Bộ môn Cơ kỹ thuật
28/04/2017 10:21
Bộ môn Cơ kỹ thuật thuộc Khoa Cơ khí giao thông hiện nay được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai bộ môn Cơ kỹ thuật thuộc Khoa Sư phạm Kỹ thuật và bộ môn Thủy khí thuộc Khoa Cơ khí giao thông vào năm 2018.
Hiện nay, bộ môn có 10 cán bộ viên chức, trong đó có 09 cán bộ giảng dạy và 01 cán bộ phục vụ giảng dạy, về trình độ chuyên môn, bộ môn có 06 tiến sĩ, 03 NCS, 01 thạc sỹ.
Danh sách đội ngũ cán bộ viên chức
STT
|
Họ và tên
|
Trình độ
|
Chức danh
|
Học phần đảm nhận
|
1
|
Nguyễn Đình Sơn
|
TS
|
GVC
Trưởng BM
|
Cơ lý thuyết
Cơ đại cương
Dao động Kỹ thuật
Công nghệ in 3D
|
2
|
Nguyễn Thị Kim Loan
|
NCS
|
GV
|
Cơ lý thuyết
Cơ ứng dụng
Sức bền vật liệu
|
3
|
Phan Thành Long
|
TS
|
GV
Phó Trưởng khoa
|
Thủy khí
Máy thủy khí
|
4
|
Trịnh Xuân Long
|
TS
|
GV
|
Sức bền vật liệu
Cơ lý thuyết
|
5
|
Nguyễn Thị Băng Tuyền
|
TS
|
GV
|
|
6
|
Phan Thị Thu Hương
|
NCS
|
GV
|
Sức bền vật liệu
|
7
|
Nguyễn Văn Thiên Ân
|
TS
|
GV
|
Cơ lý thuyết
Cơ ứng dụng
Sức bền vật liệu
|
8
|
Nguyễn Võ Đạo
|
NCS
|
GV
|
Thủy khí
Máy thủy khí
|
9
|
Phạm Ngọc Quang
|
TS
|
GV
|
Cơ lý thuyết
Sức bền vật liệu
|
10
|
Nguyễn Văn Quyền
|
ThS
|
GV
|
Thực hành sức bền vật liệu
|
Định hướng phát triển
* Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo kỹ thuật hàng không trong tương lai
* Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực Thiết kế (thiết kế kỹ thuật cơ khí; thiết kế xây dựng), Sản xuất (công nghệ CAD/CAM/CNC/CMM; công nghệ gia công đắp lớp Additive Manufacturing; công nghệ gia công sạch), Chẩn đoán hư hỏng và bảo trì (cân bằng dao động; chẩn đoán hư hỏng bằng tín hiệu dao động, âm thanh; kiểm tra khuyết tật bằng siêu âm); Mô phỏng các bài toán liên quan đến thủy khí và máy thủy khí
Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Cán bộ giảng dạy của Bộ môn Cơ kỹ thuật đã công bố được 93 bài báo trên các Kỷ yếu hội nghị và Tạp chí khoa học (31 bài báo quốc tế trong đó có 07 bài báo trên tạp chí SCI, SCIE và ISI); chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học Cấp Bộ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHĐN và đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường. Các đề tài nghiên cứu đã giải quyết được nhiều vấn đề khoa học và kỹ thuật đặt ra và có thể áp dụng vào thực tế sản xuất. Bên cạnh công tác đào tạo, PTN Sức bền Vật liệu cũng đã đảm nhận việc thử cơ tính của vật liệu (độ cứng, giới hạn bền kéo - nén, giới hạn chảy, giới hạn bền uốn...), dò khuyết tật bằng siêu âm các kết cấu kim loại, thử cơ tính cáp, cân bằng động tại chỗ, chẩn đoán hư hỏng ổ lăn cho các xí nghiệp.
Một số hình ảnh về chuyển giao công nghệ
Thiết bị đo và thử bền các vật liệu Thiết bị siêu âm kiểm tra khuyết tật mối hàn
Thiết bị cân bằng dao động Thiết bị thử kéo nén vật liệu
Một số định hướng nghiên cứu của Khoa
+ Nghiên cứu các phương pháp thiết kế trong lĩnh vực cơ khí để tìm ra phương pháp thiết kế tối ưu đảm bảo thiết kế dễ lắp ráp, dễ sản xuất, dễ sử dụng và hướng đến thân thiện với môi trường. Hướng đến xây dựng môi trường tương tác cho phép nhiều đối tượng tham gia thiết kế đồng thời.
Phương pháp thiết kế đồng thời
+ Nghiên cứu tính toán ứng xử của một số vật liệu đàn hồi như vật liệu đàn hồi biến dạng lớn như Polyme, Vật liệu composit ứng dụng trong xây dựng, Kết cấu xây dựng.
Kết quả nghiên cứu ứng dụng trên vật liệu Polymer
+ Nghiên cứu phương pháp tái tạo cấu trúc mô hình hình học ba chiều dựa trên các tập hợp dữ liệu điểm đo từ máy đo 3 chiều hay từ máy quét laser. Phương pháp này cho phép sao chép các mẫu chi tiết một cách nhanh chóng với độ chính xác cao, tiết kiệm được chi phí và thời gian.
Kết quả nghiên cứu tái tái tạo mô hình hình học từ dữ liệu đo
+ Nghiên cứu về mô hình toán học về dung sai hình dáng, hình học của các bề mặt đặc trưng của chi tiết gia công, mô phỏng quá trình gia công có tính đến các yếu tố tác động ngẫu nhiên để tìm ra các sai số bề mặt của chi tiết gia công.
Một số kết quả nghiên cứu về sản xuất
+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ in ba chiều (3D Printing, Additive Manufacturing, công nghệ gia công đắp lớp) để gia công các chi tiết có độ phức tạp cao mà các công nghệ hiện tại như công nghệ đúc, công nghệ gia công CAD/CAM/CNC không thực hiện được.
Một số kết quả nghiên cứu công nghệ in ba chiều
+ Nghiên cứu xây dựng mô hình toán học cho việc chẩn đoán hư hỏng của các chi tiết trong hệ thống truyền động cơ khí bằng dao động, âm thanh.
+ Chế tạo các thiết bị cho phép chuẩn đoán hư hỏng các thiết bị cơ khí sử dụng công nghệ xử lý tín hiệu hiện đại để chẩn đoán hư hỏng bằng các tín hiệu dao động và âm thanh.
Một số kết quả nghiên cứu về chẩn đoán hư hỏng
- Xây dựng dân dụng: Nghiên cứu hiệu ứng nhóm đến khả năng chịu lực ngang của cọc chống lại sự dịch chuyển ngang của đất. Nghiên cứu khả năng chịu lực của móng nông dưới tải trọng phức tạp trên nền đất cát, sét và đất trung gian. Phát triển phương phần tử hữu hạn dẻo cứng (RPFEM) để tính toán khả năng chịu lực của móng nông trên nền đất hai lớp (đất sét phủ cát)
- Kết cấu xây dựng: Nghiên cứu ứng dụng kết cấu sàn chuyển bê-tông dự ứng lực trong nhà cao tầng tại Đà Nẵng.