DHBK

Hội thảo "Ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam – Cơ hội & thách thức”

19/10/2018 09:27

Ngày 12/10/2018, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng phối hợp với chi hội Dầu khí Quảng Ngãi, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn tổ chức hội thảo "Ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam – Cơ hội & thách thức” tại tòa nhà Smart Building, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng.

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh Tập đoàn dầu khí, Bộ Công thương và các cơ quan liên quan đang sơ kết 3 năm thực hiện nghị quyết 41 của Bộ Chính trị, đồng thời Tập đoàn dầu khí cũng đang kiến nghị các cơ quan Nhà nước ban hành hệ thống văn bản pháp đầy đủ, điều chỉnh một số Luật cho phù hợp với đặc thù hoạt động Dầu khí để tạo điều kiện cho ngành tiếp tục phát triển.

Hội thảo có sự tham gia của Hội dầu khí Việt Nam: Ông Ngô Thường San, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, Ông Hoàng Xuân Hùng, Phó Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam và các thành viên khác; Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn: Ông Hà Đổng, Thành viên HĐQT, Ông Nguyễn Văn Hội, Ủy viên BTV Hội Dầu khí Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Nhà máy, Chủ tịch Chi hội Dầu khí Quảng Ngãi, Ông Nghiêm Đức Dương, Phó Tổng Giám đốc kiêm Trưởng Ban QLDA Nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất; Ông Mai Tuấn Đạt, Phó Giám đốc Nhà máy kiêm Trưởng Ban Kiểm tra thiết bị, Phó Chủ tịch thường trực Chi hội Dầu khí Quảng Ngãi và các thành viên khác; Viện dầu khí Viện Nam: Ông Nguyễn Anh Đức, Viện trưởng và các thành viên khác; Công ty cổ phần phân bón dầu khí Việt Nam: Ông Bùi Minh Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty; Công ty TNHH hóa dầu Long Sơn: Ông JIRAPOL KOSOLWADHANA, Giám đốc Hành chính - Nhân sự Công ty; Trường đại học dầu khí (PVU): Ông Phan Minh Quốc Bình, Hiệu trưởng Nhà trường; Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng (DUT): Ông Phan Minh Đức, Phó Hiệu trưởng Nhà trường. Ngoài ra, còn có sự tham dự của các chuyên viên đến từ Ban Khí và Chế biến Dầu khí và Ban Công nghệ và An toàn môi trường thuộc Tập đoàn dầu khí; các thầy cô giáo đến từ các trường đại học PVU và DUT.


Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Ngô Thường San mong muốn các nhà khoa học, nhà chuyên môn và lãnh đạo các doanh nghiệp dầu khí nói thẳng vào sự thật: Công nghiệp lọc – hóa dầu Việt Nam đang khó gì, vướng gì, giải pháp ra sao?


Chủ tịch Hội dầu khí Việt Nam phát biểu khai mạc

Đại diện Trường Đại học Bách khoa, TS. Phan Minh Đức, Phó Hiệu Trưởng nhà trường nhiệt liệt chào mừng các đại biểu đến từ các công ty doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp lọc hóa dầu về tham dự Hội thảo. Trường đại học Bách khoa - ĐHĐN tự hào là 1 trong những đơn vị đào tạo nhân lực hàng đầu trong cả nước, đã và đang cung cấp kỹ sư công nghệ chủ chốt cho các nhà máy lọc hóa dầu.


Đại diện Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng phát biểu

Hội thảo với 5 bài tham luận đến từ các doanh nghiệp hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực lọc hóa dầu. Các nội dung trình bày về hiện trạng hiện nay, yêu cầu phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt nam trong tương lai, xác định các cơ hội và thách thức phải vượt qua, đề xuất các chính sách cần thiết để phát triển lĩnh vực này của từng doanh nghiệp. Ngoài ra, trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng cũng tham gia báo cáo với bài tham luận về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dầu khí của Trường.

Báo cáo của Viện Dầu khí Việt Nam thể hiện bức tranh tổng thể về công nghệ lọc hóa dầu Việt Nam với các nhà máy đã và chuẩn bị vận hành;  Phân tích định hướng phát triển theo 3 yếu tố chính: Nhu cầu thị trường(nguyên liệu/sản phẩm); Xu hướng phát triển và hiệu quả kinh tế. Viện dầu khí chỉ ra rằng: Ngành hóa dầu cần tập trung phát triển lĩnh vực hóa dầu (đặc biệt hóa dầu từ dầu thô/ hóa dầu từ khí thiên nhiên), ưu tiên tích hợp với các nhà máy hiện hữu để tận dụng thế mạnh về cơ sở hạ tầng sẵn có, nguồn nguyên liệu từ các sản phẩm của nhà máy lọc hóa dầu hiện hữu,...;  Tập đoàn dầu khí và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng cường sản xuất các sản phẩm hóa dầu nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước của các ngành chế tạo ô tô, xây dựng và điện – điện tử….


Đại diện VPI trình bày tham luận

Báo cáo của Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) nêu bật 1 số thách thức hiện tại của nhà máy lọc dầu(NMLD) Dung Quất là nguồn dầu thô ngọt trong nước đang suy giảm dần về sản lượng và chất lượng; NMLD Nghi Sơn được ưu đãi hơn về cơ chế chính sách so với NMLD Dung Quất.; thiếu sự ổn định về cơ chế chính sách, tiềm ẩn những nguy cơ gây bất lợi cho hoạt động SXKD của BSR.  Bên cạnh đó, BSR cũng có cơ hội nhất định  là đội ngũ nhân sự vận hành, bảo dưỡng đã có tích lũy kinh nghiệm gần 10 năm vận hành NMLD Dung Quất nên có thể cung cấp nhân sự cho các dự án, nhà máy lọc hóa dầu trong và ngoài nước, cụ thể là đã hỗ trợ NSRP trong giai đoạn chạy thử nhà máy.


Đại diện BSR trình bay tình hình sản xuất kinh doanh Công ty

Trong khi đó, thách thức của Nhà máy Đạm Cà Mau hiện nay là nguồn khí và giá khí không đáp ứng như thiết kế  khả thi ban đầu (giá khí 3,2 usd/triệu BTU); do đó, nhà nước cần có các chính sách giá khí phù hợp để đảm bảo hiệu quả dự án.

Tham luận đến từ Công ty lọc hóa dầu Nghi Sơn  trình bày tiến độ chạy thử của các cụm công nghệ và công tác chuẩn bị vận hành thương mại. Vấn đề tồn tại hiện nay là một phần sản phẩm xăng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn Euro 3, không đạt cam kết như ban đầu là Euro 4 , Công ty hóa dầu Long Sơn, chia sẽ các thông tin về dự án; các gói thầu công nghệ đã triển khai và trong thời gian tới, khi nhà máy đi vào vận hành chính thức, khoảng 80% nhân sự  tuyển dụng người Việt và 20%  là chuyên gia Thái Lan hay nước ngoài.


Đại diện Công ty hóa dâu Long Sơn báo cáo

Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Đình Lâm, Trưởng phòng KHCN&HTQT cũng trình bày các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực vật liệu, xúc tác, năng lượng xanh và mô phỏng - tối ưu hóa quá trình công nghệ hóa học. Nhà trường đã có các nhiều hợp tác với các trường Đại học nước ngoài và các viện nghiên cứu trong nước trong các  lĩnh vực nói trên; tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có triển khai nghiên cứu với các doanh nghiệp dầu khí. Đó vẫn là một trong thách thức lức của việc NCHK tại trường đại học.

Sau các tham luận là ý kiến thảo luận, đóng góp của các đại biểu, đặc biệt là các phát biểu tâm huyết của các thành viên đến từ hội dầu khí; là những người đã có thâm niên và kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực khâu sau của ngành dầu khí như ông Bì Văn Tứ, ông Hồ Sỹ Thoảng…

Kết luận hội thảo, Chủ tịch Hội dầu khí Việt Nam nêu ra 3 vấn đề chinh: thứ nhất là tiềm năng về công nghiệp hóa dầu đang rất lớn; Tuy nhiên, sự phát triển hiện tại của công nghiệp hóa dầu chưa xứng tầm do thiếu cơ chế và thiếu vốn đầu tư. Nhà nước cần có chính sách và chiến lược phát triển lĩnh vực. Thứ hai là, các doanh nghiệp dầu khí cần quan tâm đến việc cân bằng phát triển năng lượng sinh học, bên cạnh các nguồn năng lượng hóa thạch để theo kịp xu hướng phát triển năng lượng sạch trên thế giới và đảm bảo phát triển bền vừng; Thứ ba là doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các viện nghiên cứu, trường đại học để có thực hiện các nghiên cứu ứng dụng để tăng hiệu quả sản xuất.


Đoàn Chủ tịch và Thư ký Hội thảo

Một số hình ảnh khác của hội thảo: