DHBK

film izle
trindir.net
istanbul escort
Ankara escort
casinoslot giriş bahisnow sultanbet grandpashabet
vdcasino
escort pendik
erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
deneme bonusu deneme bonusu
istanbul escort antalya escort
deneme bonusu deneme bonusu
Paying for a drink with sex
Mature anal sex pussy fucking interracial ass fuck
Guntur sex mms secret ha bathroom lo
turk porno izle
Casino Sitelerine Para Yatırma ve Çekme İşlemleri
kalkinmaatolyesi.org bahis siteleri
bahis siteleri

Bài toán nguồn nhân lực CNTT&TT tại Đà Nẵng: Hợp lực để sớm tìm ra phép giải đúng và nhanh!

24/05/2012 01:00

TP Đà Nẵng đã và đang thay đổi rõ rệt về vị trí và hình ảnh của mình trên bản đồ CNTT & Truyền thông quốc gia.

Tuy nhiên, kèm theo những tự hào, nguồn nhân lực cho ngành CNTT & Truyền thông lại được đặt ra một cách gay gắt. Trong khuôn khổ các hoạt động thường niên, vừa qua, Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm TP Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo Thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực cho doanh nghiệp phần mềm và nội dung số tại thành phố Đà Nẵng.

 

Các đại biểu dự hội thảo Thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực cho doanh nghiệp phần mềm và nội dung số tại thành phố Đà Nẵng theo dõi báo cáo tổng quát (mang tính đề dẫn) của Sở TT & TT TP. (ảnh:T.N)

Ông Phạm Kim Sơn, Giám đốc Sở TT & TT Đà Nẵng thẳng thắn nhìn nhận: Điều chúng tôi lo lắng nhất đó là nguồn nhân lực của chúng ta thiếu tính chuyên nghiệp, ngoại ngữ yếu, kỹ năng mềm hạn chế, khả năng làm việc nhóm chưa cao. Đặc biệt để triển khai các dự án lớn (Data Center, Mạng MAN, An ninh mạng, Quản lý SX phần mềm...), TP chúng ta đang rất cần các chuyên gia đầu ngành. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang thiếu hụt nguồn nhân lực hỗ trợ về Marketing, giải pháp sản phẩm…

Thừa, thiếu, yếu…, câu chuyện muôn thuở !

Trở thành đô thị đầu tiên của Việt Nam có tên trong danh sách 33 TP trên toàn cầu giành chiến thắng và được thụ hưởng dự án “Xây dựng Thành phố trở nên Thông minh hơn”; Khu CNTT tập trung đầu tiên của TP chuẩn bị được khởi công; quyết tâm của Chính quyền TP về việc sớm vận hành Chính quyền điện tử ; hệ 

Ông Nguyễn Tuấn Phương. (ảnh:T.Ngọc)

thống hạ tầng CNTT & Truyền thông hiện đại sắp được đưa vào khai thác (Mạng đô thị diện rộng - MAN, Trung tâm tích hợp dữ liệu – Data Center, ….) Tập đoàn IBM quyết định mở VPĐD thứ III tại Đà Nẵng… Những dự án và chương trình đã đưa ra đơn đặt hàng về nguồn nhân lực một cách hối thúc.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Tuấn Phương khẳng định:

“Nguồn nhân lực thành thạo kỹ năng, có kiến thức chuyên môn vững vàng, có tinh thần cầu tiến và đam mê sáng tạo, không riêng CNTT mà bất kỳ ở ngành/lĩnh vực nào cũng là yếu tố chi phối rất lớn đến sự thành công hay thất bại của một ngành, một lĩnh vực đó”.

Nhìn lại thực trạng nguồn nhân lực CNTT trong việc ứng dụng và phát triển CNTT-TT nói chung trong thời gian qua, theo nhận định rất thống nhất và có tính hội tụ cao của các chuyên gia: Thừa vẫn thừa, thiếu vừa thiếu… Đó là chưa nói có cả yếu.

Thừa, do không bố trí được công việc phù hợp. Thiếu do không tìm được con người cho một vị trí/cho một yêu cầu cụ thể. Và yếu là yếu về kỹ năng, đặc biệt là yếu về ngoại ngữ. Thực tế hiện nay, chỉ có khoảng 10-15% sinh viên CNTT ra trường đọc được tiếng Anh còn lại phải đào tạo lại hoặc làm việc khác.

Đã vậy, nguồn nhân lực còn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác như lương thấp, nhiều kỹ sư CNTT Việt Nam phải chuyển sang DN vốn đầu tư nước ngoài, hoặc ra nước ngoài để làm việc… Chính vì vậy, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT để bắt kịp và phù hợp với chuẩn quốc tế đang là nỗi băn khoăn của nhà trường và DN. Mà điều cần thiết và cấp bách là các DN, cộng đồng DN phần mềm và nội dung số cần tham gia cùng nhà trường trong các quy trình đào tạo.

Tại hội thảo vừa diễn ra hôm 18/5 tại Công viên Phần mềm Đà Nẵng, đại diện Công ty CP Unitech (Tâm hợp nhất) cho hay:

Năm 2011, Công ty chúng tôi đã phỏng vấn 275 ứng viên nhưng chỉ tuyển dụng được 40 ứng viên đạt yêu cầu. Một trong những nguyên nhân khiến các ứng viên không được tuyển dụng là do họ thiếu các kỹ năng mềm, kiến thức căn bản không nắm vững, ngoại ngữ yếu…”

Ông Vy Văn Việt - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Softech (ảnh dưới), cho biết: Các nhà tuyển dụng khi tuyển dụng cần sinh viên có kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức ngành, biết làm việc theo nhóm, biết ngoại ngữ, biết cách trình bày, diễn đạt... nhưng thực tế sinh viên thường rất thiếu những yêu cầu đó.

 

Thực trạng tuyển dụng vừa qua của các doanh nghiệp là như vậy và tình trạng này đã và đang phổ biến dẫn đến tình trạng bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT và Truyền thông: Nguồn nhân lực tuy đông nhưng chất lượng chưa đảm bảo.

Được biết, một thống kê mới đây nhất (2011), cho hay, bình quân trong một năm học (niên khóa đào tạo) trên toàn TP có gần 1 vạn SV theo học chuyên ngành CNTT. Trong đó trên ĐH là 113; ĐH: 2.003; CĐ: 5.157 và trung cấp là 3.244. Đây là một nguồn lực không nhỏ, tuy nhiên, lại chưa có một thống kê phân tích có bao nhiêu % trên tổng số SV tốt nghiệp chuyên ngành CNTT (cũng như nhóm các ngành Điện tử, Viển thông, Hệ thống Nhúng và Số) có việc làm và làm đúng chuyên ngành được đào tạo; bao nhiêu % sau đó phải đào tạo lại để thích nghi với môi trường làm việc và bao nhiêu % phải chuyển ngành?.

Điều này rất đúng với một nhận định của Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng: Các số liệu nguồn nhân lực về CNTT của cơ quan hữu trách (Bộ chuyên ngành, Bộ Giáo dục & Đào tạo, từ các trường, phản hồi từ các doanh nghiệp…) vẫn chưa đủ để chính các trường, các doanh nghiệp, các địa phương hoạch định nguồn lực sát với thực tế và hiệu quả.

Mổ xẻ những bất cập

Qua tổng hợp tình hình và phân tích dữ liệu, tham luận tại hội thảo của đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn


 

Ông Nguyễn Thanh Bình, Khoa CNTT, Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng.

đến những bất cập nêu trên. Đó là các kế hoạch vĩ mô vẫn mang nặng tính chính trị thiếu ý chí triển khai. Nhiều cấp, nhiều ngành vẫn chưa nhận thức CNTT là ngành Kinh tế Kỹ thuật (nghĩa là làm ra hàng hóa, sản phẩm, của cải vật chất cho xã hội) nên thiếu sư quan tâm, đầu tư đúng tầm.

Trao đổi thêm với ictdanang, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Kim Hùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng cho rằng, để đảm bảo đủ nhu cầu nguồn nhân lực CNTT trong tương lai, theo ý kiến cá nhân tôi, chính quyền và các ngành thành phố cần phải làm những việc sau:

- Đưa ra các dự báo chính xác về nhu cầu nguồn nhân lực cả về số lượng, cơ cấu ngành nghề, bậc đào tạo và yêu cầu. Hiện nay, chúng ta chỉ nói cần nhân lực CNTT nhưng cụ thể cần như thế nào, lĩnh vực gì thì lại vẫn chưa cụ thể. Điều này gây khó khăn cho việc xây dựng một kế hoạch cụ thể trong phát triển nguồn nhân lực.

- Tăng cường hợp tác giữa TP với các trường ĐH trên địa bàn Đà Nẵng, khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay, mối quan hệ này rất yếu và chưa có một sự trao đổi thông tin đầy đủ để phối hợp xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

- Thu hút nhân tài và những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực CNTT về TP làm việc. Trong thời gian qua, TP đã làm được khá nhiều việc trong lĩnh vực này nhưng như chúng ta thấy, vẫn chưa có nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực CNTT về làm việc tại Đà Nẵng.

- Tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước về lĩnh vực CNTT. Đối với lĩnh vực CNTT, nhu cầu chính là nguồn nhân lực, là chất xám nên khi đáp ứng được yêu cầu về nhân lực thì lập tức sẽ có các nhà đầu tư.

- Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển CNTT như hệ thống lưới điện ổn định, dịch vụ hạ tầng mạng đảm bảo,…

- Cụ thể hóa bằng các chính sách ưu tiên phát triển công nghệ thông tin như chính sách về đất đai, thủ tục hành chính đơn giản, ưu đãi thuế…

 

Hội thảo thu hút sự quan tâm sâu sắc của nhà trường và doanh nghiệp.

 

Giải pháp: Các mô hình hợp tác, liên kết nâng cao chất lượng đào tạo

Đại diện các trường ĐH, CĐ và các cơ sở đào tạo trên địa bàn Đà Nẵng cho hay, “lò đào tạo” của mình đang rất nỗ lực trong việc hợp tác đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế và hợp tác với các DN nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Điển hình như ĐH Đà Nẵng đã hợp tác với ĐH Washington (Hoa Kỳ), ĐH Portland (Hoa Kỳ), ĐH Bách Khoa Grenoble (Pháp), ĐH Marseille (Pháp); Đại học Duy Tân hợp tác với ĐH Carnegie Mellon (Hoa Kỳ); CĐ Hữu nghị Việt-Hàn hợp tác với các chương trình tiên tiến của Hàn Quốc, Nhật Bản; Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế NIIT, Softech-Aptech với các chương trình đào tạo của Ấn Độ…

Ngoài việc hợp tác với các cơ sở đào tạo tiên tiến trên thế giới, nhiều trường ĐH, CĐ trên địa bàn còn hợp tác chặt chẽ với các DN trong việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên năm cuối và có thể tuyển dụng trực tiếp khi DN có yêu cầu.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Khoa CNTT, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng, nhìn nhận: ĐH Bách Khoa, ĐH Đà Nẵng mỗi năm cung cấp cho xã hội hơn 300 kỹ sư CNTT. Hầu hết các sinh viên sau khi ra trường đều có kiến thức cơ bản và chuyên ngành tốt, đáp ứng được phần lớn nhu cầu của DN và đã có nhiều sinh viên tốt nghiệp đảm nhận nhiều vị trí trong DN. Song, vẫn còn nhiều sinh viên hạn chế về kỹ năng mềm, cách giao tiếp, làm việc nhóm, ngoại ngữ… Để khắc phục tình trạng đó, nhà trường đã chọn phương pháp hợp tác với các DN trong vấn đề đào tạo như Fsoft, Enclave, Softech, LogiGear, Unitech, Gameloft, Axon Active, Magrabbit, Viettel, eSillicon... (Đà Nẵng) và CapGemini, Renesas, Nokia, IBM, Intel... (TPHCM). Trong đó, chú trọng đến hình thức mời các chuyên gia của các DN giảng dạy, hướng dẫn thực tập tốt nghiệp, làm luận văn tốt nghiệp; tổ chức các Tuần lễ giao lưu giữa DN và sinh viên...

Ngoài việc liên kết, đào tạo với DN, một mô hình đào tạo khác mà Trường ĐH FPT đang thực hiện có hiệu quả là đào tạo qua công việc (OJT). Hiện, đã có hơn 1.500 sinh viên trải qua giai đoạn OJT và được DN đánh giá cao về năng lực chuyên môn, kỹ năng làm việc, thái độ và khả năng ngoại ngữ. Với mô hình này, theo ông Huỳnh Tấn Châu, ĐH FPT Đà Nẵng thì sinh viên không chỉ được làm quen với thực tế, không bỡ ngỡ khi ra trường mà còn được rèn luyện về chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm, mở rộng các mối quan hệ, học hỏi những kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách hàng trong và ngoài nước, rèn luyện phong cách làm việc chuyên nghiệp để mang lại hiệu quả cao trong công việc…

 

Ông Huỳnh Tấn Châu, ĐH FPT Đà Nẵng. (ảnh:T.Ngọc)

Một vấn đề rất quan trọng theo chúng tôi, đó là định kỳ rà soát điều chỉnh, cập nhật, cải tiến giáo trình hiện hành cho phù hợp với chương trình hiện có, đặc biệt xây dựng các nghiên cứu tình huống cho tất cả các môn học. Song song, chọn lọc và nhập khẩu giáo trình phù hợp với các chương trình đào tạo mới. Bên cạnh đó, có giải pháp liên kết, kết nối và khuyến khích khai thác, sử dụng các giáo trình điện tử, các học liệu mở của các trường đại học trên thế giới … ông Phí Văn Hải (thay mặt các cộng sự Ngô Viết Phương, Nguyễn Quang Vũ, Nguyễn Thị Hải Yến thực hiện đề tài khoa hoc “Phân tích, để xuất giải pháp Nâng cao chất lượng đào tạo của trường CĐ CNTT hữu nghị Việt – Hàn) cho biết.

Doanh nghiệp và Nhà trường: Hai “mặt trận” nhưng “một mục tiêu” 

Thay vì thực hiện đào tạo lại, vừa tốn kém chi phí, tốn kém thời gian, hao phí nguồn lực; chúng tôi đề nghị doanh nghiệp hãy hợp tác cùng chúng tôi ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường - ông Nguyễn Thanh Bình, Khoa CNTT, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng nhấn mạnh.

Ý kiến này cũng nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu thuộc khối đào tạo. Theo đó các DN cần đóng góp ý kiến cho nội dung chương trình đào tạo, thậm chí có đơn đặt hàng cụ thể; cử người (cán bộ nhân sự, chuyên viên quy trình…) tham gia bồi dưỡng các kỹ năng ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế giảng đường. Bản thân các doanh nghiệp cũng cần tạo điều kiện cho SV thực tập hoặc làm luận văn/đồ án tốt nghiệp tại đơn vị mình; phối hợp cùng nhà trường - ngành Lao động - Việc làm & Thông tin - Truyền thông tổ chức các phiên chợ việc làm chuyên ngành CNTT cho các SV tốt nghiệp…