CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
A. THÔNG TIN TỔNG QUÁT:
1. Tên chương trình đào tạo (tiếng Việt):
|
Kỹ thuật Cơ khí động lực
|
2. Tên chương trình đào tạo (tiếng Anh):
|
Transport Mechanical Engineering
|
3. Trình độ đào tạo:
|
Tiến sĩ
|
4. Mã ngành đào tạo:
|
9520116
|
5. Đối tượng tuyển sinh:
|
Điều kiện dự tuyển:
- Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ, hoặc tốt nghiệp CTĐT chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7, hoặc tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên
- Đáp ứng các điều kiện ở mục D.
|
6. Thời gian đào tạo:
|
- 03 (ba) năm, đối với NCS có bằng thạc sĩ
- 04 (bốn) năm, đối với NCS có bằng đại học.
|
7. Hình thức đào tạo:
|
Chính quy
|
8. Số tín chỉ yêu cầu:
|
- Tối thiểu 90 tín chỉ đối với NCS có bằng thạc sĩ
- Tối thiểu 120 tín chỉ đối với NCS có bằng đại học
|
9. Thang điểm:
|
Theo quy định hiện hành.
Riêng luận án tiến sĩ được đánh giá bằng quyết nghị “Thông qua” hay “Không thông qua”.
|
10. Công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ:
|
- Hoàn thành chương trình đào tạo;
- Luận án được Hội đồng đánh giá cấp Trường
thông qua;
- Các yêu cầu khác quy định tại Khoản 1, Điều 30 của Quyết định 405/QĐĐHBK ngày 05/03/2019 về “Quy định đào tạo trình độ Tiến sĩ tại Trường ĐHBK-ĐHĐN”
|
11. Vị trí việc làm:
|
Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng có cơ hội:
|
|
- Giảng dạy và nghiên cứu ở các Viện, Trường đại học trong nước và quốc tế;
- Quản lý, nghiên cứu và phát triển (R&D) tại các cơ quan, doanh nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật động cơ nhiệt và kỹ thuật ô tô;
- Khởi nghiệp Trung tâm, Viện nghiên cứu, Phòng thí nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn về kỹ thuật động cơ nhiệt và kỹ thuật ô tô;
- Chuyên gia tư vấn khoa học hàng đầu trong lĩnh vực kỹ thuật động cơ nhiệt và kỹ thuật ô tô.
|
12. Chương trình đào tạo tham khảo:
|
- Chương trình đào tạo tiến sĩ Kỹ thuật Cơ khí động lực, Trường Đại Bách khoa, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
- Doctoral program in Automotive Systems and Mobility, Ohio State university
|
“Tư duy, sáng tạo, nhân ái”
Đến năm 2035, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng là trường đại học nghiên cứu được cộng đồng quốc tế ghi nhận, chủ động hợp tác toàn cầu trong giải quyết các thách thức kinh tế - xã hội trong nước và thế giới.
Là cơ sở giáo dục đại học cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ; thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của miền Trung - Tây Nguyên, trong nước và quốc tế.
C. MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực tại Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng nhằm mục tiêu đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức tiên tiến, năng lực nghiên ứu và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu ở vị trí hàng đầu trong lĩnh vực chuyên môn về kỹ thuật động cơ nhiệt và kỹ thuật ô tô; có khả năng phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có khả năng học tập suốt đời; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ cộng đồng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
- Có kiến thức chuyên sâu về thực tế và lý thuyết tiên tiến ở vị trí hàng đầu của ngành trong lĩnh vực chuyên môn về kỹ thuật động cơ nhiệt và kỹ thuật ô tô;
- Có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển và truyền đạt tri thức mới; phát hiện các lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụ nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật động cơ nhiệt và kỹ thuật ô tô;
- Có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề mới về khoa học, công nghệ một cách sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật động cơ nhiệt và kỹ thuật ô tô;
- Có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và điều hành hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực kỹ thuật động cơ nhiệt và kỹ thuật ô tô.
Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 8 theo khung trình độ quốc gia Việt Nam:
- Có kiến thức tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của ngành về lĩnh vực kỹ thuật động cơ nhiệt và kỹ thuật ô tô; có khả năng sáng tạo tri thức mới, tiên tiến để tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn, môi trường và phục vụ cộng đồng;
- Có kỹ năng làm chủ các lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụ mới phục vụ nghiên cứu và phát triển; suy luận, phân tích các vấn đề khoa học và đưa ra những hướng xử lý một cách sáng tạo, độc đáo; tổng hợp và làm giàu tri thức chuyên môn thuộc lĩnh vực kỹ thuật động cơ nhiệt và kỹ thuật ô tô;
- Có kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức khoa học, thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực kỹ thuật động cơ nhiệt và kỹ thuật ô tô;
- Có khả năng nghiên cứu, định hướng và dẫn dắt chuyên môn để đưa ra các kết luận, tư vấn khoa học mang tính chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật động cơ nhiệt và kỹ thuật ô tô.
Mục tiêu đào tạo
(PO)
|
Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (PLO)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
1
|
X
|
X
|
|
|
2
|
X
|
X
|
X
|
X
|
3
|
X
|
X
|
|
X
|
4
|
|
X
|
X
|
X
|
D. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Yêu cầu chung đối với người dự tuyển:
a. Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ngành phù hợp, hoặc
tốt nghiệp trình độ tương đương Bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù (CSĐT) phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ. Danh mục ngành phù hợp được liệt kê ở Bảng 1;
b. Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển;
c. Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ;
d. Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa.
2. Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:
a. Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
b. Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ cở đào tạo của Việt Nam cấp;
c. Chứng chỉ tiếng Anh bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, hoặc chứng chỉ quốc tế TOEFL iBT từ 46 trở lên hoặc IELTS (Academic Test) từ 5.5 trở lên, hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương theo quy định tại Phụ lục II Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT ban hành ngày 28/6/2021, được cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
3. Người dự tuyển là công dân nước ngoài:
Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định cụ thể của Trường Đại học Bách khoa.
4. Đạt đủ điều kiện về kinh nghiệm công tác và các yêu cầu khác theo quy định của Trường và của chương trình đào tạo.
Bảng 1: Danh mục ngành phù hợp (đại học/thạc sĩ) của CTĐT
STT
|
Mã ngành ĐH/ThS
|
Tên ngành
|
Ghi chú
|
1
|
7520116/8520116
|
Kỹ thuật Cơ khí động lực
|
|
2
|
7520130/8520130
|
Kỹ thuật ô tô
|
|
3
|
7520103/8520103
|
Kỹ thuật cơ khí
|
4
|
7520101/8520101
|
Cơ kỹ thuật
|
|
5
|
7520103/8520103
|
Kỹ thuật cơ khí
|
|
6
|
7520114/8520114
|
Kỹ thuật cơ điện tử
|
|
7
|
7520115/8520115
|
Kỹ thuật nhiệt
|
|
8
|
7520117/8520117
|
Kỹ thuật công nghiệp
|
|
9
|
7520120/8520120
|
Kỹ thuật hàng không
|
|
10
|
7520122/8520122
|
Kỹ thuật tàu thuỷ
|
|
11
|
7510205
|
Công nghệ kỹ thuật ô tô
|
|
12
|
7510201
|
Công nghệ kỹ thuật cơ khí
|
|
13
|
7510202
|
Công nghệ chế tạo máy
|
|
14
|
7510203
|
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
|
|
15
|
7510206
|
Công nghệ kỹ thuật nhiệt
|
|
16
|
7510207
|
Công nghệ kỹ thuật tàu thủy
|
|
(Ghi chú: Danh mục ngành phù hợp được xác tại danh mục ngành đào tạo của giáo dục đại học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Danh mục ngành phù hợp có thể được điều chỉnh hằng năm do Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa quyết định theo đề nghị của Hội đồng Khoa phụ trách chương trình đào tạo.
Việc đánh giá ngành phù hợp đối với thí sinh dự tuyển dựa trên chương trình đào tạo thạc sĩ/chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7/đại học mà đối tượng dự tuyển đã tốt nghiệp. Thí sinh nộp bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp và bảng điểm để Hội đồng Khoa xem xét trình Hiệu trưởng quyết định.
CTĐT tiến sĩ ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực có khối lượng học tập tối thiểu 90 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp thạc sĩ/CSĐT trình độ bậc 7 và tối thiểu 120 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học.
Bảng 2. Cấu trúc chương trình đào tạo
Phần
|
Nội dung đào tạo
|
Đối tượng
A1
|
Đối tượng
A2
|
Đối tượng
A3
|
1
|
Học phần bổ sung
|
Theo yêu cầu
|
Theo yêu cầu
|
Chương trình ThS của ngành ( 30 TC)
|
2
|
Học phần tiến sĩ
|
16 tín chỉ, bao gồm:
|
2.1
|
Các học phần bắt buộc/tự chọn: 8 tín chỉ
|
-
|
Quản lý dự án nghiên cứu và công bố quốc tế (bắt buộc): 2 tín chỉ
|
-
|
Các học phần bắt buộc và tự chọn khác: 6 tín chỉ
|
2.2
|
Nghiên cứu khoa học (bắt buộc): 8 tín chỉ
|
-
|
Tiểu luận tổng quan: 2 tín chỉ
|
-
|
Các Chuyên đề tiến sĩ: 6 tín chỉ, 2-3 chuyên đề, mỗi chuyên đề 2-3 tín chỉ
|
3
|
Luận án tiến sĩ
|
74 tín chỉ
|
- Đối tượng A1: Những người tốt nghiệp thạc sĩ ngành phù hợp, có hoặc không phải tham gia học các học phần bổ sung (Bảng 3) tùy theo yêu cầu của Khoa, của Chương trình đào tạo khi xét hồ sơ dự tuyển.
- Đối tượng A2: Những người tốt nghiệp CSĐT trình độ bậc 7 ngành phù hợp, có hoặc không phải tham gia học các học phần bổ sung (Bảng 3) tùy theo yêu cầu của Khoa, của Chương trình đào tạo khi xét hồ sơ dự tuyển.
- Đối tượng A3: Những người tốt nghiệp đại học hạng giỏi ngành phù hợp. Đây là đối tượng phải tham gia học tất cả các học phần bổ sung của trình độ Thạc sĩ
Ngoài các học phần bắt buộc theo kế hoạch học tập đã được phê duyệt từ đầu khóa, NCS có thể đăng ký học thêm các học phần tại Trường theo nhu cầu cá nhân, theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn để phục vụ quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. NCS chủ động đăng ký và theo học tập trung cùng các lớp học phần tại Trường (chỉ học không tập trung nếu học phần bổ sung trùng thời gian với các học phần tiến sĩ).
Các học phần bổ sung nhằm hỗ trợ nghiên cứu sinh có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn để thực hiện đề tài nghiên cứu.
Bảng 3: Danh mục các học phần bổ sung
1
|
Phương pháp nghiên cứu khoa học
|
1
|
x
|
|
2
|
Thiết kế thực nghiệm
|
2
|
x
|
|
3
|
Thủy khí động lực học nâng cao
|
2
|
x
|
|
4
|
Công nghệ ô tô sạch và nhiên liệu tái tạo
|
3
|
x
|
|
5
|
Kiểm soát phát thải ô tô
|
2
|
x
|
|
6
|
Phương pháp phần tử hữu hạn
|
2
|
x
|
|
7
|
Dao động động cơ và ô tô
|
2
|
x
|
|
8
|
Kỹ thuật mới trong chẩn đoán động cơ và ô tô
|
3
|
x
|
|
9
|
Hệ thống điều khiển động cơ và ô tô hiện đại
|
3
|
x
|
|
10
|
Tính toán khung vỏ ô tô
|
2
|
|
x
|
11
|
Kỹ thuật điều khiển và quản lý năng lượng trên ô tô điện và ô tô hybrid
|
2
|
|
x
|
12
|
Tính chất điều khiển ô tô
|
2
|
|
x
|
13
|
Xu hướng phát triển động cơ và ô tô
|
2
|
|
x
|
14
|
Cung cấp nhiên liệu và hình thành khí hỗn hợp trong động cơ thế hệ mới
|
2
|
|
x
|
15
|
Ô tô thông minh
|
2
|
|
x
|
16
|
Động cơ chuyên dụng
|
3
|
|
x
|
17
|
Ô tô chuyên dụng
|
2
|
|
x
|
18
|
Ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong thiết kế ô tô
|
2
|
|
x
|
|
Tổng số tín chỉ
|
>=30
|
|
|
Các học phần ở trình độ tiến sĩ (bao gồm các học phần bắt buộc và tự chọn) nhằm nâng cao trình độ lý luận chuyên ngành, phương pháp nghiên cứu và khả năng ứng dụng các phương pháp nghiên cứu, bao gồm: Tiểu luận tổng quan, các chuyên đề tiến sĩ và các học phần bắt buộc và tự chọn khác.
Tiểu luận tổng quan yêu cầu nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu, từ đó rút ra mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tiến sĩ ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực.
Các chuyên đề tiến sĩ yêu cầu nghiên cứu sinh nâng cao năng lực nghiên cứu và tự nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực.
Ngoài Tiểu luận tổng quan và các chuyên đề tiến sĩ, NCS phải hoàn thành các học phần tự chọn và bắt buộc khác ở Bảng 4, đảm bảo đạt tối thiểu 16 tín chỉ.
Bảng 4: Danh mục các học phần tiến sĩ
TT
|
Học phần tiến sĩ
|
Số TC
|
Bắt buộc
|
Tự chọn
|
1
|
Quản lý dự án nghiên cứu và công bố quốc tế
|
2
|
x
|
|
2
|
Tiểu luận tổng quan
|
2
|
x
|
|
3
|
Chuyên đề 1
|
3
|
x
|
|
4
|
Chuyên đề 2
|
3
|
x
|
|
5
|
Luận án tiến sĩ
|
74
|
x
|
|
6
|
Quá trình cháy và mô phỏng quá trình cháy trong động cơ đốt trong
|
2
|
x
|
|
7
|
Hệ thống điều khiển thông minh trên động cơ đốt trong
|
1
|
|
x
|
8
|
Nhiên liệu thay thế dùng cho động cơ đốt trong
|
1
|
|
x
|
9
|
Mô hình hóa và mô phỏng các hệ thống trên ô tô
|
2
|
x
|
|
10
|
Hệ thống điều khiển thông minh trên ô tô
|
1
|
|
x
|
11
|
Động lực học ô tô nâng cao
|
1
|
|
x
|
|
Tổng số tín chỉ
|
90
|
|
|
Ghi chú: Ngoài các Học phần tự chọn trong Khung CTĐT, để đảm bảo tính mở trong quá trình đào tạo, tùy thuộc vào hướng nghiên cứu của luận án mà NCS và GVHD có thể đề xuất các môn học tự chọn (nằm ngoài khung CTĐT) được Khoa thông qua.
4. Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ
4.1. Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là thành phần chính yếu và bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua kết quả đánh giá Tiểu luận tổng quan, các chuyên đề tiến sĩ và trong luận án tiến sĩ, cũng như qua những công bố khoa học có liên quan của NCS.
Tùy theo tính chất của lĩnh vực nghiên cứu, chương trình đào tạo có các yêu cầu khác nhau về hoạt động nghiên cứu để tạo cơ sở cho NCS viết luận án trong lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí động lực.
Nội dung, quy mô nghiên cứu khoa học phải phù hợp với mục tiêu của luận án tiến sĩ. Tùy theo tính chất của đề tài nghiên cứu, người hướng dẫn đề xuất hỗ trợ kinh phí và cơ sở vật chất thí nghiệm để NCS tiến hành xong các nghiên cứu cần thiết. NCS phải đảm bảo về tính trung thực, chính xác, tính mới của kết quả nghiên cứu khoa học của mình, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế.
Thời gian nghiên cứu khoa học được bố trí trong thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ. Nếu vì lí do khách quan hay chủ quan, việc nghiên cứu không thể hoàn thành trong thời gian dự kiến thì để đảm bảo chất lượng luận án, NCS được đăng ký kéo dài thời gian nghiên cứu. Các chi phí đào tạo trong thời gian kéo dài do NCS chịu.
4.2. Luận án tiến sĩ
Luận án tiến sĩ là kết quả nghiên cứu khoa học của NCS, trong đó chứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của đề tài luận án.
Danh mục hướng nghiên cứu, dự kiến người hướng dẫn và số lượng NCS có thể nhận (xem Phụ lục 5).
1. Biểu đồ học tập và nghiên cứu
2. Kế hoạch học tập - nghiên cứu
Học kỳ 1 (năm thứ nhất)
|
Học kỳ 2 (năm thứ nhất)
|
|
STT
|
Tên học phần
|
TC
|
STT
|
Tên học phần
|
TC
|
1
|
Phương pháp nghiên cứu khoa học
|
1
|
1
|
Tính toán khung vỏ ô tô
|
2
|
2
|
Thiết kế thực nghiệm
|
2
|
2
|
Hệ thống điều khiển động cơ và ô tô hiện đại
|
3
|
3
|
Thủy khí động lực học nâng cao
|
2
|
3
|
Kỹ thuật điều khiển và quản lý năng lượng trên ô tô điện và ô tô hybrid
|
2
|
4
|
Công nghệ ô tô sạch và nhiên liệu tái tạo
|
3
|
4
|
Tính chất điều khiển ô tô
|
2
|
5
|
Kiểm soát phát thải ô tô
|
2
|
5
|
Xu hướng phát triển động cơ và ô tô
|
2
|
6
|
Phương pháp phần tử hữu hạn
|
2
|
6
|
Cung cấp nhiên liệu và hình thành khí hỗn hợp trong động cơ thế hệ mới
|
2
|
7
|
Dao động động cơ và ô tô
|
2
|
7
|
Ô tô thông minh
|
2
|
8
|
Kỹ thuật mới trong chẩn đoán động cơ và ô tô
|
3
|
8
|
Động cơ chuyên dụng
|
3
|
9
|
Ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong thiết ô tô
|
2
|
|
|
|
|
Tổng số tín chỉ tối thiểu
|
15
|
|
Tổng số tín chỉ tối thiểu
|
15
|
Bảng 6: Kế hoạch học tập các học phần tiến sĩ
TT
|
Nội dung đào tạo
|
TC
|
Tên giảng viên phụ trách (dự kiến)
|
Kết quả dự kiến
|
I. Năm thứ nhất (tổng số 30 tín chỉ)
|
|
1
|
Quản lý dự án nghiên cứu và công bố quốc tế
|
2
|
PGS.TS. Nguyễn Đình Lâm
|
Bảng điểm học tập
|
2
|
Quá trình cháy và mô phỏng quá trình cháy trong động cơ đốt trong
|
2
|
GS.TSKH. Bùi Văn
Ga
|
Bảng điểm học tập
|
3
|
Mô hình hóa và mô phỏng các hệ thống trên ô tô
|
2
|
TS. Phan Minh Đức
|
Bảng điểm học tập
|
4
|
Tiểu luận tổng quan
|
2
|
|
Bảng điểm học tập
|
TT
|
Nội dung đào tạo
|
TC
|
Tên giảng viên phụ trách (dự kiến)
|
Kết quả dự kiến
|
5
|
Thực hiện phần 1 của
Luận án tiến sĩ
|
22
|
|
Chương tổng quan về vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
|
II. Năm thứ hai (tổng số 30 tín chỉ)
|
|
1
|
Học phần tiến sĩ TC1
|
1
|
|
Bảng điểm học tập
|
2
|
Học phần tiến sĩ TC2
|
1
|
|
Bảng điểm học tập
|
3
|
Chuyên đề tiến sĩ 1
|
3
|
|
Bảng điểm học tập
|
4
|
Chuyên đề tiến sĩ 2
|
3
|
|
Bảng điểm học tập
|
5
|
Thực hiện phần 2 của
Luận án tiến sĩ
|
22
|
|
Luận án và các bài báo công bố
|
III. Năm thứ ba (tổng số 30 tín chỉ)
|
|
1
|
Thực hiện phần 3 của Luận án tiến sĩ
|
30
|
|
Luận án và các bài báo
công bố
|
2
|
Đánh giá luận án cấp Khoa/Bộ môn
|
|
|
|
3
|
Bảo vệ luận án cấp Trường
|
|
|
|
- Xây dựng và đề xuất kế hoạch học tập, nghiên cứu chi tiết từng năm trên cơ sở kế hoạch toàn khóa đã được phê duyệt tại quyết định công nhận nghiên cứu sinh, đăng ký đủ 30 tín chỉ trong một năm học được xác định là tập trung toàn thời gian, trong đó có kế hoạch làm việc và báo cáo với người hướng dẫn;
- Thực hiện kế hoạch đã được người hướng dẫn và Khoa thông qua; định kỳ 06 tháng
báo cáo tiến độ và kết quả học tập, nghiên cứu cho Khoa; đề xuất với người hướng dẫn và Khoa về những thay đổi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
- Tham gia sinh hoạt khoa học tại Bộ môn/Khoa như một giảng viên trợ giảng, nghiên cứu viên cơ hữu; tham gia thực hiện các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu theo phân công của người hướng dẫn.
- Tuân thủ quy định của Trường về liêm chính học thuật, bảo đảm kết quả công bố xuất phát từ nghiên cứu của cá nhân với sự hỗ trợ của người hướng dẫn; ghi nhận và trích dẫn đầy đủ sự tham gia của cá nhân, tập thể hoặc tổ chức khác (nếu có).
- Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy chế của Trường.
F. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN
STT
|
Tên học phần
|
Tóm tắt học phần
|
1
|
Quản lý dự án nghiên cứu và công bố quốc tế
|
Học phần này được thiết kế nhằm giúp cho nghiên cứu sinh nắm vững kiến thức cơ bản về quản lý hiệu quả các dự án nghiên cứu khoa học và phương pháp được sử dụng trong quản lý dự án nghiên cứu. Đồng thời, học phần còn trang bị cho nghiên cứu sinh những kiến thức và
|
|
|
kỹ năng cần thiết để soạn thảo, xử lý văn bản hiệu quả, trình bày và xuất bản các kết quả nghiên cứu của mình dưới dạng các công bố quốc tế.
|
2
|
Tiểu luận tổng quan
|
Học phần Tiểu luận tổng quan giới thiệu tổng quan về đối tượng, chủ đề cần nghiên cứu của luận án. Trong học phần này, NCS sẽ khảo sát, so sánh, phân tích, đánh giá, tổng hợp, kết luận về các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu. Từ đó, xác định rõ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tiến sĩ ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực và đề xuất những nội dung mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.
Trong phần tổng quan, NCS cần thể hiện được khả năng phân tích, tổng hợp tài liệu; thể hiện khả năng tự xoay sở tìm kiếm tài liệu chuyên ngành để cập nhật sự phát triển của khoa học trong lĩnh vực định nghiên cứu. Phần này còn thể hiện trình độ ngoại ngữ của NCS thông qua việc đọc và tra cứu các tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
|
3
|
Chuyên đề 1
|
Học phần này giúp nghiên cứu sinh nâng cao năng lực nghiên cứu và tự nghiên cứu, cập nhật, bổ sung kiến thức mới, cơ sở lý thuyết, mô hình hóa liên quan trực tiếp đến hướng nghiên cứu của luận án tiến sĩ. Sau khi hoàn thành học phần này, nghiên cứu sinh có thể phát triển để giải quyết được một số nội dung của đề tài luận án.
|
4
|
Chuyên đề 2
|
Học phần này giúp nghiên cứu sinh nâng cao năng lực nghiên cứu và tự nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ. Sau khi hoàn thành học phần này, nghiên cứu sinh có thể giải quyết được một số nội dung của đề tài luận án.
|
5
|
Luận án tiến sĩ
|
Luận án tiến sĩ là công trình khoa học tổng hợp các kết quả của nghiên cứu sinh với nội dung và hình theo đúng các quy định hiện hành của Trường và Bộ giáo dục và đào tạo. Luận án tiến sĩ cần chứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của đề tài luận án, có giá trị trong việc phát triển tri thức khoa học.
|
6
|
Quá trình cháy và mô phỏng quá trình cháy trong động cơ đốt trong
|
Học phần này trình bày các kiến thức về cơ sở lý thuyết quá trình cháy, nhiệt động học và động hóa học; các phương trình cơ bản quá trình cháy; sự cháy trong động cơ đốt trong; phương pháp luận về mô hình hóa quá trình cháy trong động cơ đốt trong.
|
7
|
Hệ thống điều khiển thông minh trên động cơ đốt trong
|
Học phần Hệ thống điều khiển thông minh trên động cơ đốt trong yêu cầu NCS nâng cao năng lực nghiên cứu về điều khiển tự động ứng dụng trên động cơ đốt trong. NCS phải cập nhật và tìm hiểu kiến thức mới về lý thuyết điều khiển tự động, các đặc điểm cấu thành và các phương án điều khiển tự động các chế độ làm việc được sử dụng trên động cơ đốt trong nhằm nâng cao tính năng kinh tế-kỹ thuật các loại động cơ. Đối tượng động cơ được sử dụng trong môn học này là động cơ xăng và động cơ diesel hiện đại. Ngoài ra môn học còn giới thiệu các kiến thức về thực nghiệm điều khiển hệ thống động cơ
|
|
|
(xăng/diesel/động cơ cải tạo) trên các loại băng thử hiện đại. Kiến thức của môn học này dùng để phục vụ các nội dung liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ chuyên sâu hướng kỹ thuật động cơ nhiệt.
|
8
|
Nhiên liệu thay thế dùng cho động cơ
|
Học phần Nhiên liệu thay thế dùng cho động cơ thuộc khối kiến thức chuyên ngành, là học phần tự chọn trong chương trình đào tạo. Học phần này trình bày các đặc điểm, tính chất của nhiên liệu thay thế và khả năng ứng dụng của các loại nhiên liệu thay thế này trên động cơ đốt trong, các công nghệ chuyển đổi sử dụng nhiên liệu thay thế và các loại ô tô sử dụng nhiên liệu thay thế trong tương lai. Ngoài ra, nội dung cơ bản về phương pháp, đặc tính của động cơ sử dụng nhiên liệu thay thế cũng được trình bày trong học phần này.
|
9
|
Mô hình hóa và mô phỏng các hệ thống trên ô tô
|
Học phần này trình bày các kiến thức về tính toán và mô phỏng các hệ thống của ô tô: hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống truyền lực.
|
10
|
Hệ thống điều khiển thông minh trên ô tô
|
Học phần này trình bày các kiến thức về cơ sở lý thuyết về điều khiển thông minh; cấu trúc và các giải pháp điều khiển hiện đại trên ô tô; mô hình hóa, mô phỏng và thiết kế hệ thống điều khiển thông minh trên ô tô. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh có thể phát triển các hệ thống điều khiển thông minh trên ô tô.
|
11
|
Động lực học ô tô nâng cao
|
Học phần này trình bày các kiến thức về mô hình động lực học ô tô, các phương pháp nghiên cứu động lực học ô tô. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh phát triển mô hình nghiên cứu động lực học ô tô nhằm xác định tính năng tăng tốc của ô tô, đặc tính phanh, tính năng ổn định khi quay vòng và phân tích tác động của các hệ thống khác đến động lực học ô tô.
|
G. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN (XEM PHỤ LỤC 1)
TT
|
Học phần tiến sĩ
|
Số TC
|
1
|
Quản lý dự án nghiên cứu và công bố quốc tế
|
2
|
2
|
Tiểu luận tổng quan
|
2
|
3
|
Chuyên đề 1
|
3
|
4
|
Chuyên đề 2
|
3
|
5
|
Luận án tiến sĩ
|
74
|
6
|
Quá trình cháy và mô phỏng quá trình cháy trong động cơ đốt trong
|
2
|
7
|
Hệ thống điều khiển thông minh trên động cơ đốt trong
|
1
|
8
|
Nhiên liệu thay thế dùng cho động cơ đốt trong
|
1
|
9
|
Mô hình hóa và mô phỏng các hệ thống trên ô tô
|
2
|
10
|
Hệ thống điều khiển thông minh trên ô tô
|
1
|
11
|
Động lực học ô tô nâng cao
|
1
|
H. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình thực hiện theo kế hoạch đào tạo và theo Quy định đào tạo của Ttrường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng. Chương trình này được định kỳ xem xét rà soát, hiệu chỉnh nhằm đáp ứng sự phát triển của ngành và phù hợp với nhu cầu xã hội.
I. ĐÁNH GIÁ, CẢI TIẾN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo được rà soát, đánh giá định kỳ nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng Chương trình đào tạo. Mỗi chuẩn đầu ra phải được đánh giá tối thiểu 02 (hai) lần trong chu kỳ đánh giá chương trình đào tạo (tối đa 5 năm). Kết quả rà soát, đánh giá được áp dụng để cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo.
Trưởng Khoa tổ chức rà soát, đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Đại học Đà Nẵng và của Trường Đại học Bách khoa.
Hiệu trưởng quyết định công bố chương trình đào tạo dưới dạng chương trình đào tạo mới hoặc chương trình đào tạo sửa đổi, bổ sung sau khi được đánh giá và cập nhật, trên cơ sở đề xuất của Hội đồng Khoa học và Đào tạo.