DHBK

film izle
trindir.net
istanbul escort
Ankara escort
casinoslot giriş bahisnow sultanbet grandpashabet
vdcasino
escort pendik
erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
deneme bonusu deneme bonusu
istanbul escort antalya escort
deneme bonusu deneme bonusu
Paying for a drink with sex
Mature anal sex pussy fucking interracial ass fuck
Guntur sex mms secret ha bathroom lo
turk porno izle
Casino Sitelerine Para Yatırma ve Çekme İşlemleri
kalkinmaatolyesi.org bahis siteleri
bahis siteleri

Sau 15 năm học tập và công tác tại Nhật Bản, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hải lựa chọn Bách khoa Đà Nẵng là điểm đến “đồng điệu” để cống hiến

16/02/2022 14:17

“Tôi cảm nhận được sự đồng điệu, đồng điệu về đam mê, đồng điệu về lý tưởng hướng tới dù cách tiếp cận của mỗi người là khác nhau” – Tiến sĩ Nguyễn Minh Hải – Giảng viên Khoa Xây dựng Cầu đường, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng chia sẻ cảm nhận khi nói về môi trường công tác tại Trường.


Hình ảnh tốt nghiệp của sinh viên Phòng NC kết cấu khi TS. Nguyễn Minh Hải (ngối hàng trước ngoài cùng bên trái) còn làm việc tại ĐH Utsunomiya, Nhật Bản

“Quê hương nơi mình cần nơi đó cần mình” – Cơ duyên gặp gỡ Bách khoa Đà Nẵng

Tiến sĩ Nguyễn Minh Hải sang Nhật đầu năm 2006. Thầy có 15 năm, trong đó 10 năm học tập và hơn 5 năm làm việc với vai trò Giáo sư trợ lý (Assistant Professor) tại Trường Đại học Quốc lập Utsunomiya Nhật Bản. Thầy có đầy đủ điều kiện để xây dựng một cuộc sống lâu dài tại Nhật Bản, điều kiện làm việc lý tưởng và môi trường sống tốt. Tuy nhiên, thầy bộc bạch: “Tôi chưa bao giờ ngừng tìm kiếm “thời điểm thích hợp” để về Việt Nam làm việc vì tôi nghĩ đơn giản quê hương là nơi mà mình cần và nơi đó cần mình. Ở đây, “Thời điểm thích hợp” đối với tôi không phải là chờ đến khi điều kiện làm việc tại Việt Nam đáp ứng được các tiêu chí của bản thân mình, mà ngược lại là khi năng lực của bản thân mình cảm thấy đủ để đáp ứng được điều kiện làm việc tại Việt Nam”.

Nói về cơ duyên với Bách khoa Đà Nẵng, thầy Hải chia sẻ rằng thầy có tham gia tổ chức 1 số chương trình hợp tác giao lưu quốc tế giữa Trường Đại học Utsunomiya và Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng từ năm 2016. “Tôi có cơ hội làm việc với các đồng nghiệp tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHĐN,  làm việc với sinh viên tham gia chương trình giao lưu ở tại cả Việt Nam và Nhật Bản. Tôi đã cảm nhận được nhiệt huyết và khát vọng của các anh chị giảng viên cũng như sinh viên của Bách khoa Đà Nẵng. Mặc dù điều kiện học tập và nghiên cứu tại Việt Nam còn một chút hạn chế nhưng cách các giảng viên vượt qua tất cả để làm chuyên môn khiến tôi cảm phục, mà thành quả đào tạo dễ nhận thấy nhất là các thế hệ sinh viên tài năng đầy đam mê và năng động, chính điều này đã thôi thúc tôi trở về Việt Nam và Trường Đại học Bách Khoa, ĐHĐN như là điểm đến hết sức tự nhiên”.


Hình ảnh TS. Nguyễn Minh Hải hướng dẫn sinh viên Nhật Bản và Việt Nam trong chương trình hợp tác quốc tế giữa Đại học Utsunomiya – Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng năm 2017

Tuy nhiên, năm 2016-2017, thầy không lựa chọn về nước ngay vì muốn dành 1 số năm để tích lũy thật nhiều kinh nghiệm tại một nền giáo dục tiên tiến. Được biết, trong công việc tại Nhật, thầy Hải không chỉ làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và giảng dạy mà còn được tham gia rất nhiều các công việc khác mà nhiều người nước ngoài không có cơ hội tham gia trong mộtTrường Đại học tại Nhật, như xây dựng và kiểm định chương trình đào tạo (theo hệ thống kỹ sư Nhật Bản JABEE), đi đến các trường cấp 3 để quảng bá tuyển sinh, tổ chức các chương trình hợp tác giao lưu quốc tế… “Những kinh nghiệm này đang giúp ích cho tôi rất nhiều trong công việc hiện tại” – Thầy Hải chia sẻ.

“Tôi cảm nhận được sự đồng điệu, đồng điệu về đam mê, đồng điệu về lý tưởng hướng tới…”

Dù mỗi giảng viên của Nhà trường sẽ có những hướng nghiên cứu, tiếp cận khác nhau, nhưng Tiến sĩ Nguyễn Minh Hải đã tìm được sự đồng điệu từ những thầy cô, những đồng nghiệp Khoa Xây dựng Cầu đường.

Thầy Hải tâm sự: “Thời điểm về khoa, tôi có hai may mắn lớn. May mắn thứ nhất là tại thời điểm năm 2021 vừa lúc có rất nhiều giảng viên vừa tu nghiệp tại nước ngoài cũng mới trở về. May mắn thứ hai là tại Khoa Xây dựng Cầu đường, các thầy cô có kinh nghiệm lâu năm rất gần gũi với giảng viên trẻ. Do đó, tôi vừa được học hỏi các kinh nghiệm chuyên môn gắn với thực tế tại Việt Nam từ các thầy cô kỳ cựu, lại vừa được truyền lửa với các đồng nghiệp trẻ để giữ được đam mê làm nghiên cứu khoa học theo hướng hàn lâm và tiếp cận với thế giới. Tôi cảm thấy hài lòng với điều kiện hiện tại và rất cám ơn các đàn anh đàn chị trong Khoa đã tạo ra một môi trường như thế này”.

Trong công tác giảng dạy, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hải hiện đảm nhiệm biên soạn và giảng dạy một số môn trong bộ môn Vật liệu Xây dựng của Khoa Xây dựng Cầu đường. Về công tác nghiên cứu khoa học, khi còn công tác ở Trường Đại học tại Nhật Bản, thầy đã cùng một Gáo sư vận hành phòng nghiên cứu về lĩnh vực kết cấu công trình và thực hiện các dự án nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này, đặc biệt là các dự án thiên về việc ứng dụng hợp lý các loại vật liệu mới trong kết cấu công trình.

Sau khi về Việt Nam, thầy vẫn duy trì lĩnh vực thế mạnh và đồng thời phát triển thêm nhiều khía cạnh khác để thích ứng với môi trường nghiên cứu thực tế tại Việt Nam. Thầy cho biết: “Miễn là dự án nghiên cứu có ý nghĩa và khả thi đối với ngành xây dựng nói riêng và kỹ thuật nói chung của Việt Nam, tôi sẵn sàng học lại từ đầu những mảng kiến thức mà mình chưa có trước đó. Nếu tự học mà kiến thức vẫn chưa đủ sâu, tôi sẽ chủ động tìm kiếm và kết nối với những đồng nghiệp chuyên sâu về lĩnh vực đó để học hỏi và cùng thực hiện”.

“Tôi muốn cùng các anh em đồng nghiệp trẻ, giàu năng lượng tạo ra một môi trường nghiên cứu khoa học thật sự hiệu quả”

Nói về định hướng trong công tác chuyên môn tại Khoa Xây dựng Cầu đường, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hải mong muốn cùng các đồng nghiệp trẻ, giàu năng lượng tạo ra một môi trường nghiên cứu khoa học thật sự hiệu quả. Một môi trường mà tất cả giảng viên có thể học tập chuyên môn lẫn nhau để qua đó cùng nhau làm ra sản phẩm khoa học được thế giới công nhận hoặc có khả năng ứng dụng cao tại Việt Nam.

Thầy nhận thấy rằng, để một nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao, cần có cái nhìn sâu sắc trên nhiều khía cạnh của vấn đề. Do đó, thầy sẽ hướng đến nghiên cứu đa ngành. Thầy cho biết thêm: “Ngoài lĩnh vực chuyên môn của tôi khi làm việc tại Nhật Bản là kết cấu công trình và vật liệu xây dựng, tôi đang cùng một số đồng nghiệp tại Việt Nam và cả Nhật Bản làm một số đề tài liên quan đến quang học, hóa học, kiến trúc, giáo dục, xã hội… Ở các lĩnh vực khác, càng học tôi càng cảm thấy thích thú và có nhiều điểm tương đồng trong phương pháp lý luận. Rất may mắn, tôi đang có điều kiện tốt để vận dụng tối đa các kiến thức và kinh nghiệm tôi đã học tập được trong thời gian ở nước ngoài”.

Một số thành tích nổi bật của TS. Nguyễn Minh Hải trong quá trình công tác tại Nhật Bản:


Huy chương nghiên cứu của năm từ hiệp hội xây dựng Nhật Bản năm 2016 (JSCE)

- Đã tham gia với tư cách chủ trì và thành viên chính trên 10 dự án nghiên cứu do Bộ KHCN Nhật Bản tài trợ, và các dự án nghiên cứu hợp tác với các tập đoàn xây dựng lớn như Nexco, Nippon Steel, Oriental Shiraishi, Japan Concrete Technology Co., Ltd, DC Co., Ltd. …

- Có trên 50 bài báo được xuất bản trên các tạp chí quốc tế uy tín và tạp chí của hiệp hội xây dựng Nhật Bản (JSCE). Trên 100 bài báo cáo tại các hội thảo chuyên ngành quốc tế và tại Nhật Bản.

- Có hơn 8 giải thưởng từ hiệp hội xây dựng Nhật Bản (JSCE), trong đó tiêu biểu với các giải thưởng danh giá của hiệp hội như:

+ Bài báo của năm trên tạp chí JSCE (2016): http://www.jsce.or.jp/prize/prize_list/p2015.shtml

+ Bài báo của năm trên tạp chí cơ học Nhật Bản (2019)  http://www.jsce.or.jp/committee/struct/journal/award65.html#speech

Không chỉ tập trung vào công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng còn chú trọng xây dựng môi trường học thuật, nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các thế hệ giảng viên phát huy được thế mạnh, phát triển năng lực bản thân.  Điều đó được minh chứng với tỷ lệ Tiến sĩ/Giảng viên của Nhà trường đạt gần 67% tính đến tháng 1/2022. Các thầy cô đã, đang và sẽ cống hiến bằng cả lòng nhiệt thành, nhiệt huyết tại ngôi nhà Bách khoa Đà Nẵng có bề dày hơn 45 năm hình thành và phát triển. Nhà trường kỳ vọng sẽ luôn là “cái nôi” để thu hút nhân tài, bồi dưỡng nhân tâm, hoàn thiện nhân cách, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.

Biên tập: Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN