DHBK

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ CƠ KỸ THUẬTNew

25/12/2024 17:19

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ CƠ KỸ THUẬT

A. THÔNG TIN TỔNG QUÁT:

1. Tên chương trình đào tạo (tiếng Việt):

Cơ kỹ thuật

2. Tên chương trình đào tạo (tiếng Anh):

Engineering Mechanics

3. Trình độ đào tạo:

Tiến sĩ

4. Mã ngành đào tạo:

9520101

5. Đối tượng tuyển sinh:

Điều kiện dự tuyển:

  1. Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc có bằng thạc sĩ;
  2. Đáp ứng các điều kiện ở mục D.

6. Thời gian đào tạo:

  • 03 (ba) năm, đối với NCS có bằng thạc sĩ
  • 04 (bốn) năm, đối với NCS có bằng đại học.

7. Số tín chỉ yêu cầu:

  • Tối thiểu 90 tín chỉ đối với NCS có bằng thạc sĩ
  • Tối thiểu 120 tín chỉ đối với NCS có bằng đại học

8. Thang điểm (đối với học phần bổ sung và học phần trình độ tiến sĩ):

Thang điểm 10 làm tròn đến một số lẻ thập phân

9. Công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ:

  • Hoàn thành chương trình đào tạo;
  • Luận án được Hội đồng đánh giá cấp Trường thông qua;
  • Các yêu cầu khác quy định tại Khoản 1,

Điều 30 của Quyết định 405/QĐ-ĐHBK ngày 05/03/2019 về “Quy định đào tạo trình độ

Tiến sĩ tại Trường ĐHBK-ĐHĐN”

10. Vị trí việc làm:

Tiến sĩ ngành Cơ kỹ thuật tốt nghiệp tại Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN có thể làm việc tại các vị trí:

  • Giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng;
  • Nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu; - Chuyên gia trong lĩnh vực tính toán cơ học trong kỹ thuật.

11. Chương trình đào tạo tham khảo:

Chương trình đào tạo tiến sĩ Cơ kỹ thuật trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

B. TRIẾT LÝ GIÁO DỤC, TẦM NHÌN VÀ SỨ MẠNG

I. Triết lý giáo dục

“Tư duy, sáng tạo, nhân ái”

II. Tầm nhìn:

Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng sẽ trở thành một trong những trường đại học hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. 

III. Sứ mạng:

Là nơi đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, công nghệ chất lượng cao và cung cấp các dịch vụ khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.

C. MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

I. Mục tiêu đào tạo (Program Objectives, PO):

  1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Cơ kỹ thuật của Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng nhằm mục tiêu đào tạo những chuyên gia có phẩm chất chính trị, đạo đức; có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng cao trong lĩnh vực Cơ kỹ thuật; có khả năng độc lập nghiên cứu và có khả năng giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn của kỹ thuật liên quan đến cơ học; có khả năng học tập suốt đời và có ý thức phục vụ cộng đồng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

  1. Mục tiêu cụ thể
    • Có kiến thức thực tế và lý thuyết tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu về ngành Cơ kỹ thuật;
    • Có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển và truyền đạt tri thức mới, phát hiện nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội;
    • Có khả năng giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.
  1. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (Program Learning Outcomes, PLO)

Nghiên cứu sinh tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Cơ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng, có khả năng:

    1. Phát hiện, thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin từ lý thuyết và thực tiễn để sáng tạo tri thức mới nhằm giải quyết các vấn đề nghiên cứu chuyên sâu của ngành Cơ kỹ thuật đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn, môi trường và các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
    2. Truyền đạt, phổ biến tri thức mới thông qua công bố các công trình nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành trong nước, quốc tế.
    3. Nghiên cứu độc lập, làm việc nhóm, tham gia quản lý nhóm nghiên cứu và thiết lập mạng lưới hợp tác nghiên cứu khoa học trong nước, quốc tế.
    4. Tham gia thảo luận, trình bày và đánh giá các nghiên cứu tại các hội nghị nghiên cứu khoa học trong nước, quốc tế.
  1. Quan hệ giữa mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Mục tiêu đào tạo (PO)

Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (PLO)

1

2

3

4

1

x

x

 

x

2

x

x

x

x

3

x

 

x

x

D. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI DỰ TUYỂN

Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Cơ kỹ thuật phải đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Quy định về văn bằng, ngành học

Người dự tuyển đã có bằng thạc sĩ/đại học với ngành/chuyên ngành tốt nghiệp thuộc danh mục ngành phù hợp quy định trong Bảng 1 và Bảng 2.

Bảng 1: Danh mục ngành phù hợp của CTĐT

STT

Mã ngành

Tên ngành

Ghi chú

1.

8520101

Cơ kỹ thuật

 

2.

8520103

Kỹ thuật cơ khí

 

3.

8520114

Kỹ thuật Cơ điện tử

 

4.

8520116

Kỹ thuật Cơ khí động lực

 

5.

8520120

Kỹ thuật hàng không

 

6.

8520122

Kỹ thuật tàu thủy

 

7.

8520130

Kỹ thuật ôtô

 

8.

8580201

Kỹ thuật xây dựng

 

9.

8580202

Kỹ thuật xây dựng công trình thủy

 

10.

8580205

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

 

11.

 

Bổ sung kỹ thuật cơ sở hạ tầng, Công nghệ chế tạo máy, SPKT CN, Ngành khoa học tính toán,

 

Bảng 2: Danh mục ngành gần phù hợp của CTĐT

STT

Mã ngành

Tên ngành

Ghi chú

1.

8520118

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

 

2.

8520115

Kỹ thuật Nhiệt

 

3.

8520117

Kỹ thuật Công nghiệp

 

4.

8520309

Kỹ thuật Vật liệu

 

Danh mục ngành phù hợp có thể được điều chỉnh hằng năm do Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa quyết định theo đề nghị của Hội đồng Khoa phụ trách chương trình đào tạo.

Việc đánh giá ngành phù hợp đối với thí sinh dự tuyển dựa trên chương trình đào tạo thạc sĩ/đại học mà đối tượng dự tuyển đã tốt nghiệp. Thí sinh nộp bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp và bảng điểm để Hội đồng Khoa xem xét trình Hiệu trưởng quyết định.

  1. Điều kiện dự tuyển

Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:

    1. Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ.
    2. Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện (có chỉ số ISSN) trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
    3. Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau:
    1. Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;
    2. Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của

Việt Nam cấp;

    1. Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển;
    2. Người dự tuyển đáp ứng quy định tại Điểm a Khoản này khi ngôn ngữ sử dụng trong thời gian học tập không phải là tiếng Anh; hoặc đáp ứng quy định tại Điểm b Khoản này khi có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài không phải là tiếng Anh; hoặc có các chứng chỉ tiếng nước ngoài khác tiếng Anh ở trình độ tương đương (quy định tại Phụ lục II Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/06/2021) theo quy định tại điểm c khoản này do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển thì phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn (có thể diễn đạt những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những  vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh);
    1. Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định cụ thể của Trường Đại học Bách khoa.
    2. Đạt đủ điều kiện về kinh nghiệm quản lý và thâm niên công tác theo yêu cầu cụ thể theo quy định cụ thể của Trường Đại học Bách khoa.
  1. Hồ sơ dự tuyển:

Hồ sơ dự tuyển bao gồm:

    1. Đơn xin dự tuyển;
    2. Lý lịch khoa học;
    3. Bản sao văn bằng, chứng chỉ có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp);
    4. Minh chứng kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và thâm niên công tác (nếu có);5) Đề cương nghiên cứu;
    1. Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu;
    2. Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức);
    3. Các tài liệu liên quan khác theo yêu cầu của Trường (trong trường hợp cần bổ sung minh chứng).
  1. Phân loại đối tượng tuyển chọn

Những quy định sau đây về phân loại đối tượng dự tuyển vào học chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Cơ kỹ thuật tại Trường Đại học Bách khoa được áp dụng cho công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam:

    1. Những thạc sĩ ngành phù hợp, có thành tích khoa học đủ tiêu chuẩn làm NCS. Đây là đối tượng không phải tham gia học các học phần bổ sung, gọi tắt là đối tượng A1.
    2. Những người tốt nghiệp đại học chính quy ngành phù hợp tốt nghiệp loại Giỏi trở lên, có thành tích khoa học đủ tiêu chuẩn làm NCS. Đây là đối tượng phải tham gia học các học phần bổ sung, gọi tắt là đối tượng A2.
    3. Những thạc sĩ ngành gần phù hợp có thành tích khoa học đủ tiêu chuẩn làm NCS, hoặc những NCS ngành gần phù hợp có nguyện vọng chuyển sang học chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Cơ kỹ thuật. Đây là đối tượng phải tham gia học các học phần bổ sung theo yêu cầu, gọi tắt là đối tượng A3.
    4. Những thạc sĩ ngành phù hợp nhưng tốt nghiệp trên 5 năm hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp. Đây là đối tượng có thể phải tham gia học các học phần bổ sung theo yêu cầu, gọi tắt là đối tượng A4.

E. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  1. Cấu trúc chương trình đào tạo

CTĐT tiến sĩ ngành Cơ kỹ thuật có khối lượng học tập tối thiểu 90 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp thạc sĩ và tối thiểu 120 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học.

Bảng 3. Cấu trúc chương trình đào tạo

Phần

Nội dung đào tạo

 

Khối lượng (tín chỉ)

 

Đối tượng A1

Đối tượng A2

Đối tượng A3

Đối tượng A4

1

Học phần bổ sung

0

30

6

6

2

Học phần tiến sĩ

 

20

 

2.1

Tiểu luận tổng quan (bắt buộc)

 

2

 

2.2

Chuyên đề tiến sĩ (bắt buộc)

 

6 (2-3 chuyên đề)

 

2.3

Đạo đức khoa học và công bố quốc tế

 

2

 

2.3

Các học phần bắt buộc và tự chọn khác

 

12

 

3

Luận án tiến sĩ

 

70 tín chỉ

 

  1. Các học phần bổ sung:

Các học phần bổ sung nhằm hỗ trợ nghiên cứu sinh có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn để thực hiện đề tài nghiên cứu.

    • Đối với NCS đã có bằng thạc sĩ ngành phù hợp (đối tượng A1): không phải học bổ sung.
    • Đối với NCS chưa có bằng thạc sĩ (đối tượng A2): phải thực hiện các học phần bổ sung được quy định trong chương trình thạc sĩ ngành Kỹ thuật Cơ khí (đối với đề tài của NCS liên quan về lĩnh vực Cơ khí) và chương trình thạc sĩ ngành Kỹ thuật Xây dựng (đối với đề tài của NCS liên quan về lĩnh vực Xây dựng) tại Trường Đại học Bách khoa có khối lượng kiến thức tối thiểu 30 tín chỉ, trừ các học phần ngoại ngữ và luận văn (Bảng 2).
    • Đối với NCS đã có bằng thạc sĩ ngành gần phù hợp (đối tượng A3): NCS học bổ sung các học phần thuộc phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành ở trình độ thạc sĩ, đảm bảo số tín chỉ tối thiểu trong Bảng 1. Ngoài ra, Khoa (Bộ môn) và người hướng dẫn khoa học của NCS có thể xác định thêm các học phần cần thiết cho NCS theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu.
    • Đối với NCS đã có bằng thạc sĩ ngành phù hợp nhưng tốt nghiệp trên 5 năm hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp (đối tượng A4): căn cứ vào chương trình đào tạo của Trường,

Khoa (Bộ môn) và người hướng dẫn khoa học của NCS xác định các học phần cần thiết cho NCS theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu. Nếu không có học phần nào cần thiết, có thể không cần học bổ sung.

Ngoài các học phần bắt buộc theo kế hoạch học tập đã được phê duyệt từ đầu khóa, NCS có thể đăng ký học thêm các môn ở trình độ thạc sĩ theo nhu cầu cá nhân để phục vụ quá trình nghiên cứu và viết luận án (Bảng 4). NCS chủ động đăng ký và theo học tập trung cùng các lớp đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng (chỉ học không tập trung nếu học phần bổ sung trùng thời gian với các môn ở học phần tiến sĩ).

Bảng 4: Danh mục các học phần bổ sung

STT

Tên Môn học

Số TC

Bắt buộc

Tự chọn

1.

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

x

 

2.

Phương pháp phần tử hữu hạn

3

x

 

3.

Phương pháp số và tối ưu hóa

3

x

 

4.

Lý thuyết đàn hồi

3

 

 

5.

Cơ học phá hủy

3

 

x

6.

Học máy và ứng dụng trong Cơ kỹ thuật

3

 

x

7.

Dao động kỹ thuật

3

 

x

8.

Phần mềm mô phỏng hiện đại

3

 

x

9.

Cơ học đất

3

 

x

10.

Động lực học máy

3

 

x

11.

Ổn định công trình

3

 

x

12.

Lý thuyết dẻo

3

 

x

13.

Cơ học môi trường liên tục

3

 

x

14.

Ma sát học và mài mòn

3

 

x

 

Tổng

30

21

9

  1. Các học phần ở trình độ tiến sĩ

Các học phần ở trình độ tiến sĩ (bao gồm các học phần bắt buộc và tự chọn) nhằm nâng cao trình độ lý luận chuyên ngành, phương pháp nghiên cứu và khả năng ứng dụng các phương pháp nghiên cứu, bao gồm: Tiểu luận tổng quan, các chuyên đề tiến sĩ và các học phần bắt buộc và tự chọn khác.

  1. Tiểu luận tổng quan:

Tiểu luận tổng quan yêu cầu nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu, từ đó rút ra mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tiến sĩ Cơ kỹ thuật

  1. Các chuyên đề tiến sĩ

Các chuyên đề tiến sĩ yêu cầu nghiên cứu sinh nâng cao năng lực nghiên cứu và tự nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ Cơ kỹ thuật

  1. Danh mục các học phần tiến sĩ

Ngoài Tiểu luận tổng quan và các chuyên đề tiến sĩ, NCS phải hoàn thành các học phần tự chọn và bắt buộc ở Bảng 5.

Bảng 5: Danh mục các học phần tiến sĩ

TT

Học phần tiến sĩ

Số TC

Bắt buộc

Tự chọn(**)

1.

English Communication for Scientists

2

x

 

2.

Quản lý dự án nghiên cứu và công bố quốc tế

2

x

 

3.

Phương pháp phần tử hữu hạn nâng cao

2

 

x

4.

Phương pháp số và tối ưu hóa

3

 

x

5.

Trí tuệ nhân tạo trong Cơ kỹ thuật

2

 

x

6.

Dao động kỹ thuật

2

 

x

7.

Lý thuyết dẻo

2

 

x

8.

Động lực học máy

3

 

x

9.

Nền móng, cọc

3

 

x

10.

Ổn định công trình

3

 

x

11.

Cơ học môi trường liên tục

3

 

x

12.

Ma sát học và mài mòn

3

 

x

13.

Quy hoạch thực nghiệm

3

 

x

14.

Phân tích và xử lý dữ liệu thực nghiệm

3

 

x

15.

Lý thuyết tấm vỏ

3

 

x

16.

Cơ học phá hủy nâng cao

2

 

x

17.

Tính toán động lực học chất lỏng ứng dụng

2

 

x

18.

Đạo đức khoa học và Liêm chính học thuật

1

 

x

19.

Tiểu luận tổng quan

2

x

 

20.

Chuyên đề (*)

6

x

 

21.

Luận án tiến sĩ

74

x

 

Tổng

90

86

4

(*) Trong quá trình làm luận án NCS bắt buộc báo cáo 03 Chuyên đề (02TC)

(**) NCS sẽ lập kế hoạch đăng kí các học phần tự chọn phù hợp với luận án

  1. Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ
    1. Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là giai đoạn đặc thù, mang tính bắt buộc trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án tiến sĩ. Tùy theo tính chất của lĩnh vực nghiên cứu, chương trình đào tạo có các yêu cầu khác nhau về hoạt động nghiên cứu để tạo cơ sở cho NCS viết luận án.

Nội dung, quy mô nghiên cứu khoa học phải phù hợp với mục tiêu của luận án tiến sĩ. Tùy theo tính chất của đề tài nghiên cứu, người hướng dẫn đề xuất hỗ trợ kinh phí và cơ sở vật chất thí nghiệm để NCS tiến hành xong các nghiên cứu cần thiết. NCS phải đảm bảo về tính trung thực, chính xác, tính mới của kết quả nghiên cứu khoa học của mình, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế.

Thời gian nghiên cứu khoa học được bố trí trong thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ. Nếu vì lí do khách quan hay chủ quan, việc nghiên cứu không thể hoàn thành trong thời gian dự kiến thì để đảm bảo chất lượng luận án, NCS được đăng kí kéo dài thời gian nghiên cứu. Các chi phí đào tạo trong thời gian kéo dài do NCS chịu.

    1. Luận án tiến sĩ

Luận án tiến sĩ là kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, trong đó chứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của đề tài luận án.

Danh mục hướng nghiên cứu, dự kiến người hướng dẫn và số lượng NCS có thể nhận (xem Phụ lục 6).

IV. Kế hoạch học tập và nghiên cứu

Nghiên cứu sinh xây dựng kế hoạch học tập và nghiên cứu toàn khoá và từng học kỳ, được người hướng dẫn và Bộ môn Cơ kỹ thuật thông qua.

Đối với các học phần bổ sung dành cho đối tượng A2, A3, A4 sẽ thực hiện đầy đủ các học phần bắt buộc trong năm đầu tiên và các học phần tự chọn ở các năm tiếp theo. Nghiên cứu sinh chủ động đề xuất kế hoạch học tập và được người hướng dẫn, Bộ môn Cơ kỹ thuật thông qua.

Đối với các học phần tiến sĩ, nghiên cứu sinh cùng với người hướng dẫn chủ động lên kế hoạch học tập các học phần bắt buộc và lựa chọn trong chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Cơ kỹ thuật với khối lượng tối đa là 16 tín chỉ.

Trong qua trình học tập và nghiên cứu, NCS có thể đề xuất thay đổi và chỉnh sửa kế hoạch học tập và nghiên cứu của mình nhưng phải được sự đồng ý của người hướng dẫn và Bộ môn Cơ kỹ thuật. Việc thay đổi và chỉnh sửa kế hoạch học tập phải trình cho Bộ môn quản lý trong tháng đầu tiên của năm học.

F. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

STT

Tên học phần

Tóm tắt học phần

1.

English

Communication for Scientists

Học phần English Communication for Scientists được thiết kế tích hợp giữa 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc và Viết cùng với các điểm ngữ pháp. Nội dung học phần được trình bày trong 6 unit. Thực hành các nội dung các unit sẽ giúp học viên/ sinh viên có thể xác định được mục đích, phân tích đối tượng và chuyên môn của họ để có thể tự tin giao tiếp, trao đổi học thuật. Học phần này cũng giúp học viên/ sinh viên lựa chọn và sắp xếp nội dung của một bài thuyết trình, và phương pháp trình bày để đạt hiệu quả cao trong các bài thuyết trình ở các hội nghị quốc tế.

2.

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Học phần trang bị cho nghiên cứu sinh các kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học (NCKH), về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học; phương pháp lựa chọn đề tài NCKH, xây dựng đề cương nghiên cứu, quy trình và trình tự tiến hành một công trình NCKH; phương pháp cơ bản để thu thập và xử lý dữ liệu; phương pháp trình bày một công trình khoa học, đánh giá công trình NCKH. Ngoài ra, học phần còn cung cấp cho nghiên cứu sinh các quy định về liêm chính học thuật, cách thức viết bài báo khoa học chuyên ngành và công bố quốc tế một công trình NCKH.

3.

Quản lý dự án nghiên cứu và công bố quốc tế

Học phần này trang bị cho nghiên cứu sinh các kỹ năng về quản lý dự án nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu sinh sẽ được tiếp cận một số các công cụ để quản lý tiến độ dự án nghiên cứu, quản lý tri thức, quản lý danh mục tài liệu, quản lý nhân sự trong nhóm nghiên cứu và phương pháp trình bày báo cáo và công bố công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế.

4.

Phương pháp phần tử hữu hạn

Môn học cung cấp cho học viên các kiến thức về thiết lập công thức phần tử hữu hạn để giải quyết các bài toán cơ học vật rắn, cơ học chất lỏng và truyền nhiệt. Cơ sở tính của bài toán cơ học vật rắn biến dạng: Các phương trình vật lý trong cơ học - Phương pháp ma trận; Phương pháp phần tử hữu hạn: Cơ sở của phương pháp phần tử hữu hạn - Các dạng phần tử - Thiết lập các phương trình dạng tích phân – Phương pháp phần tử hữu hạn - Phương pháp số.

5.

Phương pháp phần tử hữu hạn nâng cao

Học phần cung cấp các kiến thức về việc thiết lập phương trình phần tử hữu hạn để giải quyết các bài toán phi tuyến liên quan đến phi tuyến của vật liệu, phi tuyến hình học khi vật thể có biến dạng lớn, sự hình thành và phát triển của vết nứt trong quá trình chịu lực.

6.

Phương pháp số và tối ưu hóa

Môn học trang bị các kiến thức toán số để giải quyết đúng đắn các bài toán cơ học phức tạp. Các phương pháp giải hệ phương trình tuyến tính và hệ phương trình phi tuyến. Các phương pháp số để tính toán đạo hàm và tích phân của hàm hay của dữ liệu thực nghiệm. Các phương pháp để tính toán tối ưu hóa các bài toán kỹ thuật.

7.

Trí tuệ nhân tạo trong Cơ kỹ

thuật

Ứng dụng các lí thuyết về học máy và mạng nơ-ron nhân tạo để thực hiện giải các bài toán cơ học thông qua các dữ liệu đầu vào của bài toán.

 

8.

Dao động kỹ thuật

Môn học giới thiệu phương pháp giải quyết các bài toán động lực học và dao động của các kết cấu cơ khí; sử dụng phương trình Lagrange để xây dựng phương trình vi phân chuyển động của hệ dao động tuyến tính một bậc tự do, nhiều bậc tự do của mô hình kết cấu cơ khí để từ đó khảo sát tần số dao động riêng, biên độ dao động.

9.

Lý thuyết dẻo

Học phần trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản nhất của lý thuyết đàn hồi, nhằm giúp cho người học có thể giải được các bài toán một cách dễ hiểu nhất và có thể ứng dụng cho các bài toán thực tế như tính toán ứng suất, biến dạng, chuyển vị…dưới tác dụng của tải trọng khác nhau.

10.

Động lực học máy

Học phần trang bị cho nghiên cứu sinh các kiến thức cơ bản về động lực học máy, giúp nghiên cứu sinh xây dựng các mô hình động lực học máy: mô hình máy cứng (động cơ nối cứng với bộ phận cơ khí) và mô hình máy mềm (động cơ nối với bộ phận cơ bằng các bằng cơ cấu truyền động có kể đến đàn tính), từ đó mô phỏng các tính chất động lực (các đặc tuyến) của các bộ phận, tương tác giữa các bộ phận máy và trạng thái chịu tải của chúng trong quá trình vận hành máy tổ hợp: quá trình chuyển tiếp (mở máy và tắt máy), quá trình bình ổn (quá trình công tác). Ngoài ra, học phần còn trang bị cho NCS các kiến thức cơ bản về điều khiển chuyển động máy theo chương trình và tối ưu hóa điều khiển chuyển động máy.

11.

Nền móng, cọc

Kỹ thuật nền móng sẽ hỗ trợ cho nghiên cứu sinh các kiến thức sâu hơn trong thiết kế và thi công nền móng theo hệ số sức kháng và hệ số tải trọng theo tiêu chuẩn mới. Đồng thời, giúp học viên hiễu rõ hơn các phương pháp thí nghiệm sức chịu tải của cọc, như thí nghiệm động có xét đến sóng ứng suất và hiệu ứng tốc độ gia tải. Nghiên cứu sinh sẽ được cung cấp các kiến thức về phương pháp thí nghiệm hiện trường như thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT), thí nghiệm xuyên tĩnh (CPT), thí nghiệm nén ngang, cùng với các phương pháp tính toán thiết kế móng dựa vào các kết quả của thí nghiệm này.

12.

Cơ học đất

Cơ học đất là môn kỹ thuật cơ sở đặc thù cho các nghành kỹ thuật xây dựng, công trình giao thông, công trình thủy. Để nắm vững những kiến thức cơ bản và chuyên sâu của môn Cơ học đất, học viên phải được trang bị trước kiến thức các môn học khác như Sức bền vật liệu, Lý thuyết đàn hồi, Cơ học kết cấu, Thuỷ lực, Địa chất công trình, Địa kỹ thuật.

Trên cơ sở những kiến thức cơ bản đã được học ở các trường đại học, nghiên cứu sinh sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về các phương pháp thí nghiệm và xử lý số liệu, biến dạng và lún của nền đất, sức chịu tải và ổn định của nền đất, các hiện tượng từ biến, xúc biến và các phương pháp nghiên cứu.

13.

Ổn định công trình

Ổn định công trình là môn kỹ thuật cơ sở, đặc thù cho các nghành kỹ thuật xây dựng, cung cấp cho nghiên cứu sinh những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ổn định của các dạng công trình như khung

 

 

 

phẳng, hệ dầm liên tục, dầm chịu uốn phẳng và hệ dàn phẳng. Nghiên cứu sinh sẽ vận dụng các kiến thức chuyên sâu về các phương pháp tính, giải phương trình vi phân, phương trình đại số, phương pháp sai phân để giải quyết các bài toán ổn định trong xây dựng.

14.

Cơ học môi trường liên tục

Học phần nhằm trang bị cho nghiên cứu sinh các kiến thức cơ bản về chuyển vị, biến dạng và ứng suất trong các môi trường liên tục ở điều kiện cân bằng hay chuyển động do các tác động bên ngoài như ngoại lực, chuyển vị, nhiệt độ,…; cung cấp cho nghiên cứu sinh các khái niệm cơ bản, những phương pháp tính toán cần thiết và những ứng dụng của cơ học môi trường liên tục trong các bài toán kỹ thuật.

Nội dung chủ yếu của học phần: Trạng thái biến dạng-Trạng thái ứng suất-Các phương trình cơ bản của môi trường liên tục-Một số mô hình của cơ học môi trường liên tục-Phương pháp phần tử hữu hạn trong bài toán đàn hồi tuyến tính.

15.

Ma sát học và

mài mòn

Học phần Ma sát học cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về chất lượng bề mặt về tiếp xúc của bề mặt ma sát, ma sát ngoài, mòn vật liệu và bản chất quá trình mòn của cặp ma sát, phương pháp tính mòn khớp ma sát.

16.

Quy hoạch thực nghiệm

Môn học cung cấp những khái niệm cơ bản về hệ thống và cách tiếp cận hệ thống công nghệ, phương pháp mô hình hóa, tối ưu hóa; một số thông số của đại lượng ngẫu nhiên: các thông số thực nghiệm, phân tích thống kê các kết quả thực nghiệm, quy hoạch cấp I và cấp II, tối ưu hóa thực nghiệm ứng dụng trong cơ khọc kỹ thuật và xây dựng.

17.

Phân tích và xử lý dữ liệu thực nghiệm

Học phần này nhằm trang bị cho nghiên cứu sinh những phương pháp thống kê, phương pháp số để đánh giá số liệu trong thực nghiệm và thí nghiệm. Nó bao gồm những phương pháp phân tích dữ liệu và trình bày đồ thị.

18.

Lý thuyết tấm vỏ

Học phần trang bị cho học viên những kiến thức về khả năng chịu lực của tấm và vỏ. Chiều dày của tấm ảnh hướng lớn tới tính chất của nó khi chịu uốn. Tấm được phân thành ba loại chính: (1) tấm mỏng có độ võng nhỏ, (2) tấm mỏng có độ võng lớn, và (3) tấm dày. Các tiên dề quan trọng của lý thuyết về tấm mỏng sẽ là cơ sở cho vỏ mỏng nhưng cần chú ý tới sự khác biệt giữa tấm và vỏ khi chịu lực.

19.

Cơ học phá hủy nâng cao

Cung cấp cho người học những hiểu biết cần thiết về cơ chế phá hủy của vật liệu được sử dụng trong các kết cấu xây dựng, phương tiện giao thông. Cung cấp các phương pháp xác định kích thước của vết nứt cũng như quá trình hình thành và phát triển vết nứt trong vật liệu. Giới thiệu các phương pháp thực nghiệm và phương pháp số để đánh gia điều kiện bền của kết cấu.

20.

Cơ học phá hủy

Cơ học phá hủy là một học phần quan trọng trong ngành cơ học, giúp nghiên cứu sinh nghiên cứu sự phát triển các vết nứt trong vật liệu. Nó được sử dụng để phân tích cơ học vật rắn chịu lực tác dụng

 

 

lên các vết nứt từ đó xác định khả năng chịu lực cho đến khi phá hủy. Trong lĩnh vực khoa học vật liệu hiện đại, cơ học phá hủy đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu cơ chế làm việc của vật liệu. Việc dự đoán sự phát triển của vết nứt là nền tảng cho việc đánh giá liệu có thể chấp nhận một vài hư hại, hỏng hóc nhỏ của một bộ phận trong tổng thể toàn bộ kết cấu hay không.

21.

Tính toán động lực học chất lỏng ứng dụng

Học phần giới thiệu cho học viên các kiến thức cơ bản và nâng cao về các phương pháp mô phỏng số liên quan đến động lực học chất lỏng, trong đó tập trung vào phương pháp thể tích hữu hạn, các mô hình rối và các phân tích, đánh giá độ chính xác của lời giải số. Học phần cũng giới thiệu một số bài toán ứng dụng liên quan trong kỹ thuật, làm cơ sở để nghiên cứu chuyên sâu cho học viên trong quá trình hoàn thành luận án.

22.

Đạo đức khoa học và Liêm chính học thuật

Giới thiệu về các chuẩn mực đạo đức và tính trung thực trong nghiên cứu và cũng như trong việc trình bày các báo cáo, luận án. Phương pháp và cách đánh giá đạo văn cho các báo cáo công trình nghiên cứu khoa học.

