DHBK

Kỹ thuật Ô tô - Đào tạo kỹ sư chuyên ngành phù hợp với xu thế phát triển ô tô hiện đại

16/07/2021 10:44

Đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên nói riêng, cả nước nói chung và nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,…  Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng mở mới ngành Kỹ thuật Ô tô (mã ngành: 7520130) và bắt đầu tuyển sinh từ năm 2021 với 60 chỉ tiêu, xét tuyển theo phương thức điểm thi THPT. Thí sinh có thể lựa chọn tổ hợp xét tuyển: Toán - Vật lý - Hóa học hoặc Toán - Vật lý - Tiếng Anh.

A picture containing text, outdoor, tree, building

Description automatically generated
Trung tâm Thí nghiệm Động cơ và Ô tô (Dự án tài trợ từ Châu Âu) và các hệ thống của ô tô đời mới được các Hãng ô tô (Toyota, Mercedes, Honda, Nissan, Ford,…) tài trợ với đầy đủ trang thiết bị chuyên ngành hiện đại, giúp cho sinh viên có điều kiện thực hành, thí nghiệm gắn liền với thực tế sản xuất.

Ngành Kỹ thuật Ô tô được tổ chức lại trên cơ sở các chuyên ngành Động cơ và Ô tô (Động lực) đã được đào tạo tại Trường Đại học Bách khoa-Đại học Đà Nẵng hơn 45 năm qua. Là ngành được phép đào tạo từ khi thành lập trường nên đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nhiều công trình nghiên cứu khoa học của Thầy và trò liên quan đến động cơ sử dụng nhiên liệu tái tạo, nhiên liệu thay thế, xe gắn máy hybrid, ô tô thông minh… đã góp phần đáng kể cho sự phát triển khoa học của ngành Kỹ thuật Ô tô và ứng dụng trong thực tiễn.

A picture containing text, indoor, stove, cooking

Description automatically generated 

A small green and white van

Description automatically generated with low confidence
GS. TSKH Bùi Văn Ga với công trình nghiên cứu chuyển đổi ô tô sử dụng nhiên liệu xăng sang nhiên liệu LPG

A group of people standing in front of a stage

Description automatically generated with medium confidence
THACO phối hợp với Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng tổ chức hội thảo “Công nghệ mới trên các dòng ô tô hiện đại”

A picture containing person, indoor, standing, suit

Description automatically generated
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm khu thực hành, thí nghiệm động ô - Khoa khí Giao thông, trường Đại học Bách khoa vào tháng 2/2017

Chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật Ô tô đáp ứng Khung trình độ Quốc gia Việt Nam (Quyết định 1982 của Thủ tướng Chính phủ). Thời lượng đào tạo 4 năm, khối lượng 130 tín chỉ cấp bằng cử nhân và chương trình đào tạo tích hợp chuyên sâu đặc thù hệ chính quy (cấp bằng Cử nhân và Kỹ sư) với thời lượng đào tạo 5 năm, khối lượng 180 tín chỉ.

Kế thừa truyền thống đào tạo của Khoa, cùng với xu hướng công nghiệp ô tô ở Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, ngành Kỹ thuật Ô tô ra đời để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về tuyển dụng nhân lực ở các lĩnh vực như thiết kế, nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, đăng kiểm, kinh doanh ô tô,... đặc biệt đáp ứng nhân lực phát triển các thế hệ ô tô tương lai (ô tô điện, ô tô hybrid hay ô tô dùng pin nhiên liệu (fuel cell), ô tô thông minh và ô tô không người lái).

A picture containing person

Description automatically generated

A picture containing outdoor, person, cart, seat

Description automatically generated
Sinh viên thực hành trên các loại máy móc, động cơ để nắm vững kiến thức chuyên môn

Tại hội thảo mở ngành Kỹ thuật Ô tô, GS. TSKH Bùi Văn Ga – Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết công nghệ ô tô đang phát triển theo xu hướng mới thân thiện với môi trường. Nhiên liệu tái tạo, nhiên liệu thay thế và điện sẽ thay thế dần xăng dầu. Ô tô sẽ trở nên thông minh và an toàn hơn khi sử dụng. Vì vậy, Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Kỹ thuật Ô tô của Trường Đại học Bách khoa-Đại học Đà Nẵng đã được cập nhật theo hướng tiếp cận công nghệ mới và đón đầu xu thế phát triển ô tô trong tương lai. Sinh viên theo học chương trình này sẽ có kiến thức tổng hợp, bên cạnh những kiến thức kinh điển về cơ, nhiệt, điện của chuyên ngành sẽ được bổ sung những kiến thức về kỹ thuật số để thích nghi với yêu cầu của thực tiễn.

TS. Nguyễn Văn Đông - Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Ô tô cho biết: CTĐT Ngành Kỹ thuật Ô tô có 6 khối kiến thức theo quy định chung về thiết kế CTĐT, mà điểm nổi bật của CTĐT hiện nay là lấy khối kiến thức Toán & Khoa học tự nhiên làm nền tảng, kiến thức cơ sở ngành cốt lõi vững chắc, kiến thức ngành hiện đại và tiên tiến. Bên cạnh đó các em còn được trang bị kiến thức thực tiễn từ thí nghiệm/thực hành/dự án (capstone project) theo hướng tiếp cận ô tô hiện đại, đặc biệt là những dự án của doanh nghiệp đặt hàng cho sinh viên trong quá trình đào tạo, giúp các em có những kỹ năng/kiến thức thực tế để thích ứng nhanh với công việc cụ thể sau khi tốt nghiệp. Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Kỹ thuật Ô tô của Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng có 5 điểm nổi bật, cụ thể:

- Thứ nhất, khi xây dựng CTĐT, Nhà trường tổ chức khảo sát nhu cầu thay đổi của doanh nghiệp, của các nhà tuyển dụng để từ đó định hướng xây dựng mục tiêu và Chuẩn đầu ra CTĐT sao cho đáp ứng nhu cầu nhân sự của nhiều hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đang đầu tư phát triển các thế hệ ô tô tương lai, nhất là xu hướng phát triển ô tô điện, ô tô hybrid hay ô tô dùng pin nhiên liệu (fuel cell) và ô tô thông minh.

- Thứ hai, CTĐT Ngành Kỹ thuật Ô tô đào tạo người học có khả năng sáng tạo công nghệ để thiết kế, chế tạo, sản xuất ô tô thế hệ mới; có khả năng vận hành dây chuyền sản xuất ô tô hiện đại, có năng lực khai thác, kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực ô tô.

- Thứ ba, Nhà trường có đội ngũ giảng viên mạnh về số lượng và giỏi về chuyên môn  đáp ứng nhu cầu đào tạo ngành Kỹ thuật ô tô trong tình hình mới.

- Thứ tư, Nhà trường có hệ thống cơ sở vật chất các phòng thí nghiệm/thực hành đầy đủ, giúp cho sinh viên học tập/nghiên cứu, thực tập 1 cách sáng tạo, nhanh chóng tiếp cận thực tế sản xuất.

- Thứ năm, Khoa Cơ khí Giao thông có lực lượng cựu sinh viên khá dồi dào và đang giữ những vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ô tô. Họ sẵn sàng hỗ trợ Nhà trường trong công tác đào tạo gắn liền với thực tiễn sản xuất (thực hành, thực tập tại doanh nghiệp).

A group of people posing for a photo in front of a building

Description automatically generated
Đội ngũ giảng viên của Khoa Cơ khí giao thông được đào tạo ở các nước tiên tiến, có chuyên môn cao và khả năng ngoại ngữ để truyền đạt kinh nghiệm cho sinh viên một cách tốt nhất

Đánh giá về nhu cầu nhân lực ngành ô tô hiện nay và trong tương lại, ông Huỳnh Văn Đài - Tổng giám đốc Vinfast Hải Châu cho biết: Có thể nói rằng Ngành kỹ thuật Ô tô ở Việt Nam hiện nay chỉ đang mới bắt đầu, các doanh nghiệp ô tô cũng đã và đang tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu ở phương diện thiết kế, nghiên cứu, chế tạo, sản xuất… Để có một chiếc xe lăn bánh phải cần có rất nhiều các hoạt động diễn ra như: cung cấp nguyên vật liệu, nghiên cứu công nghệ, thiết kế, chế tạo, sản xuất các linh phụ kiện phụ tùng, vận chuyển, lắp ráp, nhập khẩu, phân phối, truyền thông bán hàng, dịch vụ sau bán hàng…vì vậy có thể nói ngành ô tô đòi hỏi một nguồn nhân lực rất lớn của xã hội. Đối với doanh nghiệp ô tô Vinfast, chúng tôi luôn tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và đổi mới công nghệ như ô tô điện, ô tô thông minh để cạnh tranh trong thị trường ô tô trong nước cũng như nước ngoài.

A picture containing text, person, green, standing

Description automatically generated
TS. Nguyễn Văn Đông hướng dẫn ông Huỳnh Văn Đài - Tổng giám đốc Vinfast Hải Châu tham quan Trung tâm Thí nghiệm động cơ và ô tô của Khoa Cơ khí giao thông

Đồng quan điểm với ông Huỳnh Văn Đài về nhu cầu nhân lực trong thời gian đến của ngành Kỹ thuật Ô tô, ông Đàm Ngọc Bảo - Giám đốc Công ty Cổ phần Máy thiết bị Dầu khí Đà Nẵng khẳng định người học có thể yên tâm về cơ hội việc làm của ngành ô tô trong tương lai với đa dạng các vị trí công việc mà các doanh nghiệp về ô tô có nhu cầu tuyển dụng như Bộ phận nghiên cứu và phát triển, thiết kế và chế tạo, kỹ thuật, công nghệ, đăng kiểm ô tô, bộ phận dịch vụ, phụ tùng và bộ phận phát triển thị trường, …

A picture containing building, indoor, cart

Description automatically generated
Sinh viên Ngành Kỹ thuật Ô tô sẽ được trang bị kiến thức thực tiễn từ thí nghiệm/thực hành/dự án (capstone project) theo hướng tiếp cận ô tô hiện đại, đặc biệt là những dự án của doanh nghiệp đặt hàng để sinh viên có những kỹ năng/kiến thức thực tế thích ứng nhanh với công việc sau khi tốt nghiệp

Để đăng ký xét tuyển vào ngành Kỹ thuật ô tô, đối với khóa tuyển sinh năm 2021 thì sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, mỗi thí sinh được điều chỉnh đăng ký xét tuyển (ĐKXT) tối đa 03 lần trong thời gian Từ ngày 07/8/2021 đến trước 17h00 ngày 17/8/2021. Việc điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT chỉ được thực hiện theo phương thức trực tuyến; thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để thực hiện việc điều chỉnh;

Trước 17h00 ngày 23/8/2021: Công bố kết quả trúng tuyển đợt 1;

Trước 17h00 ngày 01/9/2021: Nhận hồ sơ xác nhận nhập học

Chúc các em thí sinh chọn đúng nghề, sống đúng đam mê của bản thân!

Tin, ảnh: Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN