DHBK

Kỹ sư Kỹ thuật tàu thủy

28/04/2017 13:51

1. CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Tàu thủy được thiết kế nhằm đào tạo các kỹ sư tàu thủy (Thiết kế, đóng mới, sửa chữa tàu thủy) đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có kiến thức vững chắc về khoa học cơ bản, khoa học tính toán, kiến thức cơ sở ngành hiện đại, kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực thiết kế, công nghệ đóng mới, công nghệ sửa chữa tàu thủy và công trình nổi khác như giàn khoan dầu khí, ụ nổi.
- Có năng lực phân tích, đánh giá các vấn đề kỹ thuật; xử lý, giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến Cơ khí nói chung và Kỹ thuật tàu thủy nói riêng.
- Có kỹ năng trình bày, diễn đạt những vấn đề chuyên môn, xã hội …. thông qua thi vấn đáp, báo cáo tiểu luận, báo cáo bài tập lớn, trình bày đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp hay báo cáo thuyết trình chuyên môn.
- Có khả năng quản lý, tổ chức, làm việc nhóm thông qua việc thực hiện các nhóm chuyên đề, nghiên cứu khoa học…
- Có  kiến thức ngoại ngữ tương đương TOEIC  400 hoặc DELF A2
- Có ý thức trách nhiệm công dân, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.


Sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy tham gia cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT TÀU THỦY CHI TIẾT:

Khung chương trình Cử nhân Kỹ thuật tàu thủy

Khung chương trình Kỹ sư Kỹ thuật tàu thủy

2. CHUẨN ĐẦU RA

- Tiếp cận về kiến thức, công nghệ và kỹ năng sử dụng các thiết bị hiện đại liên quan đến Cơ khí nói chung và Kỹ thuật tàu thủy nói riêng.
- Ứng dụng các kiến thức về Khoa học cơ bản, kiến thức chuyên môn khi nghiên cứu trong lĩnh vực tàu thủy.
- Phân tích, xử lý số liệu và áp dụng kết quả thực nghiệm trong thiết kế, đóng mới tàu biển và khai thác thiết bị tàu thủy.
- Áp dụng kiến thức cơ sở và chuyên ngành trong việc thiết kế kỹ thuật, công nghệ, thi công chế tạo tàu thông dụng và chuyên dụng.
- Phối hợp và tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả.
- Phân tích, tổng hợp và giải quyết những vấn đề về kỹ thuật thuộc chuyên môn thiết kế, đóng mới, bảo trì tàu thủy.
- Làm việc độc lập như một chuyên gia kỹ thuật.
- Tự bồi dưỡng, họctập sau đại học trong và ngoài nước.
- Có những kiến thức tổng quát về xã hội và môi trường.
- Có năng lực sử dụng các phần mềm chuyên dùng của ngành cơ khí và thiết kế đóng mới tàu thủy như Autoship; Shipconstructor, Ansys..
- Có trình độ ngoại ngữ tương đương TOEIC 400 hoặc DELF A2 và thành thạo tiếng Anh chuyên ngành..

3. CƠ HỘI VIỆC LÀM

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Tàu thủy sẽ có nhiều cơ hội làm việc lĩnh vực Kĩ thuật tàu thủy và công trình nổi nói riêng và lĩnh vực cơ khí nói chung. Những cơ hội việc làm điển hình như sau:

- Quản đốc, kỹ sư công nghệ, chuyên gia kĩ thuật trong các công ty, nhà máy chế tạo, đóng mới – sửa chữa tàu thủy và công trình nổi trong nước, công ty liên doanh và công ty đóng tàu của nước ngoài đặt tại Việt Nam như:
- Công ty đóng tàu Sông Thu; Công ty đóng tàu Dung Quất; Công ty đóng tàu Sơn Hải; Xí nghiệp X50; Công ty đóng tàu Hạ Long; Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu; Công ty Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn; Công ty đóng tàu và công nghiệp hàng hải Sài Gòn; Công ty cổ phần chế tạo giàn khoan dầu khí…
- Công ty liên doanh Damen-Sông Cấm; Liên doanh Huyndai-Vinashin;
- SAIGON SHIPYARD CO., LTD.; VARD VUNG TAU LTD.; SAIGON OFFSHORE FABRICATION AND ENGINEERING LTD.;


Các cựu sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy làm việc tại Nhà máy đóng tàu VARD

- Kỹ sư thiết kế trong các Trung tâm; Công ty và Viện thiết kế tàu thủy như:
  + Công ty TNHH Tư vấn và Thiết kế Tàu thuỷ DELTA; Công ty Thiết kế và Dịch vụ kỹ thuật tàu thủy Việt Hàn; Công ty TƯ VẤN THIẾT KẾ TÀU THỦY;
  + Công ty TNHH MTV thiết kế và đóng tàu MIỀN NAM; Viện khoa học công nghệ tàu thủy
  + Công ty PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TÀU THỦY; Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết Kế Dầu Khí Vũng Tàu…

- Đăng kiểm viên trong các tổ chức đăng kiểm trong và ngoài nước như:
  + Cục đăng kiểm Việt Nam; Chi cục Đăng kiểm 1, 2, 3, 4…13; chi cục đăng kiểm Hải Hưng; chi cục đăng kiểm số 15; chi cục đăng kiểm An Giang…
  + Các tổ chức đăng kiểm tàu cá thuộc chi cục khai tác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các Tỉnh ven biển như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An…
  + Các tổ chức đăng kiểm nước ngoài như: Lloyd’s Register; ClassNK; Det Norske Veritas Register;…

- Kỹ sư, nhân viên kỹ thuật trong các đơn vị liên quan như: Công ty bảo hiểm (lĩnh vực bảo hiểm tàu thủy); công ty vận tải đường biển (quản lý kĩ thuật, khai thác tàu); cảng vụ hàng hải (quản lý kĩ thuật đội tàu của cảng vụ; kiểm tra, đo đạc kĩ thuật tàu ra vào cảng…)
- Cán bộ giảng dạy các môn chuyên ngành Kĩ thuật Tàu thủy trong các trường Đại học, Cao đẳng, Cao đẳng nghề, Trung học chuyên nghiệp
- Tự thành lập công ty thiết kế, chế tạo tàu thủy và phương tiện nổi
- Những cơ hội việc làm khác trong lĩnh vực chế tạo cơ khí
- Tiếp tục học Cao học, Tiến sĩ, nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực kĩ thuật tàu thủy.


Các cựu sinh viên ngành Kỹ thuật tàu thủy làm việc tại Công ty Karmsund Maritime VietNam

4. CÁC LỢI THẾ

Chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy thuộc Khoa Cơ khí Giao thông – Khoa có truyền thống đào tạo đại học gần 40 năm với một đội ngũ giảng viên có trình độ cao, nhiệt huyết và giàukinh nghiệm giảng dạy; hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị thí nghiệm hiện đại, quan hệ trong nước và quốc tế sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Do đó, sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Tàu thủy nói riêng và Khoa Cơ khí Giao thông nói chung sẽ có những lợi thế sau:

- Được theo học một chương trình học thiết kế hợp lý, phù hợp với nhiều vị trí công việc trong nhiều lĩnh vực thiết kế, chế tạo, sửa chữa, khai thác, kiểm tra – kiểm định tàu thủy và phương tiện nổi nói riêng và lĩnh vực cơ khí nói chung.
- Được thực hành, thí nghiệm trên những Phòng thí nghiệm, thiết bị hiện đại: Phòng thí nghiệm động cơ AVL (Cộng hòa Áo), Phòng thí nghiệm Máy nén FUNGSHEN, Hệ thống thí nghiệm chuyên dụng cho kỹ thuật tàu thủy.


Các thiết bị thí nghiệm tàu thủy


Một số thiết bị thí nghiệm tàu thủy

- Được tham gia thực tập tại xưởng của khoa và trong các Công ty, nhà máy chế tạo, đóng – sửa chữa tàu thủy và công trình nổi hiện đại như:  Công ty đóng tàu Sông Thu, Nhà máy đóng tàu Hải Sơn (X-50), Công ty cổ phần chế tạo giàn khoan dầu khí, Saigon ShipYard; Vard Vung Tau; Công ty đóng tàu Dung Quất, Huyndai-Vinashin…; các tổ chức đăng kiểm.


Sinh viên thực tập chế tạo mô hình tàu vỏ thép


Sinh viên thực tập tại Công ty đóng tàu Sông Thu, Đà Nẵng

- Được tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên đầy sáng tạo và hữu ích, góp phần củng cố kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cũng như nâng cao tay nghề cho sinh viên.20140916_164508


Sinh viên thực hiện đề tài: “Thiết kế và chế tạo mô hình tàu hai thân bằng vật liệu Composite và chạy bằng năng lượng mặt trời”

- Có nhiều cơ hội để nhận được sự tài trợ, học bổng như: Học bổng của Bộ giáo dục, học bổng-tài trợ từ các doanh nghiệp (TOYOTA, HONDA, THACO…); học bổng khuyến học Khoa Cơ khí Giao thông…
- Có nhiều cơ hội để tiếp tục học sau đại học tại các cơ sở đào tạo nước ngoài có liên kết: Trường đại học Ulsan (Hàn Quốc), Đại học Phủ Osaka (Nhật Bản), Đại học Nantes (Cộng hòa Pháp)…


GS. M. Ikeda từ Đại học Phủ Osaka, Nhật Bản sang thăm và làm việc với tập thể Giảng viên khoa Cơ khí Giao thông

Ngoài ra, vì đây là một chương trình đào tạo mới, không chỉ của Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, mà còn của nhiều Trường Đại học ở khu vực Miền Trung, nên chương trình này dành được sự chú ý, đầu tư mạnh mẽ về cơ sơ vật chất, chương trình học tập của Đại học Đà Nẵng. Bên cạnh đó, trong quá trình học sinh viên cũng nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các doanh nghiệp, nhà máy liên quan đến kỹ thuật tàu thủy trong cả nước, cũng như nhận được nhiều cam kết tuyển dụng từ các doanh nghiệp này.