Seminar khoa học với chủ đề: Biogas: production, management and valorisation into bio-fuels
21/03/2018 15:08
Ngày 27/2/2017, tại phòng họp khu A, trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, Khoa Hóa phối hợp với Trung tâm nghiên cứu RAPSODEE, Đại học Mỏ Albi-Carmaux (Cộng hòa Pháp) tổ chức Seminar khoa học với chủ đề: "Biogas: production, management and valorisation into bio-fuels", do TS Phạm Minh Doãn, Đại học mỏ Albi-Carmaux trình bày, với sự tham dự của các giảng viên và sinh viên khoa Hóa.
Mở đầu buổi hội thảo, PGS.TS giới thiệu sơ lược về khoa Hóa và các chương trình đào tạo, định hướng nghiên cứu của khoa.
TS. Phạm Minh Doãn giới thiệu về trường đại học mỏ Albi Carmaux và trung tâm nghiên cứu Rapsodee.
Trung tâm nghiên cứu khoa học về vật liệu rắn, Năng lượng và Môi trường, chi nhánh của Trung tâm nghiên cứu Khoa học quốc gia Cộng hòa Pháp-UMR 5320 từ năm 2011. Trung tâm hiện tổ chức hai hướng nghiên cứu: Nhóm Năng lượng & Môi trường và nhóm Công nghệ vật liệu.
Trong lĩnh vực Năng lượng và Môi trường, trung tâm tập trung nghiên cứu:
- Vật liệu sản xuất và truyền tải năng lượng với những tính năng ưu việt, bằng sự phát triển một quá trình môi trường và hiệu quả năng lượng trên cơ sở nguồn sinh khối hoặc chất thải hữu cơ có hoặc ít nhiễm kim loại nặng.
- Quá trình sản xuất năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng từ sinh khối)
Trong lĩnh vực Công nghệ vật liệu, nghiên cứu tập trung vào: Mô phỏng và phát triển quá trình bền vững (nhạy hơn, hiệu quả kinh tế hơn, thân thiện với môi trường hơn và an toàn) sử dụng vật liệu rắn dạng rắn và được phát triển các tính năng, phương pháp chuyển hóa, tái tạo, phối trộn và tạo hình.
Ngoài ra Hóa dược và công nghệ thực phẩm cũng nằm trong số những lĩnh vực nghiên cứu của trung tâm.
Sinh viên quan tâm về chương trình đào tạo và chính sách học bổng của Trường ĐH Mỏ Albi và đặt câu hỏi:
Sau đó, TS. Phạm Minh Doãn trình bày về chủ đề nghiên cứu tổng hợp và xứ lý khí sinh học nhằm nâng cao giá trị sử dụng của chúng. Khí sinh học là khí hữu cơ có thành phần chính là methane (CH4) và các khí khác như Carbonic (CO2), ni tơ, (N2) Oxi (02), khí hydrosulfur (H2S) và có thể có một phần nhỏ các hydrocarbon khác. Khí sinh học chủ yếu được tạo ra bởi quá trình lên men yếm khí các sinh khối hữu cơ, phế phẩm hưu cơ nông nghiệp, rác thải hưu cơ có thành phần chủ yếu là cellulose. Khí sinh học là một nguồn năng lượng tái tạo sạch. Khí sinh học có thể được tổng hợp từ sinh khối hay các chất thải hoặc nước thải hưu cơ bởi quá trình ủ lên men yếm khí. Thông thường có 2 loại khí sinh học đến từ 2 nguồn: Khí sinh học biogas tổng hợp từ các bồn chứa lên men yếm khí, và khí sinh học Landfill gas tổng hợp được từ các bãi chôn lấp chất thải hay nước thải hữu cơ. Biogas hay landfill gas có thể là nguồn nguyên liệu để chuyển hóa theo hướng sản xuất năng lượng sạch như sản xuất khí Hydro tư biogas bởi các quá trình reforming, hoặc sản xuất các hydrocarbon khác bằng quá trình tổng hợp Fischer-Trops từ khí tổng hợp – sản phẩm của quá trình reforming khí sinh học. Hiện nay, tại trung tâm RAPSODEE trường ĐH Mỏ Albi-Carmaux, có nhiều nghiên cứu về những quá trình này, đơn cử quá trình chuyển hóa khí sinh học sang khí tổng hợp (CO+H2) mục đích sản xuất và phân phối H2 sạch để sử dụng như là nhiên liệu cho ô tô. (dự án VAHBYOGAZ 3, được sự tài trợ tài chính bởi tập đoàn l’ADEME), hoặc đề tài tổng hợp hydrocacbon tư khí tổng hợp (CO+H2) trên cơ sở quá trình tổng hợp Fischer-Tropsh…
Chủ đề báo cáo được các giảng viên và sinh viên quan tâm.
Toàn cảnh buổi báo cáo
Buối báo cáo đã thu hút được sự quan tâm của giảng viên cũng như sinh viên ngành Kỹ thuật dầu khí. Đây chính cơ hội để tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi chuyên môn cũng như tìm kiếm cơ hội học bổng thạc sỹ, tiến sỹ cho sinh viên và giảng viên.