DHBK

DHBK

film izle
trindir.net
istanbul escort
Ankara escort
casinoslot giriş bahisnow sultanbet grandpashabet
vdcasino
escort pendik
erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
deneme bonusu deneme bonusu
istanbul escort antalya escort
deneme bonusu deneme bonusu
Paying for a drink with sex
Mature anal sex pussy fucking interracial ass fuck
Guntur sex mms secret ha bathroom lo
turk porno izle
Casino Sitelerine Para Yatırma ve Çekme İşlemleri
kalkinmaatolyesi.org bahis siteleri
bahis siteleri

Bảo tồn linh hoạt các công trình lịch sử: Có thể gây tranh cãi trong việc xác định giá trị và tính xác thực?

19/06/2023 17:05

Các công trình cổ được coi là kết quả của sự tiến bộ của nhân loại, và là một phần không thể thiếu trong việc tìm hiểu và đánh giá lịch sử của con người (Fukushima 2018). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tòa nhà lịch sử đang bị mất dần hoặc bị phá hủy với nhiều nguyên nhân khác nhau: Sự phá hoại của thiên tai và biến đổi khí hậu, hay thậm chí bởi cách tôn tạo, trùng tu không đúng cách. Để đảm bảo tính tòan vẹn, truyền tải lại cho các thế hệ tương lai thì bảo tồn chúng là rất cần thiết. Các chuyên gia trong lĩnh vực này đang nỗ lực để xây dựng các chiến lược và kế hoạch hiệu quả, khôi phục các tòa nhà lịch sử không chỉ là đảm bảo bảo tồn một tác phẩm thời gian mà còn cho phép tái sử dụng nó, trở thành một phần tích cực và sống động trong cộng đồng. Bằng cách giữ lại và cải tạo một công trình lịch sử hiện có, lịch sử này có thể tiếp tục ở dạng vật chất và tăng giá trị để tạo cảm giác về địa điểm (Melbourne City Council 2014).


 Khu dân cư São Bento, Porto- Bồ Đào Nha. Được thiết kế bởi công ty kiến trúc Pedra Liquida, dự án giành chiến thắng trong các hạng mục Cải tạo LOOP Design Awards 2021. Sự khác biệt giữa bổ sung mới thế kỷ 21 và công trình thế kỷ 18. ( Bảo tồn linh hoạt hiện đại) (Nguồn ảnh Joao Morgado)

Bảo tồn linh hoạt
Trong các cách thức bảo tồn công trình lịch sử, thì việc áp dụng Điều 9 – Hiến chương Venice là một phương pháp phổ biến: “Quá trình phục hồi là một hoạt động chuyên môn hóa cao. Mục đích của hoạt động này là bảo tồn và thể hiện giá trị thẩm mỹ và lịch sử của di tích và dựa trên sự tôn trọng tài liệu gốc và tài liệu xác thực. Việc phục hồi trong mọi trường hợp phải được đi trước và theo sau bởi một nghiên cứu khảo cổ và lịch sử về di tích”, và Điều 10, trong đó nêu rõ: “Khi các kỹ thuật truyền thống tỏ ra không đầy đủ, việc củng cố một di tích có thể đạt được bằng cách sử dụng bất kỳ kỹ thuật hiện đại nào để bảo tồn và xây dựng, hiệu quả của nó đã được chứng minh bằng dữ liệu khoa học và được chứng minh bằng kinh nghiệm” (Hiến chương VENICE 1964). Theo Hiến chương này, các di tích lịch sử phải được bảo tồn dưới dạng ban đầu của chúng, không được sửa đổi hay thay đổi một cách đáng kể. Đó cũng là mặt hạn chế, điều này gây khó khăn cho các nhà bảo tồn khi cần phải thay đổi hoặc sửa chữa các công trình lịch sử để bảo đảm sự an tòan và tuổi thọ cho chúng. Việc áp dụng hình thức bảo tồn linh hoạt sẽ giúp cho các công trình lịch sử có thể được tôn tạo và thay đổi một cách thông minh để đáp ứng các yêu cầu hiện nay, trong khi vẫn giữ được giá trị lịch sử và bản sắc của chúng. Một vài quốc gia đã cho phép các dự án bảo tồn linh hoạt, có thể không phù hợp với bối cảnh lịch sử nhưng đã trở thành biểu tượng và quảng bá cho đất nước.
Bảo tồn linh hoạt là một cách tiếp cận bổ sung thiết kế mới, bổ sung các giá trị khác cho các tòa nhà lịch sử thay vì phá hủy đặc điểm và bản sắc của nó. Các tòa nhà lịch sử sẽ được thay đổi mục đích sử dụng, phần bổ sung mới về kiến trúc nội ngoại thất có thể hài hòa (bảo tồn linh hoạt truyền thống) hoặc trái ngược (bảo tồn linh hoạt hiện đại) với đặc tính của chúng. Nhiều quốc gia đã thành công với công trình lịch sử được bảo tồn kết hợp bổ sung mới này.


 Phương thức bảo tồn linh hoạt bổ sung mới có phải là “phương tiện” để nâng cao chủ nghĩa cá nhân của KTS? (Nguồn ảnh Danica O.Kus)


Bảo tồn linh hoạt truyền thống, bảo tồn linh hoạt hiện đại làm tăng giá trị và tính xác thực công trình lịch sử?
Theo ICOMOS năm 2014: Bảo tồn là can thiệp hoặc không can thiệp vào cấu trúc vật liệu, giữ nguyên những giá trị văn hóa của di tích và cập nhật chúng để phù hợp với các nhu cầu hiện đại (UNESCO, World heritage and sustainable development: The role of local communities 2018). Bảo tồn linh hoạt can thiệp với việc bổ sung mới kiến trúc, chức năng cho tòa nhà và việc này có thể khác biệt hay tương thích với bản sắc của công trình lịch sử. Các công trình này có thể được cải tạo để phù hợp với mục đích sử dụng mới, và quá trình này còn được gọi là tái sử dụng thích ứng, giúp sử dụng lại các cấu trúc lịch sử cho mục đích khác, kết hợp bản chất lịch sử của tài sản đã được sử dụng hoặc bị bỏ hoang với khả năng kinh tế đương đại, giúp tài sản đó phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của thời đại hiện tại. (Richard L. Austin 1988)
Hình thức bảo tồn linh hoạt hiện đại được coi là giải pháp linh hoạt hơn so với bảo tồn linh hoạt truyền thống, vì cho phép sử dụng các vật liệu mới và kỹ thuật tiên tiến, khác biệt với vật liệu hiện hữu của các tòa nhà lịch sử nhằm mở rộng không gian và sử dụng các di tích lịch sử cho nhiều mục đích khác nhau, như văn hóa, giáo dục, du lịch, kinh tế. Từ đó, xung đột phát sinh bởi sự phân biệt giữa hai phần của tòa nhà, khía cạnh này đòi hỏi nhận thức của cả KTS và công chúng (Christoph Machat 2010). Trong khi đó, phương pháp bảo tồn linh hoạt truyền thống tương thích hơn với công trình lịch sử và được thực hiện bằng sử dụng các vật liệu địa phương trong quá khứ, màu sắc gốc hoặc cùng dải màu hay giá trị, các vật liệu được sử dụng trên bổ sung mới, không cần phải giống hệt như các vật liệu trên tòa nhà lịch sử.
Áp dụng phương pháp bảo tồn linh hoạt sẽ làm cho các công trình lịch sử trở nên đa năng và có khả năng phát triển bền vững trong tương lai. Nhưng việc áp dụng nó có thể gặp phải một số thách thức và tranh cãi liên quan đến việc xác định tính xác thực và độc đáo của các công trình lịch sử, cũng như giữa việc bảo vệ và phát huy giá trị.
Các tiêu chí và quy định riêng nào cho cách thức bảo tồn linh hoạt công trình lịch sử?
Không có một quy định nhất định về loại và hình thức bổ sung cho các tòa nhà lịch sử, tuy nhiên, điều quan trọng là phải duy trì sự cân bằng giữa sự khác biệt và khả năng tương thích. Các hướng dẫn thiết kế, khuyến nghị về tỷ lệ, hình thức, khối lượng, khoảng lùi, định hướng, căn chỉnh, nhịp điệu và khoảng cách của một bổ sung kiến trúc mới trong bảo tồn linh hoạt cũng không có quy tắc nhất định. Có thể đặt một bổ sung mới ở độ cao phía sau hoặc bên hông của tòa nhà lịch sử hiện có, và nên tránh bổ sung phía trước càng nhiều càng tốt, điều này giúp bổ sung mới không áp đảo tòa nhà ban đầu và ít nhìn thấy hơn từ phía đường phố (HDLC 2011), (Australian International Council 2020). Ngoài ra, cần lưu ý đến các tiêu chí để tạo ra được một ấn tượng thẩm mỹ tốt,Tanaç-Zeren đã giải thích những tiêu chí đó như là tác động môi trường, tác động của quy mô, độ tương phản, khối lượng, nhịp điệu và vật liệu (Zeren 2015).
Đối bảo tồn bổ sung truyền thống: Bề mặt, vật liệu, kết cấu của các tòa nhà lịch sử được nghiên cứu với các phương pháp khoa học chuyên sâu hơn, cho phép có thể sử dụng các vật liệu hay màu sắc tương thích với bản sắc gốc của công trình. Các hướng dẫn liên quan đến bảo tồn bề mặt được đề cập ở tiêu chuẩn Liên minh các quốc gia ICOMOS trong việc lựa chọn màu sắc: Tôn trọng bản chất của vật liệu, tôn trọng thời gian, tôn trọng cảnh quan. Hay cụ thể trong hướng dẫn của Hoa kỳ về bảo tồn, phục hồi và tái thiết các tài sản lịch sử có nêu:
•    Vị trí của bổ sung mới có thể chấp nhận được khi cao hơn hoặc lớn hơn một chút so với tòa nhà lịch sử, miễn là nó phụ thuộc trực quan vào tòa nhà chính;
•    Dựa trên kích thước, nhịp điệu và sự liên kết của cửa sổ và cửa mở của tòa nhà lịch sử;
•    Bổ sung mới cũng nên tôn trọng biểu hiện kiến trúc của tòa nhà lịch sử. Ví dụ, việc bổ sung vào một tòa nhà thể chế nên duy trì đặc điểm kiến trúc liên quan đến loại công trình này thay vì sử dụng các chi tiết và yếu tố điển hình của khu dân cư hoặc các loại công trình khác. (Assembly American 2014).


 Thư viện Công cộng Berkeley-California- Hoa Kỳ, xây dựng 1931 đã được bảo tồn bằng cách thiết lập các yếu tố tương thích kiến trúc gốc, khôi phục những giá trị đã bị thay đổi, biến mất trên cơ sở khoa học.( Bảo tồn linh hoạt truyền thống) (Nguồn ảnh David Wakely)


Ngoài ra, trong cuốn “The Venice Charter” của UNESCO, các quy định và tiêu chuẩn sử dụng màu sắc để bảo tồn các công trình lịch sử cũng đã được đưa ra. Theo đó, màu sắc phải được xác định dựa trên tài liệu ban đầu và không được sử dụng màu sắc khác biệt hoặc không phù hợp với văn hóa, truyền thống địa phương. Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã phát triển các hướng dẫn và quy chuẩn bảo tồn bề mặt công trình lịch sử bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc, ICOMOS…. Tuy nhiên, các hướng dẫn và quy định này thường khác nhau giữa các nước, giữa các tổ chức và không nhất quán. Do đó, việc thống nhất các tiêu chí trong bảo tồn công trình lịch sử vẫn còn là một thách thức. Thách thức này cũng đang diễn ra tại Việt Nam do các quy định chưa được đồng bộ và chưa được áp dụng một cách thống nhất. Cần có những nghiên cứu và đề xuất về các tiêu chí và quy định trong bảo tồn, trùng tu, tôn tạo công trình lịch sử; đồng thời cần sự phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan chức năng, nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực này. Chỉ khi có sự thống nhất các tiêu chí, các công trình lịch sử mới có thể được bảo tồn và phục hồi một cách đúng đắn, giữ được giá trị lịch sử và thẩm mỹ của chúng.


 Sự bất hòa thị giác giữa thực thể cũ và mới, kiến trúc bổ sung mới có tính lấn át và che khuất công trình lịch sử- thiết kế của KTS Zaha Hadid cho Tòa nhà cảng Antwerp lịch sử của Bỉ. (Nguồn ảnh Cammamu)


Bảo tồn không đơn thuần chỉ là giữ nguyên một tòa nhà để giữ được dấu ấn lịch sử, mà còn phải tôn trọng sự phát triển và thay đổi của con người theo thời gian. Việc bổ sung mới cho công trình có thể giúp cải thiện tính thẩm mỹ, giúp nó trở thành một “nơi sống”. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo rằng cách thức bảo tồn linh hoạt phải tuân thủ các quy định bảo tồn công trình lịch sử, đảm bảo tính nhất quán với kiến trúc ban đầu và không ảnh hưởng đến giá trị của nó. “Việc ra quyết định can thiệp và kiến trúc đương đại trong cảnh quan đô thị lịch sử đòi hỏi phải xem xét cẩn thận, một cách tiếp cận nhạy cảm về mặt văn hóa và lịch sử, tham vấn các bên liên quan và chuyên gia. Một quy trình như vậy cho phép hành động phù hợp đối với các trường hợp riêng lẻ, kiểm tra bối cảnh không gian giữa cũ và mới, đồng thời tôn trọng tính xác thực và tính tòan vẹn của kết cấu lịch sử và vật liệu xây dựng.” Điều 18 UNESCO, Bản ghi nhớ Vienna (UNESCO, World Heritage and Contemporary Architecture 2003).


 Tòa nhà Dem Dobrescu-Bucharest- Romania. Kiến trúc bổ sung mới mâu thuẫn trực quan đối với công trình lịch sử và giảm tính địa phương của khu vực
(Nguồn ảnh Metropotam.ro)


Bảo tồn các đối tượng lịch sử là rất quan trọng, việc thêm vào các cấu trúc hiện đại cần được thực hiện một cách cẩn thận và đúng cách, cần có sự thấu hiểu sâu sắc về giá trị và bản sắc của các công trình lịch sử. Nếu không, có nguy cơ làm mất đi giá trị của các địa điểm, có thể dẫn đến sự suy giảm giá trị và tính độc đáo của các di tích lịch sử thậm chí gây ra tranh cãi trong cộng đồng. “Đôi khi, việc thay đổi các công trình lịch sử để phù hợp với mục đích sử dụng hiện tại có thể gây ra sự mất cân bằng giữa việc bảo vệ và phát triển, và có thể ảnh hưởng đến tính nguyên bản của di tích” (Jokilehto 2017). Vì vậy để áp dụng phương pháp bảo tồn linh hoạt, đòi hỏi các nhà quản lý di tích, chuyên gia và cộng đồng địa phương cần phải có kiến thức chuyên môn và đồng thời đóng góp ý kiến. Bằng cách đó, việc thay đổi và sửa chữa các công trình lịch sử có thể được thực hiện một cách thận trọng, từ đó đảm bảo giá trị lịch sử và tính độc đáo của chúng, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của thời đại hiện tại.
 


 Hướng dẫn thiết kế trực quan về bổ sung mới cho khu vực lịch sử theo chính sách di sản- Thành phố Mebourne-Úc (Australian International Council 2020)


Kết luận
Có nhiều hình thức bảo tồn linh hoạt khác nhau có thể được áp dụng để bảo vệ sự sống còn của các công trình lịch sử và bổ sung giá trị, thay vì phá hủy đặc điểm và bản sắc của chúng. Việc bảo tồn này có thể được chấp nhận nếu nó đóng góp vào việc tạo ra một bản sắc đặc trưng cho khu vực hoặc quốc gia, đồng thời không gây tổn hại đến bản sắc của cấu trúc lịch sử hiện hữu. Không có công thức hay nguyên tắc cứng nhắc nào để thiết kế một bổ sung mới cho một công trình lịch sử. Một bổ sung mới có thể thuộc bất kỳ phong cách kiến trúc nào – từ truyền thống đến đương đại hoặc một phiên bản đơn giản hóa của công trình ban đầu. Tuy nhiên, việc duy trì sự cân bằng giữa tính đặc trưng và tính tương thích là vô cùng quan trọng để bảo vệ tính lịch sử và bản sắc của công trình, không để chúng bị mất đi mãi mãi. Bảo tồn các công trình lịch sử không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa của một dân tộc, mà còn giúp ta giữ được bản sắc của công trình, nhận thức được giá trị và tính xác thực của chúng.
ThS.KTS Đỗ Hoàng Rong Ly
Khoa Kiến trúc- Trường Đại học Bách Khoa- Đại học Đà Nẵng
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 04-2023)

________________________________________
Tài liệu tham khảo
•    Assembly American. 2014. “Historic preservation and the rehabilitation of historic buildings”;
•    Australian International Council. 2020. “Heritage Design Guide-Melbourne.” 23-25;
•    Christoph Machat, Michael Petzet & John Ziesemer. 2010. Icomos World Report on Monuments and Sites in Danger. COMOS World Report 2008–2010 On Monuments And Sites In Danger, vol.10;
•    Fukushima, Y., Hino, J., & Fujii, K. 2018. “An analysis of the impact of cultural heritage on tourism. Journal of Tourism Research.” (Journal of Tourism Research) 187-200;
•    HDLC, City of New Orleans. 2011. Guidelines for New Construction, Additions and Demolition;
•    Hiến chương VENICE. 1964. “Hiến chương Quốc tế về Bảo tồn và Trùng tu Di tích và Di chỉ.”;
•    Jokilehto, Jukka. 2017. The Changing Concept of Authenticity in Relation to Conservation Management. Hanna Pennock & John Schofield;
•    Melbourne City Council. 2014. “ODASA Design Guidance.”;
•    Richard L. Austin, David G. Woodcock, W. Cecil Steward, R. Alan Forrester. 1988. Adaptive Reuse: Issues and Case Studies in Building Preservation. Van Nostrand Reinhold;
•    UNESCO. 2003. “World Heritage and Contemporary Architecture.” Vienna Memorandum;
•    UNESCO. 2018. “World heritage and sustainable development: the role of local communities.” (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization);
•    Zeren, Mine Tanac. 2015. “Modernization and Reuse of Cultural Heritage Building: A Turkish Case Study from the Izmir City.” (Journal of Civil Engineering and Architecture) 21-25.