DHBK

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH NGÀNH KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP

13/03/2019 16:08

Mã ngành: 7520118

 HỆ KỸ SƯ

A. THÔNG TIN TỔNG QUÁT

  1. Tên chương trình đào tạo (tên tiếng Anh):

Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp

(Industrial and System Engineering)

  1. Trình độ đào tạo:

Chuyên sâu đặc thù tích hợp Cử nhân - Kỹ sư

  1. Mã ngành đào tạo:

7520118

  1. Đối tượng tuyển sinh:

Thí sinh tốt nghiệp THPT và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Trường Đại học Bách khoa ở mỗi năm tuyển sinh.

  1. Thời gian đào tạo:

5 – 5,5 năm

  1. Loại hình đào tạo:

Chính quy

  1. Số tín chỉ yêu cầu:

180 tín chỉ

  1. Thang điểm:

Thang 4

  1. Điều kiện tốt nghiệp:

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Trường Đại học Bách khoa về đào tạo đại học theo hình thức tín chỉ 

  1. Văn bằng tốt nghiệp:

Bằng Cử nhân và Bằng Kỹ sư

  1. Vị trí làm việc:

Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù tích hợp Cử nhân - Kỹ sư ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp phù hợp với các vị trí công việc:

  • Kỹ sư kế hoạch (hoạch định kế hoạch sản xuất, kế hoạch hoạt động cho đơn vị);
  •  Kỹ sư chất lượng (kiểm tra sản phẩm, kiểm, soát hoạt động để bảo đảm chất lượng);
  •  Kỹ sư năng suất (phân tích hoạt động để nâng cao năng suất dây chuyền sản xuất)
  •  Kỹ sư dự án (hoạch định hoạt động của dự án, theo dõi tiến độ dự án)
  •  Kỹ sư cung ứng vật tư (tính toán nhu cầu vật tư để thu mua);
  •  Kỹ sư kho vận (nhận và lưu kho sao cho an toàn, hiệu quả);
  •  Kỹ sư ISO (trợ giúp thiết lập và duy trì hoạt động của hệ thống chất lượng ISO 9001);
  •  Kỹ sư logistics (quản lý việc nhận và giao hàng để tiết kiệm chi phí vận chuyển)
  1. Khả năng nâng cao trình độ:

Sinh viên tốt nghiệp chương trình này có thể dự tuyển chương trình đào tạo thạc sỹ cùng ngành và các ngành gần

I. Mục tiêu đào tạo

1. Mục tiêu chung

          Mục tiêu chung của chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, để phát hiện, đề xuất và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành; năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ trong thiết kế, phát triển, điều hành - quản lý, cải thiện và tái thiết kế các hệ thống công nghiệp, có khả năng học tập suốt đời, có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có sức khoẻ, có ý thức phục vụ cộng đồng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng đào tạo người học tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù tích hợp Cử nhân - Kỹ sư ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp:

  1. Có kiến thức chuyên môn toàn diện về tối ưu hóa, quản lý hệ thống sản xuất và dịch vụ, kinh tế, kỹ thuật, có kiến thức khoa học kỹ thuật liên ngành nhằm phân tích, đánh giá, thiết kế, triển khai và vận hành hệ thống hiệu quả.
  2. Có kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu những kỹ thuật, công cụ và phần mềm cần thiết phục vụ cho công việc.
  3. Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, có khả năng làm việc nhóm; có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề và đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia thuộc lĩnh vực hệ thống công nghiệp.

II. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo:

Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù tích hợp Cử nhân - Kỹ sư Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam:

  1. Có khả năng áp dụng kiến thức về Toán, khoa học và kỹ thuật nhằm phân tích, thiết kế và giải quyết các vấn đề kỹ thuật, công nghệ, sản phẩm, quy trình, hệ thống, đáp ứng các tiêu chuẩn và các yêu cầu về sức khỏe, an toàn, môi trường, kinh tế - xã hội.
  2. Có khả năng Thiết kế hệ thống công nghiệp đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và các ràng buộc về kinh tế, môi trường và xã hội
  3. Có khả năng quản lý- điều hành, kiểm tra và đánh giá hệ thống để duy trì hoạt động có hiệu quả và phục vụ cho công tác cải tiến, tối ưu hóa hệ thống.
  4. Có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học
  5. Có khả năng tư duy phản biện, sáng tạo, tư duy khởi nghiệp, ứng xử chuyên nghiệp, có đạo đức trách nhiệm nghề nghiệp. Có khả năng thích nghi và tự định hướng nghề nghiệp chuyên sâu.
  6. Có khả năng sử dụng các công cụ, kỹ thuật và kỹ năng phù hợp để giải quyết các vấn đề của người kỹ sư Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
  7. Có khả năng tổ chức, triển khai và làm việc nhóm hiệu quả; có kỹ năng truyền đạt tri thức, sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong lĩnh vực chuyên môn; trong môi trường đa ngành, đa lĩnh vực.
  8. Có trình độ ngoại ngữ TOEIC 600 hoặc tương đương; có kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
  9. Có khả năng hình thành ý tưởng, xây dựng quy trình thiết kế, lập kế hoạch, có khả năng quản lý - điều hành hoạt động nghề nghiệp chuyên sâu phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp, xã hội, môi trường.

Khung chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (Kỹ sư)

 HỆ CỬ NHÂN

A. THÔNG TIN TỔNG QUÁT

  1. Tên chương trình đào tạo (tên tiếng Anh):

Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp

(Industrial and System Engineering)

  1. Trình độ đào tạo:

Đại học

  1. Mã ngành đào tạo:

7520118

  1. Đối tượng tuyển sinh:

Thí sinh tốt nghiệp THPT và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Trường Đại học Bách khoa ở mỗi năm tuyển sinh

  1. Thời gian đào tạo:

4 năm

  1. Loại hình đào tạo:

Chính quy

  1. Số tín chỉ yêu cầu:

130 tín chỉ

  1. Thang điểm:

Thang 4

  1. Điều kiện tốt nghiệp:

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Trường Đại học Bách khoa về đào tạo đại học theo hình thức tín chỉ 

  1. Văn bằng tốt nghiệp:

Bằng Cử nhân

  1. Vị trí làm việc:

Người học tốt nghiệp trình độ đại học (Cử nhân) ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp phù hợp với các vị trí công việc

  1. Khả năng nâng cao trình độ:

Sinh viên tốt nghiệp chương trình này có thể học tiếp chương trình đào tạo chuyên sâu để nhận bằng Kỹ sư hoặc chương trình đào tạo thạc sỹ cùng ngành và các ngành gần.

.B. TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

I. Mục tiêu đào tạo

1. Mục tiêu chung

          Mục tiêu chung của chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, để phát hiện, đề xuất và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành; năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ trong thiết kế, phát triển, điều hành - quản lý, cải thiện và tái thiết kế các hệ thống công nghiệp, có khả năng học tập suốt đời, có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có sức khoẻ, có ý thức phục vụ cộng đồng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

          Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng đào tạo người học tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp:

  1. Có kiến thức chuyên môn toàn diện; nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội nhằm phân tích, đánh giá, thiết kế, triển khai và vận hành hệ thống hiệu quả.
  2. Có kỹ năng thực hành cơ bản những kỹ thuật, công cụ và phần mềm cần thiết phục vụ cho công việc.
  3. Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng làm việc nhóm; có năng lực giải quyết những vấn đề công nghệ, kỹ thuật thuộc lĩnh vực hệ thống công nghiệp.

II. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo:

Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam:

  1. Có khả năng áp dụng kiến thức về Toán, khoa học và kỹ thuật để  giải quyết các vấn đề kỹ thuật về công nghệ, sản phẩm, quy trình, hệ thống công nghiệp
  2. Có khả năng Thiết kế hệ thống công nghiệp đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và các ràng buộc về kinh tế, môi trường và xã hội
  3. Có khả năng Điều hành, kiểm tra và đánh giá hệ thống công nghiệp để duy trì hoạt động có hiệu quả và phục vụ cho công tác cải tiến, tối ưu hóa hệ thống
  4. Có khả năng tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy khởi nghiệp, ứng xử chuyên nghiệp, có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp.
  5. Có khả năng sử dụng các công cụ, kỹ thuật để tiến hành thực nghiệm, thu thập, phân tích dữ liệu và thiết kế hệ thống công nghiệp.
  6. Có khả năng tổ chức, triển khai và làm việc nhóm hiệu quả; có khả năng giao tiếp hiệu quả và sử dụng ngoại ngữ trong lĩnh vực chuyên môn.
  7. Có trình độ ngoại ngữ TOEIC 450 hoặc tương đương; có kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.
  8. Có khả năng hình thành ý tưởng, xây dựng quy trình thiết kế, lập kế hoạch, quản lý điều hành hoạt động chuyên môn phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp, xã hội, môi trường.


Khung chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (Cử nhân)
 

Thông tin tuyển sinh ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp năm 2021 xem tại đây