DHBK

film izle
trindir.net
istanbul escort
Ankara escort
casinoslot giriş bahisnow sultanbet grandpashabet
vdcasino
escort pendik
erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
deneme bonusu deneme bonusu
istanbul escort antalya escort
deneme bonusu deneme bonusu
Paying for a drink with sex
Mature anal sex pussy fucking interracial ass fuck
Guntur sex mms secret ha bathroom lo
turk porno izle
Casino Sitelerine Para Yatırma ve Çekme İşlemleri
kalkinmaatolyesi.org bahis siteleri
bahis siteleri

Siết chặt kỷ cương, nâng cao chất lượng đào tạo

18/01/2013 07:28

Sáng nay (22/1), Hội nghị trực tuyến Giáo dục Đại học năm 2013 diễn ra tại 6 điểm cầu trên cả nước với sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận. Tại hội nghị, Bộ GD&ĐT đã công bố toàn cảnh bức tranh giáo dục ĐH trong năm học 2011-2012 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2012-2013 của bậc học này. Nhiều vấn đề cốt tử của giáo dục ĐH cũng được đưa ra bàn thảo tại hội nghị.

Hội nghị giáo dục ĐH năm 2013. Ảnh: gdtd.vn
Hội nghị giáo dục ĐH năm 2013. Ảnh: gdtd.vn

 
Mạnh tay chấn chỉnh
 
Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012 của Bộ GD&ĐT khẳng định những kết quả giáo dục ĐH đạt được trong thời gian vừa qua, đồng thời thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập cần khắc phục đã nhận được sự đánh giá cao của các đại biểu tham dự hội nghị. Báo cáo chỉ rõ, trong năm học này, nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về giáo dục ĐH đã được ban hành, làm căn cứ pháp lý cho sự phát triển của hệ thống, trong đó có Luật Giáo dục ĐH đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ năm 2013. 
 
Việc phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục ĐH đi kèm với việc tăng cường kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong giáo dục ĐH được củng cố. Bộ GD&ĐT đã tổ chức hai đợt kiểm tra việc thực hiện cam kết thành lập trường đối với 62 trường ĐH, CĐ trong cả nước. Đây được coi là thời điểm đánh dấu giai đoạn chuyển hướng nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, sàng lọc cơ sở giáo dục ĐH yếu kém, không có đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng. Bộ cũng đã cảnh báo các trường cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất và đội ngũ, trong năm 2013 nếu những thiếu sót này không được khắc phục, Bộ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét việc tạm dừng hoạt động hoặc giải thể trường.
 
Năm học 2011-2012, Bộ GD&ĐT triển khai rà soát thống kê các điều kiện đảm bảo chất lượng, kết quả tuyển sinh, đào tạo, kết quả NCKH và liên kết đào tạo của các cơ sở đào tạo thạc sĩ. Đối chiếu với các quy định hiện hành, Bộ đã dừng tuyển sinh đào tạo thạc sĩ đối với 161 ngành đào tạo thạc sĩ không đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng và 9 cơ sở đào tạo thạc sĩ thuộc ĐHQGHN do không hoàn thành báo cáo thống kê.
 
Bộ GD&ĐT cũng đã tiến hành thẩm định hồ sơ quá trình đào tạo và chất lượng luận án các cơ sở đào tạo tiến sĩ; tổ chức kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính 10 cơ sở trong lĩnh vực kiên kết đào tạo với nước ngoài; kiểm tra 30 trường ĐH, CĐ về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh và có những hướng xử lý nghiêm khắc. 
 
Thực hiện chủ trương chuyển hướng từ tăng trưởng về quy mô sang nâng cao chát lượng đào tạo, trong 3 năm học gần đây, Bộ GD&ĐT đã thực hiện điều chỉnh theo hướng giảm tỷ lệ tăng trưởng, tập trung chủ yếu vào giảm chỉ tiêu đào tạo theo hình thức VLVH, đào tạo văn bằng 2 và liên thông. 
 
Hoạt động KHCN có những chuyển biến tích cực, đặc biệt trong việc đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KHCN. Năm học 2011-2012, số lượng đề tài, nhiệm vụ KHCN cấp Bộ tăng gần 50%  so với năm học trước. Cũng trong năm học vừa qua, đã có 600 bài báo công bố kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí quốc tế và gần 3000 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước.
 
Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ đạo các trường ĐH tập trung nguồn lực, ưu tiên kinh phí cho nghiên cứu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, nhất là các trường sư phạm, trường trọng điểm. Công tác hợp tác quốc tế tiếp tục đóng góp cho đổi mới GD đại học, nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH, CĐ, thúc đẩy quá trình hội nhập của GD ĐH Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới…
 
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: gdtd.vn
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: gdtd.vn
Những thành tựu của Giáo dục ĐH trong năm học qua đều được các đại biểu ghi nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng thẳng thắn nhìn nhận, dù đã có những thay đổi tích cực, chuyển biến mạnh trong công tác quản lý nhà nước, nhưng tốc độ chuyển biến còn thấp so với yêu cầu; chất lượng đào tạo còn thấp; việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo còn chậm; đội ngũ giảng viên tăng nhưng chưa theo kịp tăng trưởng về quy mô đào tạo; Những hạn chế trong việc triển khai thực hiện đào tạo theo tín chỉ đã cản trở quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo hệ không chính quy thấp khiến nhiều địa phương, người sử dụng lao động đã từ chối tuyển những người tốt nghiệp hệ này; công tác quản lý hệ đào tạo không chính quy còn nhiều bất cập. Điều kiện đảm bảo chất lượng trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ còn rất hạn chế; việc thực hiện ở cơ sở trong thực hiện phân cấp mở ngành còn lúng túng…
 
Quyết tâm nâng cao chất lượng
 
Với quyết tâm siết chặt kỷ cương, nâng cao chất lượng đào tạo, trong năm 2013, theo Bộ GD&ĐT, toàn ngành tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm: Một là hoàn thiện hệ thống văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục ĐH; tiếp tục thực hiện việc đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Hai là tăng cường điều kiện đảm chất lượng trong tất cả các khâu hoạt động giáo dục ĐH. Ba là giữ vững nguyên tắc, lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động giáo dục đào tạo; tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết đảm bảo chất lượng của các trường trong toàn hệ thống.
 
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận nhấn mạnh: Chúng ta phải thay đổi một cách thực sự trong nhận thức và sau đó cụ thể thành hành động việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phát triển dựa trên số lượng, quy mô sang tăng trưởng dựa trên chất lượng và hiệu quả. Từ đó, trọng tâm của năm học tới sẽ là việc củng cố, hoàn thiện mô hình tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục, trong đó có trách nhiệm của người đứng đầu. Mô hình tự chủ trong các trường ĐH hiện nay của chúng ta đang sánh ngang và vượt nhiều trường ở các nước phát triển. Chúng ta cũng sẽ đổi mới mạnh mẽ hơn nữa quản lý nhà nước, theo đó, giảm tiếp các công việc chuyên môn ở cơ quan Bộ GD&ĐT; giảm tối đa việc xin cho, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lành mạnh. Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đúng thời gian và đảm bảo chất lượng sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ GD&ĐT, sau đó sẽ là đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý…
 
Đại diện Trường ĐH phát biểu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: gdtd.vn
Đại diện Trường ĐH phát biểu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: gdtd.vn
Tại hội nghị, nhiều vấn đề của giáo dục ĐH đã được đưa ra bàn thảo, trong đó trọng tâm là các vấn đề liên quan đến đào tạo tín chỉ, đào tạo liên thông, liên kết đào tạo, mở ngành, nhân lực ngành sư phạm… Những khó khăn, hạn chế cũng như kiến nghị với Bộ GD&ĐT về các vấn đề này chiếm lượng lớn trong ý kiến của các đại biểu tham gia hội nghị.
 
Với đào tạo tín chỉ, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng, đây là phương thức tổ chức đào tạo mới, nhiều ưu điểm. Bộ GD&ĐT không chỉ đạo triển khai đào tạo tín chỉ một cách đồng loạt, máy móc mà khuyến khích các trường khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để triển khai một cách thực chất, triển khai từng bước một vững chắc. Để thực hiện điều này, nhất định sẽ phải tăng chi phí trên đầu sinh viên, tăng tiền lương cho giáo viên… “Chúng ta không dừng tín chỉ nhưng nhất định không đẻ non, không gian dối” – Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.
 
Cũng nhấn mạnh đề đào tạo liên thông và liên kết đào tạo, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng, cần tôn trọng nguyện vọng của HSSV, dứt khoát phải mở lối cho các em cơ hội vào ĐH, nhưng nêu học xong TC, CĐ để lập tức vào ĐH không phải là mục tiêu của đào tạo liên thông. Vì như vậy, việc xây dựng các trường TC, CĐ nghề của chúng ta thất bại. Việc xử lý, thiết kế chính sách phải nhìn toàn cục, theo mục tiêu lâu dài của cả hệ thống. Bộ trưởng bày tỏ quan điểm phải chấn chỉnh, thu hẹp đào tạo bậc học cao như thạc sĩ, tiến sĩ, nhất quyết chấm dứt chuyện “bán chỉ tiêu”. Về nguyên tắc, Bộ không cho phép các trường đào tạo SĐH ngoài cơ sở của mình, trừ những vùng kinh tế đặc thù.
 
Việc mở ngành, Bộ trưởng khẳng định Bộ GD&ĐT sẽ còn nắm việc này, một mặt vì các trường còn chưa làm chủ thực sự, một mặt vì Bộ còn có trách nhiệm trong việc cân đối lao động. Riêng với các trường sư phạm, Bộ trưởng cho biết sẽ tiến hành rà soát lại các cơ sở đào tạo sư phạm, các trường, khoa sư phạm để có quy hoạch mới, sự đầu tư mới…
 
Năm học 2012-2013 là năm học đầu tiên thực hiện Luật Giáo dục ĐH với tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện toàn hệ thống. Đổi mới căn bản là làm thay đổi một cách căn cơ trong cách nghĩ, cách làm. Vì vậy, nhiều cách tiếp cận truyền thống cần được thay đổi. Sự thành công của công cuộc đổi mới phụ thuộc vào sự cố gắng, nỗ lực liên tục của toàn ngành với phương châm lấy chất lượng đào tạo làm tiêu chí hàng đầu trong mọi hành động từ cơ quan quản lý nhà nước đến từng cơ sở Giáo dục ĐH.

Hiếu Nguyễn