DHBK

DHBK

film izle
trindir.net
istanbul escort
Ankara escort
casinoslot giriş bahisnow sultanbet grandpashabet
vdcasino
escort pendik
erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
deneme bonusu deneme bonusu
istanbul escort antalya escort
deneme bonusu deneme bonusu
Paying for a drink with sex
Mature anal sex pussy fucking interracial ass fuck
Guntur sex mms secret ha bathroom lo
turk porno izle
Casino Sitelerine Para Yatırma ve Çekme İşlemleri
kalkinmaatolyesi.org bahis siteleri
bahis siteleri

Khoa Hóa tổ chức thành công Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Hóa học với sự phát triển bền vững”

15/09/2023 16:39

Sáng ngày 15/9/2023, Khoa Hóa, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN phối hợp với Hội Hóa học thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia nhằm hướng đến kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Khoa.  Chủ đề Hội thảo: Hóa học với sự phát triển bền vững” - lần thứ 2 với định hướng “Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường” tại Tòa nhà Smart Building.


Đông đảo đại biểu và sinh viên tham dự Hội thảo

Hội thảo có sự hiện diện của các vị đại biểu, khách quý. Về phía Hội Hóa học TP Đà Nẵng có GS.TS. Đào Hùng Cường, Chủ tịch Hội và TS. Nguyễn Đình Thống, Phó Chủ tịch Hội. Về phía đại biểu khách mời có PGS.TS. Nguyễn Lê Hùng - Trưởng ban Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Đại học Đà Nẵng; TS. Trương Lê Bích Trâm - Phó Trưởng  ban Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Đại học Đà Nẵng; GS.TS. Nguyễn Hoàng Lộc - Trưởng Bộ môn Công nghệ Sinh học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa Học, Đại học Huế; PGS.TS. Huỳnh Đại Phú - Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh; PGS.TS. Chu Kỳ Sơn - Hiệu trưởng Trường Hóa học và Khoa học Sự sống, Đại học Bách Khoa Hà Nội; PGS.TS. Nguyễn Thị Ái Nhung - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao Công nghệ, viện Nghiên cứu và Ứng dụng KHCN, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Về phía Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN có PGS.TS. Nguyễn Đình Lâm, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS.TS. Lê Tiến Dũng- Phó Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS. Đặng Minh Nhật - Trưởng khoa Khoa Hóa; PGS.TS. Đoàn Thị Thu Loan - Phó Trưởng khoa Khoa Hóa, Trưởng Ban tổ chức Hội nghị; PGS.TS. Phạm Cẩm Nam - Phó trưởng Ban tổ chức Hội thảo cùng với gần 150 đại biểu là các nhà khoa học đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, các thầy cô Khoa Hóa và các em sinh viên hiện đang học tập tại Khoa.

Mục tiêu của Hội thảo nhằm tạo cầu nối giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp trong nghiên cứu, phát triển, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các lĩnh vực hóa học bao gồm công nghệ hóa học, dầu khí, hóa hữu cơ, hóa vô cơ, hợp chất thiên nhiên, hóa phân tích, hóa lý, hóa sinh học, hóa dược, hóa tính toán, hóa môi trường, hóa vật liệu, năng lượng tái tạo,… và công nghệ sản xuất, chế biến, ứng dụng các sản phẩm hóa học vào đời sống như thực phẩm, thực phẩm chức năng, sinh học, dược phẩm,…


PGS.TS Đặng Minh Nhật – Trưởng khoa Khoa Hóa phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Đặng Minh Nhật – Trưởng khoa Khoa Hóa chia sẻ đây là lần thứ 2 Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Hóa học với sự phát triển bền vững” được tổ chức trở lại sau Hội thảo lần thứ nhất diễn ra các đây 05 năm. Hội thảo vinh dự nhận được 04 báo cáo tham luận chính của các chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ vật liệu và hợp chất thiên nhiên và 32 đề tài tham gia từ 09 đơn vị trong cả nước. Thầy cho rằng, từ khoá “phát triển bền vững” đã trở nên rất “hot” trong thời đại ngày nay, khi sự bùng nổ của quá trình công nghiệp hoá trong thời gian dài đã gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo và làm biến đổi khí hậu nghiêm trọng diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Thầy hy vọng rằng Hội thảo sẽ tạo được diễn đàn trao đổi học thuật cho các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu cùng bàn bạc, trao đổi, thảo luận và hướng tới các mối quan hệ hợp tác trong việc phát triển các đề tài về sự phát triển bền vững trong thời gian đến.


PGS.TS. Nguyễn Đình Lâm và PGS.TS. Phạm Cẩm Nam chủ tọa Phiên báo cáo thứ nhất

Hội thảo được tổ chức gồm 03 phiên báo cáo đến từ các nhóm nghiên cứu ở các trường Đại học gồm: Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Trường Hóa học và Khoa học Sự sống - Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Khoa Học - Đại học Huế, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum và Trường Đại học Duy Tân.

Phiên báo cáo thứ nhất được điều hành bởi 02 chủ tọa gồm PGS.TS. Nguyễn Đình Lâm và PGS.TS. Phạm Cẩm Nam. Trong phiên này, các đại biểu đã được nghe 04 tham luận đến từ các nhà khoa học về sự cấp thiết của xu hướng phát triển bền vững và vai trỏ của ngành hóa học nói chung, ngành Nông nghiệp và Công nghệ sinh học nói riêng. Những chia sẻ có nội dung chuyên môn sâu rất hữu ích và nhận được nhiều câu hỏi quan tâm của các đại biểu.


PGS.TS. Huỳnh Đại Phú - Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh trình bày tham luận “Xu thế phát triển bền vững, thách thức đối với Việt nam và cơ hội của ngành Hoá học”


PGS.TS. Chu Kỳ Sơn - Hiệu trưởng Trường Hóa học và Khoa học Sự sống, Đại học Bách Khoa Hà Nội trình bày tham luận “Nghiên cứu và phát triển nâng cao giá trị nông sản Việt Nam trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0”


PGS.TS. Nguyễn Thị Ái Nhung - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao Công nghệ, viện Nghiên cứu và Ứng dụng KHCN, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế trình bày tham luận “Hóa học xanh - Dược chất thiên nhiên: Mô phỏng, Thực nghiệm, Ứng dụng”


GS.TS. Nguyễn Hoàng Lộc - Trưởng Bộ môn Công nghệ Sinh học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa Học, Đại học Huế trình bày tham luận “Mối quan hệ giữa phiên mã và chuyển hóa trong sinh tổng hợp các hoạt chất sinh học ở thực vật”

Phiên báo cáo thứ 2 với sự điều hành của GS.TS. Nguyễn Hoàng Lộc và PGS.TS. Chu Kỳ Sơn. Tại phiên báo cáo này, các đại biểu đã được nghe 01 báo cáo về định hướng phát triển nâng cao giá trị kinh tế của quả bơ trong xu hướng phát triển bền vững và thân thiện với môi trường, 01 báo cáo về ứng dụng tin sinh học trong nghiên cứu sàng lọc chất ức chế kháng kháng sinh. Các báo cáo này có nhiều nội dung thiết thực có khả năng ứng dụng vào thực tiễn cao.


TS. Nguyễn Thị Trúc Loan, Trường Đại học Bách Khoa, ĐHĐN trình bày báo cáo về đề tài “Đánh giá thành phần hóa học và khả năng thu nhận dầu bơ từ quả bơ sáp da xanh bằng phương pháp sấy kết hợp ép lạnh”


TS. Tạ Ngọc Ly, Trường Đại học Bách Khoa, ĐHĐN trình bày báo cáo về đề tài “
Phân tích in silico gen kháng kháng sinh và sàng lọc ảo chất ức chế gen kháng kháng sinh ở Pseudomonas Aeruginosa”

Phiên báo cáo thứ 3 có GS.TS. Đào Hùng Cường và PGS.TS. Huỳnh Đại Phú làm chủ tọa. Tại phiên này, các đại biểu trình bày 02 báo cáo khoa học gồm Sàng lọc các hợp chất hữu cơ từ cây Chân Danh Hoa Thưa để phát triển thuốc điều trị ung thư bằng phương pháp in silico, Tổng hợp và nghiên cứu khả năng hấp thụ khí CO2 của vật liệu khung hữu cơ kim loại MIL 101.


TS. Nguyễn Minh Thông, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum trình bày báo cáo về đề tài “Sàng lọc các hợp chất hữu cơ từ cây Chân Danh Hoa Thưa (Euonymus Laxiflorus Champ) để phát triển thuốc điều trị ung thư bằng phương pháp in silico”


TS. Trần Nguyên Tiến, Trường Đại học Duy Tân trình bày đề tài “Tổng hợp và nghiên cứu khả năng hấp thụ khí CO2 của vật liệu khung hữu cơ kim loại MIL – 101”


Các đại biểu tích cực đặt câu hỏi thảo luận cho các báo cáo viên

Ngoài 3 phiên báo cáo, Hội thảo còn tổ chức Phiên Poster các đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp.


Phiên Poster các đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp

Theo Ban tổ chức, Hội thảo có 28 bài đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ, ĐHĐN (Tạp chí số Vol. 21, No. 8.2, 2023) và tại Hội thảo có 04 tham luận, 04 báo cáo khoa học tham gia trình bày tại Hội thảo.


GS.TS. Đào Hùng Cưởng, Chủ tịch Hội Hóa học Thành phố Đà Nẵng chủ trì Phiên báo cáo thứ 3

Với chủ đề “Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường, Hội thảo khoa học quốc gia đã thu hút nhiều đề tài tham dự có phạm vi nghiên cứu trãi rộng từ nhiều lĩnh vực như vật liệu xúc tác, vật liệu mới, vật liệu polymer -composite, vật liệu silicate, hợp chất thiên nhiên, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, hóa dược, hóa tính toán,... Các đề tài tham gia Hội thảo có tính thời sự cao, có chất lượng tốt và nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu. Hy vọng thông qua Hội thảo lần này, các nhà khoa học sẽ có những đề tài nghiên cứu, ứng dụng thực tế trong việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, về các loại năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường. Đồng thời giúp các em sinh viên tham dự Hội thảo có cái nhìn tổng quan hơn về ngành, hiểu rõ hơn về chuyên ngành mình đang học và có thêm niềm yêu thích, đam mê với nghề nghiệp mình đã lựa chọn.


Hình chụp lưu niệm

Tin, ảnh: Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN