm:
Với nhu cầu cao về nguồn nhân lực trình độ cao thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học của khu vực miền Trung và cả nước, các kỹ sư ngành Kỹ thuật Hóa học có rất nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường.
Bảng vị trí việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hóa học:
Người học tốt nghiệp trình độ Cử nhân ngành Kỹ thuật Hóa học có thể:
|
Người học tốt nghiệp trình độ Kỹ sư ngành Kỹ thuật Hóa học có thể:
|
- Vận hành và quản lý vận hành các hệ thống thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất, gia công, kiểm soát chất lượng nguyên liệu, sản phẩm và nghiên cứu phát triển sản phẩm tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học polymer (nhựa, sơn, cao su, keo dán, giấy, sợi, composite, nano, bán dẫn,…) Kỹ thuật Hóa học silicat (gốm sứ, thủy tinh, xi măng, vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất,…) hoặc lĩnh vực hóa chất cơ bản (giấy, mực in, chất tẩy rửa, mỹ phẩm,...) tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng, Công ty Cổ phần nhựa Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải, Công ty Giày Hữu Nghị Đà Nẵng, Công ty Sơn Nippon Việt Nam, Công ty cổ phần Bestmix, Công ty gạch men Đông Nam Á, Gạch men Asian Bình Dương, Công ty Bê tông Hống Tín - Tam Thăng, Công Ty Cổ phần Gạch Men Cosevco,…
- Quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu polymer/silicat và các hóa chất cơ bản tại Cục Hải quan, Trung Tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Quatest 1, 2, 3…
- Kinh doanh vật liệu polymer/silicat và các hóa chất cơ bản tại các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp tự tạo.
- Giảng dạy chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học tại các trường Đại học, Cao đẳng,...
- Nghiên cứu lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học tại các Viện nghiên cứu, trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành,…
|
-Kỹ sư thiết kế, cải tiến công nghệ thuộc các tập đoàn kinh tế, công nghiệp quốc gia, tư nhân, đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và gia công các vật liệu silicat/polymer.
- Kỹ sư vận hành và quản lý vận hành các hệ thống thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất, gia công, kiểm soát chất lượng nguyên liệu, sản phẩm và nghiên cứu phát triển sản phẩm tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học polymer (nhựa, sơn, cao su, keo dán, giấy, sợi, composite, nano, bán dẫn,…), Kỹ thuật Hóa học silicate (gốm sứ, thủy tinh, xi măng, vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất,…) hoặc lĩnh vực hóa chất cơ bản (giấy, mực in, chất tẩy rửa, mỹ phẩm,...) tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng, Công ty Cổ phần nhựa Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải, Công ty Giày Hữu Nghị Đà Nẵng, Công ty Sơn Nippon Việt Nam, Công ty cổ phần Bestmix, Công ty gạch men Đông Nam Á, Gạch men Asian Bình Dương, Công ty Bê tông Hống Tín - Tam Thăng, Công Ty Cổ phần Gạch Men Cosevco,…
- Quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu polymer/silicat và các hóa chất cơ bản tại Cục Hải quan, Trung Tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Quatest 1, 2, 3…
- Kinh doanh vật liệu polymer/silicat và các hóa chất cơ bản tại các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp tự tạo.
- Giảng dạy chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học tại các trường Đại học, Cao đẳng,...
- Nghiên cứu lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học tại các Viện nghiên cứu, trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành,…
|
Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư ngành Kỹ thuật Hóa học sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao.
Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành KTHH có việc làm rất cao, phần lớn sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay sau khi ra trường do nhu cầu lớn của xã hội và đặc biệt là nhờ sự hỗ trợ của các thế hệ cựu sinh viên có mặt trên khắp mọi miền đất nước luôn cung cấp thông cơ hội việc làm của ngành KTHH.
Bảng thống kê tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp ngành KTHH năm 2019, 2020:
Thời gian có việc làm
|
2020
|
2019
|
Sau 6 tháng tốt nghiệp
|
92.5%
|
93.88%
|
Sau 01 năm tốt nghiệp
|
100%
|
97.96%
|
4. Phòng thí nghiệm:
Dự án “Xây dựng phòng thí nghiệm Tăng cường năng lực nghiên cứu” ngành Kỹ thuật Hóa học tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng được triển khai và đi vào hoạt động từ năm 2011 đảm bảo cho các hoạt động Đào tạo và Nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên và học viên cao học ngành Kỹ thuật Hóa học. Các giảng viên ngành Kỹ thuật Hóa học đã và đang chủ trì, tham gia hàng chục đề tài nghiên cứu các cấp Nhà nước, Bộ, thành phố, cơ sở…với các hướng nghiên cứu về vật liệu polymer (Nhựa, cao su, sơn, keo dán, composite, sợi, giấy, vật liệu nano…) và vật liệu silicat (Thủy tinh, gốm sứ, vật liệu chịu lửa, xi măng, bê tông,…).
Dưới đây là hình ảnh một số thiết bị tại phòng thí nghiệm Kỹ thuật Hóa học:
Hình 1: Thiết bị thử kéo, nén và uốn 50 kN (Đo vật liệu nhựa, composite, cao su) (Model: Table-Top AG-X, Hãng SX: Shimadzu, Nhật)
Hình 2: Thiết bị thử nghiệm va đập (Đo vật liệu nhựa, composite) (Model: HIT 50P, Hãng SX: Zwick, Đức)
Hình 3: Thiết bị ép đùn Rheomex CEW100 QC, Haake (Tạo compound) (Hãng SX: Thermo Haake GmbH, Model: PolyLab)
Hình 4: Thiết bị ép phun MINIJET (Tạo mẫu nhựa, composite) (Hãng SX: Thermo Haake GmbH, Model: PolyLab & MiniJet II)
Hình 5: Máy đồng nhất siêu âm (Ultrasonic Processor)
Hình 6: Máy đo độ nhớt (Brookfield viscometer)
Hình 7: Nồi nấu nhựa
Hình 8: Máy phân tán đĩa tốc độ cao để phân tán sơn (Trái) và Bộ phun sơn mini để gia công màng sơn (Phải)
Hình 9: Máy cắt tạo hạt nhựa
Một số hình ảnh hoạt động của sinh viên tại phòng thí nghiệm Kỹ thuật Hóa học: