DHBK

Mục tiêu và chuẩn đầu ra - Khóa tuyển sinh bắt đầu từ 2018

17/09/2020 12:00

1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của chương trình đào tạo Chất lượng cao ngành Kỹ thuật Xây dựng - chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể (POs)

Sinh viên sau từ 2 đến 3 năm tốt nghiệp chương trình đào tạo Chất lượng cao ngành Kỹ thuật Xây dựng - chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp sẽ có:

  1. Hiểu biết tốt về kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội; kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp để nhận biết các vấn đề cấp bách trong xây dựng và đề xuất hướng giải quyết.
  2. Khả năng lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp; khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và đánh giá các vấn đề liên quan đến xây dựng cơ bản; khả năng làm việc độc lập, khả năng thích ứng cao, tư duy hệ thống, tự học tập nâng cao trình độ và khởi nghiệp;
  3. Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả; khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong công việc; thành thạo công nghệ thông tin đáp ứng công tác chuyên môn và các lĩnh vực liên quan;
  4. Khả năng đánh giá tác động của các giải pháp kỹ thuật xây dựng, thiết kế và thi công các công trình dân dụng và công nghiệp phù hợp với các điều kiện về môi trường, kinh tế và xã hội.

3. Chuẩn đầu ra (PLOs)

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Kỹ thuật Xây dựng - chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp có khả năng :

  1. Áp dụng các kiến thức về Toán, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để nhận diện, hoạch định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức hợp trong lĩnh vực xây dựng;
  2. Áp dụng các kiến thức bổ trợ về chính trị-xã hội, kinh tế, môi trường phù hợp yêu cầu của lĩnh vực xây dựng;
  3. Sử dụng các công cụ, phần mềm để mô phỏng và tính toán trong lĩnh vực xây dựng;
  4. Lập kế hoạch và tiến hành các thí nghiệm, phân tích và diễn giải dữ liệu trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng;
  5. Thể hiện tư duy phản biện và tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề kỹ thuật xây dựng;
  6. Lĩnh hội và áp dụng kiến thức mới, sử dụng các chiến lược học tập phù hợp;
  7. Thể hiện trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp trong các tình huống kỹ thuật chuyên ngành;
  8. Chọn lựa chiến lược giao tiếp trong các ngữ cảnh khác nhau và giao tiếp bằng tiếng Anh trong chuyên môn;
  9. Tổ chức làm việc nhóm đa ngành hiệu quả;
  10. Đánh giá tác động của các giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng đối với cộng đồng, môi trường, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế;
  11. Thiết kế và thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp có tính đến các yếu tố về cộng đồng, môi trường, kinh tế, xã hội và văn hóa.