DHBK

Hội thảo quốc tế ISET/ISS lần thứ 8 về Tương tác Điện từ trường và các vấn đề liên quan về cơ sở hạ tầng

28/11/2014 08:51

Hôm nay, ngày 27/11/2014, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng phối hợp cùng Đại học Doshisha Nhật Bản long trọng tổ chức hội thảo quốc tế ISET/ISS  lần thứ 8 về Tương tác Điện từ trường và các vấn đề liên quan về cơ sở hạ tầng.

iset2014 1

PGS.TS. Lê Kim Hùng, hiệu trưởng nhà trường phát biểu chào mừng hội nghị

Hội nghị ISET được bắt đầu vào lúc 8h30 ngày 27/11/2014 tại trung tâm hội nghị Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đồng tổ chức bởi Trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng và trường đại học Doshisha, Kyoto, Nhật Bản với sự hợp tác của nhiều trường đại học trên thế giới như Đại học Seoul, Đại học Bồ Đào Nha, Học viện công nghệ Lausanne, học viên King Mongkut tại Ladkrabang, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Sự kiện này diễn ra từ ngày 27/11/2014 đến ngày 28/11/2014. Tham dự hội nghị có hơn 40 nhà khoa học và nghiên cứu sinh của các trường đại học, trung tâm nghiên cứu trong lĩnh vực Điện của Nhật Bản, Hàn Quốc, Bazil, Canada, Pháp, Bồ Đào Nha,….

Đây là cơ hội lớn trong quan hệ hợp tác quốc tế về lĩnh vực khoa học của Khoa Điện, trường Đại học Bách Khoa Đà nẵng. Mở đầu hội nghị, PGS.TS. Lê Kim Hùng đã có bài phát biểu chào mừng hội nghị và khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng và trường đại học Doshisha, Nhật Bản, cũng như những mong muốnhoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa Điện nói riêng và của trường ĐHBK nói chungtiến lại gần hơn với những hoạt động nghiên cứu khoa học tiên tiến của thế giới.

Sau đó, TS. Bùi Minh Hiển, phó phòng Khoa học, sau Đại học và Hợp tác quốc tế, trường ĐHBK đã có bài giới thiệu về trường Đại học Bách Khoa Đà nẵng cũng như các chương trình đào tạo và hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường. TS. Bùi Minh Hiển cũng đã cung cấp một cái nhìn khách quan về thành phố Đà Nẵng cũng như mong muốn đoàn nghiên cứu của hội nghị cảm thấy hài lòng trong suốt thời gian diễn ra hội nghị.

alt

TS. Bùi Minh Hiển phát biểu giới thiệu về Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng

Hội nghị ISET lần này chủ yếu tập trung vào các chủ đề chính sau đây:

1. Tương tác điện từ trường và các vấn đề liên quan

2. Quá trình quá độ, quá trình động trong mạch điện-điện tử và cơ sở hạ tầng như hệ thống đường ray, hệ thống điện, hệ thống đường ống gas.

3. Những phương pháp giải quyết tương tác điện từ trường, quá trình quá độ, và đáp ứng của hệ thống.

4. Vấn đề công nghệ và đáp ứng hệ thống trong cơ sở hạ tầng

5.Các hướng nghiên cứu được đề xuất tại phiên họp hội đồng CIGRE C4 (Hội đồng quốc tế về hệ thống điện)

Với các chủ đề trên, hội nghị đã tiếp nhận khoảng một trămbản tham luận khoa học từ các nhà nghiên cứu Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Bazil, Canada, Pháp, Bồ Đào Nha,… và đã chọn được 43 bài trình bày trong kỷ yếu và thảo luận trong hội nghị. Trong đó, Khoa điện đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã đóng góp 5 bài tham luận về các chủ đề trên.

Các chủ đề được trao đổi trong hội nghị rất đa dạng, mang tính thời sự và được đông đảo các nhà nghiên cứu quốc tế quan tâm. Việc trao đổi thảo luận giữa cácnhà nghiên cứu không những tập trung đến chủ đề về tương tác điên từ trường, mà còn đề cập đến các công nghệ tiên tiến như lưu trữ năng lượng hay năng lượng tái tạo…Hội thảo tạo ra một môi trường giao lưu, trao đổi học thuật và văn hóa giữa nhiều quốc gia trên thế giới.

alt

Báo cáo tại hội nghị

Hôi thảo không những đưa ra hướng giải quyết, phát triển cho các chủ đề liên quan về điện từ trường, cơ sở hạ tầng và các vấn đề công nghệ, mà còn đem đến nhiều cơ hội giúp từng bước khẳng định những đóng góp khoa học của Khoa Điện, trường Đại học Bách Khoa trong nghiên cứu khoa học ở tầm quốc tế.

Một số hình ảnh khác của hội nghị:

alt

Quang cảnh hội nghị

Các giảng viên và nghiên cứu sinh của khoa Điện, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng tại hội nghị