23.

Tiểu luận tổng quan

Học phần Tiểu luận tổng quan thuộc khối kiến thức chuyên ngành, là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo. Học phần này giới thiệu tổng quan về đối tượng, chủ đề cần nghiên cứu của luận án. Trong học phần này, NCS sẽ khảo sát, so sánh, phân tích, đánh giá, tổng hợp, kết luận về các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu. Từ đó, NCS xác định rõ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án và đề xuất những nội dung mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

24.

Chuyên đề (*)

Các chuyên đề giúp nghiên cứu sinh nâng cao năng lực nghiên cứu và tự nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ. Sau khi hoàn thành học phần này, nghiên cứu sinh có thể giải quyết được một số nội dung của đề tài luận án.

25.

Luận án tiến sĩ

Luận án tiến sĩ rèn luyện NCS khả năng làm việc khoa học độc lập, sáng tạo, phát huy khả năng vận dụng kiến thức khoa học, kỹ năng chuyên môn sâu, ý thức tự chịu trách nhiệm. Luận án tiến sĩ là công trình khoa học tổng hợp các kết quả nghiên cứu sinh với nội dung và hình theo đúng các quy định hiện hành của Trường và Bộ giáo dục và đào tạo. Luận án tiến sĩ cần chứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của đề tài luận án, có giá trị trong việc phát triển tri thức khoa học

.

G. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN (XEM PHỤ LỤC 1)

STT

Danh sách các học phần

Số TC

1.

English Communication for Scientists

2

2.

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

3.

Quản lý dự án nghiên cứu và công bố quốc tế

2

4.

Phương pháp phần tử hữu hạn

3

5.

Phương pháp phần tử hữu hạn nâng cao

2

6.

Phương pháp số và tối ưu hóa

3

7.

Trí tuệ nhân tạo trong Cơ kỹ thuật

2

8.

Dao động kỹ thuật

2

9.

Phần mềm mô phỏng hiện đại

3

10.

Lý thuyết dẻo

2

11.

Động lực học máy

3

12.

Nền móng, cọc

3

13.

Cơ học đất

3

14.

Ổn định công trình

3

15.

Cơ học môi trường liên tục

3

16.

Ma sát học và mài mòn

3

17.

Quy hoạch thực nghiệm

3

18.

Phân tích và xử lý dữ liệu thực nghiệm

3

19.

Lý thuyết tấm vỏ

3

20.

Cơ học phá hủy nâng cao

2

21.

Cơ học phá hủy

2

22.

Tính toán động lực học chất lỏng ứng dụng

2

23.

Đạo đức khoa học và Liêm chính học thuật

1

24.

Tiểu luận tổng quan

2

25.

Chuyên đề 1

2

26.

Chuyên đề 2

2

27.

Chuyên đề 3

2

28.

Luận án tiến sĩ

74

 

H. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình thực hiện theo kế hoạch đào tạo và theo Quy định đào tạo của Ttrường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng. Chương trình này được định kỳ xem xét rà soát, hiệu chỉnh hằng năm nhằm đáp ứng sự phát triển của ngành và phù hợp với nhu cầu xã hội.

I. ĐÁNH GIÁ VÀ CẬP NHẬT, CẢI TIẾN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  1. Cập nhật chương trình đào tạo

Định kỳ không quá 2 năm một lần, Trưởng đơn vị chuyên môn quản lý chương trình đào tạo tổ chức rà soát, cập nhật chương trình đào tạo theo Quy định hiện hành của Trường Đại học Bách khoa và theo Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 22 tháng 06 năm 2021.

Hiệu trưởng quyết định ban hành chương trình đào tạo cập nhật, bổ sung trên cơ sở đề xuất của Hội đồng Khoa học và Đào tạo sau khi chương trình đào tạo được điều chỉnh, cập nhật.

  1. Đánh giá chương trình đào tạo

Ít nhất 5 năm một lần, Trưởng đơn vị chuyên môn quản lý chương trình đào tạo phải tổ chức đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo theo Quy định hiện hành của Trường Đại học Bách khoa và theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 14/03/2016.

Hiệu trưởng quyết định ban hành chương trình đào tạo cải tiến, sửa đổi trên cơ sở đề xuất của Hội đồng Khoa học và Đào tạo sau khi chương trình đào tạo được đánh giá.