DHBK

DHBK

film izle
trindir.net
istanbul escort
Ankara escort
casinoslot giriş bahisnow sultanbet grandpashabet
vdcasino
escort pendik
erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
deneme bonusu deneme bonusu
istanbul escort antalya escort
deneme bonusu deneme bonusu
Paying for a drink with sex
Mature anal sex pussy fucking interracial ass fuck
Guntur sex mms secret ha bathroom lo
turk porno izle
Casino Sitelerine Para Yatırma ve Çekme İşlemleri
kalkinmaatolyesi.org bahis siteleri
bahis siteleri

Nhân lực ngành đường sắt tốc độ cao: Không chờ đủ thầy mới mở lớp

30/12/2024 15:46

 

GD&TĐ - Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của dự án trọng điểm quốc gia...

Sinh viên Đại học Đà Nẵng trình bày các giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng đô thị thông minh. Ảnh: ĐH Đà Nẵng cung cấp
Sinh viên Đại học Đà Nẵng trình bày các giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng đô thị thông minh. Ảnh: ĐH Đà Nẵng cung cấp

Theo GS.TSKH Bùi Văn Ga - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, cần có chính sách linh hoạt liên quan đến đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ dự án đường sắt cao tốc trong những năm sắp tới cũng như phát triển hệ thống đường sắt nội thị (metro, tramway); qua đó, đảm bảo sự phát triển bền vững ngành giao thông vận tải.

Linh hoạt chính sách

- Công tác đào tạo nhân lực thường đi trước một bước trong nhiều dự án trọng điểm như chuẩn bị nhân lực cho ngành lọc hóa dầu, điện hạt nhân… Thời điểm này mới bắt đầu khởi động đào tạo nhân lực cho dự án đường sắt cao tốc, theo ông liệu có kịp với lộ trình?

- Xây dựng đường sắt cao tốc cần nhân lực nhiều ngành như giao thông, xây dựng, cầu đường, cơ khí, điện, luyện kim, động lực, điện tử, công nghệ thông tin, tự động hóa… Không có một chuyên gia nào làm từ A đến Z các công việc của đường sắt tốc độ cao. Lâu nay các trường đại học nước ta đã đào tạo các lĩnh vực liên quan đến đường sắt. Giờ chúng ta cần đào tạo chuyên sâu lực lượng này để đáp ứng yêu cầu của lực lượng lao động ngành đường sắt tốc độ cao.

Nhằm đảm bảo phát triển bền vững, chúng ta phải làm chủ về công nghệ để chủ động triển khai dự án theo đúng kế hoạch dự kiến, không phụ thuộc quá nhiều vào sự biến động kinh tế xã hội trên thế giới. Mà muốn làm chủ công nghệ, cần có đội ngũ nhân lực chất lượng cao để tiếp thu và phát triển công nghệ mới.

 

Hơn 30 năm trước, khi Chính phủ có chủ trương đầu tư Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) đã triển khai đào tạo ngay đội ngũ cán bộ kỹ thuật phục vụ vận hành nhà máy. Nhờ vậy khi dự án triển khai, chúng ta có một đội ngũ kỹ sư chuyên sâu đáp ứng yêu cầu của dự án.

 

Ngày nay, để có đủ đội ngũ nhân lực chất lượng cao phục vụ triển khai dự án đường sắt tốc độ cao, theo tôi trước mắt, có thể gửi ngay một số kỹ sư ưu tú các ngành liên quan đến các trường đại học có chương trình chuyên sâu trong lĩnh vực đường sắt tốc độ cao để đào tạo.

Trên thế giới có một số trường đại học đào tạo ngành giao thông vận tải có tích hợp chương trình đào tạo chuyên sâu về đường sắt cao tốc, có thể kể tới như: Đại học Kỹ thuật Dresden (Đức) cung cấp chương trình về khoa học giao thông vận tải và kỹ thuật đường sắt nổi bật với nghiên cứu và đào tạo liên quan đến đường sắt tốc độ cao và cơ sở hạ tầng; Đại học Bách khoa Milan (Ý), Trường đào tạo kỹ thuật với chuyên ngành cơ sở hạ tầng đường sắt và các hệ thống đường sắt hiện đại; Đại học Gustave Eiffel (Pháp) tập trung vào nghiên cứu về kỹ thuật giao thông vận tải, bao gồm đường sắt tốc độ cao; Đại học Birmingham (Anh) Có chương trình nghiên cứu đường sắt trong Trung tâm nghiên cứu và giáo dục đường sắt Birmingham.

Tại Nhật Bản, Đại học Công nghệ Tokyo đào tạo kỹ thuật đường sắt, với trọng tâm công nghệ Shinkansen; Đại học Kyoto tập trung nghiên cứu hệ thống động lực học và tối ưu hóa giao thông đường sắt; Đại học Tokyo chương trình đào tạo kết hợp giữa cơ học và công nghệ đường sắt hiện đại…

Cùng đó, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc có các chương trình nghiên cứu và đào tạo kỹ thuật liên quan đến Đường sắt cao tốc Hàn Quốc; Đại học Hanyang (Hàn Quốc) đào tạo kỹ thuật hệ thống giao thông vận tải, bao gồm đường sắt tốc độ cao; Viện nghiên cứu đường sắt Hàn Quốc hợp tác với các trường đại học trong nghiên cứu và phát triển công nghệ đường sắt.

Tại Trung Quốc, Đại học Giao thông Bắc Kinh là trung tâm hàng đầu về đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực hệ thống đường sắt tốc độ cao; Đại học Trung Nam tập trung vào nghiên cứu công nghệ và quản lý hệ thống đường sắt hiện đại; Đại học Giao thông Tây Nam chuyên sâu về công nghệ đường sắt, cơ sở hạ tầng và an toàn.

Còn ở Mỹ, Đại học Penn State Altoona cung cấp chương trình Kỹ thuật vận tải đường sắt (Rail Transportation Engineering, RTE) duy nhất tại quốc gia này, được chứng nhận bởi ABET; Đại học Nevada (Las Vegas) đào tạo kỹ thuật giao thông vận tải với nội dung liên quan đến đường sắt tốc độ cao ở Mỹ; Đại học Illinois tại Urbana-Champaign có chương trình nghiên cứu về cơ sở hạ tầng đường sắt và vận hành hệ thống giao thông.

Song song với việc gửi chuyên gia ra nước ngoài đào tạo, chúng ta có thể mở chuyên ngành về đường sắt tốc độ cao ở một số trường đại học có điều kiện. Trước mắt có thể mời chuyên gia từ các trường đại học kể trên đến dạy một số chuyên đề. Khoảng 3, 4 năm sau, khi lực lượng chuyên gia chúng ta gửi đi đào tạo về nước, họ vừa làm công tác đào tạo, vừa tham gia triển khai dự án.

Lực lượng cán bộ kỹ thuật chất lượng cao này không chỉ phục vụ cho dự án đường sắt tốc độ cao mà lâu dài, phục vụ cho sự phát triển hệ thống đường sắt nội đô, xu thế tất yếu để đảm bảo sự phát triển bền vững. Vì vậy đây là cơ hội để chúng ta chuẩn bị nhân lực làm chủ công nghệ dự báo sẽ ứng dụng trong tương lai gần.

khong-cho-du-thay-moi-mo-lop-1.jpg

GS.TSKH Bùi Văn Ga. Ảnh: PV

Củng cố chất lượng đào tạo các ngành liên quan

- Trong đào tạo và đào tạo lại nhân lực chất lượng cao phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, cần lưu ý những gì, thưa GS?

- Như tôi đã nói ở trên, lĩnh vực đường sắt cao tốc liên quan đến nhiều ngành. Nó là đỉnh cao của ngành đường sắt nên lực lượng tham gia vào dự án phải là những người chuyên sâu, am hiểu sâu sắc về chuyên môn liên quan và có tinh thần trách nhiệm cao.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho đoàn tàu chạy với tốc độ 350 km/giờ khác cơ bản về chất so với cơ sở hạ tầng cho đường sắt chạy 50 km/giờ từ vật liệu, thiết kế, điều khiển, vận hành… Cơ sở hạ tầng đường sắt của nước ta hiện nay phục vụ tàu chạy với tốc độ thấp mà thỉnh thoảng đã xảy ra sự cố trật bánh. Đối với đường sắt tốc độ cao, sự cố này sẽ là thảm họa, nên phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Vì vậy, cán bộ được đào tạo chuyên sâu về đường sắt tốc độ cao phải hiểu được yêu cầu cao của ngành để tránh sai sót trong từng chi tiết nhỏ nhất.

Thực tế nhiều ngành học liên quan đến dự án đường sắt những năm gần đây tuyển sinh rất khó, không thu hút được học sinh giỏi, thậm chí có những ngành không có người học như vật liệu, luyện kim… Ngành xây dựng nói chung và ngành cầu đường nói riêng những năm qua tuyển sinh chật vật.

Tuyển sinh không đủ chỉ tiêu thì thiếu nguồn lực để duy trì ngành đào tạo, chưa nói đến sự phát triển của ngành nghề. Đây là một thách thức lớn đối với đội ngũ nhân lực hiện tại. Vì vậy chúng ta cần nhanh chóng củng cố chất lượng đào tạo các ngành liên quan. Mặt khác có chính sách khuyến khích sinh viên giỏi vào học những ngành ưu tiên đào tạo để triển khai dự án. Chính sách hỗ trợ đào tạo sinh viên ngành sư phạm là kinh nghiệm tốt để chúng ta đào tạo nhân lực chất lượng cao những ngành mà đất nước đang cần.

khong-cho-du-thay-moi-mo-lop-2.jpg

Chuyên gia Nhật Bản và giảng viên Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) cùng các doanh nghiệp xây dựng trao đổi bên lề hội thảo về công nghệ xây dựng tiên tiến hướng đến phát triển bền vững. Ảnh: PV

Độ mở trong mở ngành học mới

- Như GS đã trao đổi, phải có những ngành mới trong đào tạo nhân lực chuyên sâu cho đường sắt cao tốc và metro. Thế nhưng, mở ngành học mới, các cơ sở đào tạo đại học sẽ gặp những khó khăn nhất định?

- Đúng là để mở ngành học mới, cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về nguồn lực, trong đó có yêu cầu về trình độ giảng viên như tỷ lệ tiến sĩ. Vì vậy, cần có độ mở nhất định từ cơ quan quản lý Nhà nước mà cụ thể là Bộ GD&ĐT trong rà soát điều kiện mở các ngành mới liên quan đến đào tạo nhân lực cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Kinh nghiệm về đào tạo nhân lực cho Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất 30 năm trước cho thấy, nếu áp dụng quy định cứng nhắc về điều kiện mở ngành mới thì lúc đó không thể đào tạo được vì chưa đủ đội ngũ nhân lực và trang thiết bị. Nếu chờ đến khi đủ tất cả điều kiện rồi mới mở ngành thì quá muộn. Trong điều kiện đó, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) phối hợp với Viện dầu mỏ Pháp (IFP) để mở ngành. Nhờ vậy mà chúng ta có đội ngũ nhân lực lọc hóa dầu kịp thời đáp ứng nhu cầu triển khai dự án.

Theo tôi kinh nghiệm này có thể áp dụng tốt cho việc đào tạo cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực đường sắt tốc độ cao. Cơ sở đào tạo trong nước có thể liên kết với những trường đại học có chương trình đào tạo đường sắt tốc độ cao nêu trên để xây dựng chương trình và mở ngành đào tạo trong nước. Giai đoạn đầu một số môn do giảng viên nước ngoài đảm nhiệm. Giảng viên Việt Nam sẽ thay thế dần. Nếu chúng ta chờ đến khi có đủ lực lượng tiến sĩ, thạc sĩ đúng ngành đường sắt tốc độ cao mới được mở ngành đào tạo thì sẽ quá muộn.

khong-cho-du-thay-moi-mo-lop4.jpg

Đại diện Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) và doanh nghiệp tham gia tọa đàm về Quản lý dự án xây dựng. Ảnh: PV

Tiến tới làm chủ công nghệ

- Dự án đường sắt cao tốc có công nghệ mới hiện đại, lần đầu được triển khai tại Việt Nam. Dự kiến trong hợp phần dự án có hạng mục nghiên cứu, tiếp nhận, phát triển khoa học công nghệ và sẽ do tổ chức trong nước thực hiện như các trường, viện nghiên cứu... Để đáp ứng được yêu cầu này, các cơ sở đại học cần lưu ý gì?

- Để phát triển bền vững, lâu dài một lĩnh vực nào đó, chúng ta cần làm chủ công nghệ. Bên cạnh những nghiên cứu cơ bản để phát triển công nghệ lõi, chúng ta cần tiếp thu công nghệ mới và phát triển chúng để tạo ra sản phẩm. Thực tế cho thấy các cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp nước ta cũng đã làm tốt việc này.

Ví dụ dễ thấy nhất trong lĩnh vực cầu hầm, Việt Nam đã làm chủ công nghệ để thực hiện những công trình lớn. Trong dự án đường sắt tốc độ cao, có thể thực hiện được nhiều hạng mục công trình, nghiên cứu phát triển những sản phẩm ứng dụng và tiếp thu công nghệ để phát triển sản phẩm chuyên sâu.

Về phía các trường đại học có đào tạo các ngành liên quan cần củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo, tuyên truyền ngành nghề, cơ hội việc làm để tuyển được nhiều sinh viên giỏi vào học. Bên cạnh đó, tập hợp chuyên gia thành các nhóm nghiên cứu mạnh, đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến lĩnh vực đường sắt tốc độ cao như thiết kế đường, cầu, tự động hóa, động học đầu máy, toa xe…

Những trường đã có kinh nghiệm đào tạo ngành đường sắt thì nhanh chóng liên kết với các trường đại học có chương trình đào tạo chuyên sâu về đường sắt tốc độ cao để gửi sinh viên, giáo viên đến học tập, nghiên cứu. Mở các chương trình liên kết đào tạo đồng cấp bằng chuyên sâu về đường sắt tốc độ cao trình độ đại học và sau đại học.

Vì đường sắt tốc độ cao liên quan đến nhiều lĩnh vực nên chúng ta cần đào tạo một số tổng công trình sư, những người có cái nhìn bao quát, nắm rõ chuyên môn, có kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất để chỉ đạo triển khai các tiểu dự án trong dự án tổng thể.

Bên cạnh đào tạo, các trường cần liên kết với doanh nghiệp trong nghiên cứu phát triển sản phẩm, phát triển các trung tâm nghiên cứu triển khai chung giữa nhà trường, viện nghiên cứu và doanh nghiệp để phối hợp sử dung thế mạnh của các bên trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

- Xin cảm ơn GS!

Hà Nguyên (Báo Giáo dục và Thời đại)