DHBK

DHBK

film izle
trindir.net
istanbul escort
Ankara escort
casinoslot giriş bahisnow sultanbet grandpashabet
vdcasino
escort pendik
erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
deneme bonusu deneme bonusu
istanbul escort antalya escort
deneme bonusu deneme bonusu
Paying for a drink with sex
Mature anal sex pussy fucking interracial ass fuck
Guntur sex mms secret ha bathroom lo
turk porno izle
Casino Sitelerine Para Yatırma ve Çekme İşlemleri
kalkinmaatolyesi.org bahis siteleri
bahis siteleri

Cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu, tự giác tuân thủ, chấp hành, bảo vệ hiến pháp và pháp luật

09/11/2021 17:49

Thực hiện Công văn số 3825/BGDĐT- PC ngày 06/9/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2021-2022 về công tác pháp chế và Công văn số 3150/ĐHĐN-TTPC ngày 14/9/2021 của Đại học Đà Nẵng về việc thực hiện công tác pháp chế năm học 2021-2022.

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Ngày Pháp luật theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và Văn bản số 1028/BTP-PBGDPL ngày 08/4/2021 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn một số nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021. Trên cơ sở Công văn số 2508/ĐHBK-TTPC ngày 08/10/2021 của Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng về việc triển khai hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam năm 2021”.

TextDescription automatically generated
Cán bộ viên chức Trường Đại học Bách khoa tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Với mục tiêu tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho Nhân dân, Quốc hội đã lấy ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với dấu mốc là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta năm 1946, khởi đầu cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật, qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.


Khẩu hiệu tuyên truyền Ngày pháp luật được treo ở lối vào khu A, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhà trường được thực hiện hiệu quả sẽ góp phần đưa việc học tập, tìm hiểu pháp luật, tuân thủ pháp luật trở thành công việc tự thân, thói quen hằng ngày của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đồng thời tạo sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội về tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, trở thành nhiệm vụ thường xuyên; nâng cao ý thức trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân huyện Yên Định trong chủ động học tập, tìm hiểu, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

1. Nguồn gốc ra đời của Ngày Pháp luật

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc sử dụng công cụ pháp luật, đặc biệt là Hiến pháp để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Ngày 09 tháng 11 năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành và đánh dấu mốc son trong lịch sử lập pháp của Việt Nam. Hiến pháp 1946 đã thấm nhuần, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Xuất phát từ tư tưởng của Người nên các bản Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 thì những tư tưởng lập hiến, những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bản Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta.

Trên thế giới hiện có nhiều nước tổ chức Ngày Pháp luật hay Ngày Hiến pháp như một ngày hội để “thượng tôn pháp luật”, tôn vinh Hiến pháp – đạo luật gốc của mỗi quốc gia. Hiện nay có hơn 40 quốc gia lấy ngày ký, ban hành hoặc thông qua Hiến pháp để hằng năm tổ chức kỷ niệm “Ngày Hiến pháp” của đất nước mình. Trước khi Ngày Pháp luật được cụ thể hóa trong luật, các hoạt động của Ngày Pháp luật đã được Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ triển khai từ ngày 04 tháng 10 năm 2010, thông qua Công văn số 3535/HĐPH của Hội đồng gửi Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương. Thực hiện Ngày Pháp luật cũng chính là cụ thể hóa việc thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Tính đến ngày 31 tháng 5 tháng 2012, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 06 bộ, ngành Trung ương triển khai thực hiện mô hình này và qua đánh giá bước đầu cho thấy, việc thực hiện Ngày Pháp luật ở các địa phương, cơ quan đã đem lại hiệu quả thiết thực.

Chính vì vậy, theo đề xuất của Chính phủ, ngày 09/11 - Ngày ban hành Hiến pháp 1946 được xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật); đã được chính thức luật hóa trong Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012. Tại Điều 8 của Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 quy định: “Ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.

Như vậy, sau quy định của Hiến pháp về ngày Quốc khánh, chúng ta có một đạo luật quy định về một sự kiện chính trị, pháp lý được tổ chức hằng năm - Ngày Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ngày 9/11 hằng năm.

2. Mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật

Theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Ngày Pháp luật được tổ chức để tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật; là cơ hội để tổ chức nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cộng đồng thông qua những cách thức khác nhau. Những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội; hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.

Ngày Pháp luật khơi dậy trong mọi cá nhân ý thức về trách nhiệm, bổn phận và quyền lợi của mình khi tham gia vào các sinh hoạt của đời sống chính trị và đời sống xã hội. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật.

3. Một số khẩu hiệu tuyên truyền hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2021:

- Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật;

- Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật góp phần xây dựng Chính phủ kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả;

- Cán bộ, công chức, viên chức …. (tên đơn vị) gương mẫu, tự giác tuân thủ, chấp hành, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật;

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao năng lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và tổ chức thi hành pháp luật;

- Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân.

- Bảo đảm quyền con người, quyền công dân là mục tiêu và yêu cầu trong thực thi công vụ.

- Tích cực cải cách hành chính và đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp.

- Thượng tôn pháp luật góp phần xây dựng nhà nước liêm chính, hành động, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả;

- Cán bộ, công chức, viên chức .........(tên đơn vị) nêu cao tinh thần gương mẫu, chủ động học tập, tìm hiểu, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật;

- Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

4. Giới thiệu một số văn bản pháp luật đang hiện hành:

- LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=164953

- LUẬT VIÊN CHỨC: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=98566

- LUẬT GIÁO DỤC: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=197310

- LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=190302

- LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=164952

- LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM, LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=197272

- LUẬT CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=55580

- LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=178127

- LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=175349

- BỘ LUẬT LAO ĐỘNG:

http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=163542

- SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY:

http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=70877

Biên tập: Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng