DHBK

DHBK

film izle
trindir.net
istanbul escort
Ankara escort
casinoslot giriş bahisnow sultanbet grandpashabet
vdcasino
escort pendik
erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
deneme bonusu deneme bonusu
istanbul escort antalya escort
deneme bonusu deneme bonusu
Paying for a drink with sex
Mature anal sex pussy fucking interracial ass fuck
Guntur sex mms secret ha bathroom lo
turk porno izle
Casino Sitelerine Para Yatırma ve Çekme İşlemleri
kalkinmaatolyesi.org bahis siteleri
bahis siteleri

Kỳ thi THPT quốc gia 2016 - Cụm thi số 41: An toàn, nghiêm túc

04/07/2016 03:05

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, tỷ lệ thí sinh (TS) Quảng Nam dự thi khá cao. 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (bên trái) thăm hỏi TS tại điểm thi Trường Đại học Quảng Nam. Ảnh: X.PHÚ

 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (bên trái) thăm hỏi TS tại điểm thi Trường Đại học Quảng Nam. Ảnh: X.PHÚ

Lần đầu tiên tổ chức kỳ thi THPT quốc gia tại địa phương, với số lượng TS khá đông tập trung ở TP.Tam Kỳ (8.416 TS) và Hội An (5.735 TS), vì vậy cơ sở vật chất phục vụ tổ chức kỳ thi cũng như điều kiện ăn ở, đi lại là một trong những nỗi lo của Ban chỉ đạo tổ chức kỳ thi. Song, theo đánh giá chung, tình hình tổ chức thi cử trên địa bàn tỉnh diễn ra khá an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế của Bộ GD-ĐT. Trước các điểm thi, dù có khá đông người nhà TS nhưng được sự hướng dẫn của lực lượng công an, sinh viên tình nguyện, tất cả đều ngồi đợi con em khá trật tự.

Chu đáo vì thí sinh

Theo GS.TS. Lê Kim Hùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, đơn vị chủ trì cụm thi đại học tại Quảng Nam, nhờ công tác chuẩn bị chu đáo, sự phối hợp chặt chẽ của địa phương nên cụm thi đại học dù diễn ra tại 2 nơi là TP.Tam Kỳ và Hội An nhưng vẫn được tổ chức an toàn, nghiêm túc. Qua những ngày thi, tỷ lệ TS dự thi khá đông khi lên đến hơn 99%. Có 209 TS vắng thi, trong đó phần lớn là TS tự do. Ông Hùng còn cho hay, cán bộ làm công tác thi, giám thị và TS đều nắm vững, thực hiện theo đúng quy chế. Trong 3 ngày thi, chỉ có 2 TS bị đình chỉ thi, gồm 1 sử dụng điện thoại và 1 sử dụng tài liệu; có 2 TS bị giám thị khiển trách do vi phạm quy chế thi. Việc tổ chức thi ở 2 địa phương Tam Kỳ và Hội An gây khó khăn cho công tác vận chuyển đề thi, bài thi và giám thị. Trong quá trình tổ chức thi, trường chỉ thực hiện điều chuyển giám thị từ địa điểm này đến địa điểm khác, còn TS vẫn được ưu tiên thi một địa điểm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho TS đi lại.

Về cụm thi tốt nghiệp do Sở GD-ĐT chủ trì, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Thanh Quốc cho biết, công tác tổ chức thi tại 14 điểm trên địa bàn tỉnh đều diễn ra an toàn, đúng quy chế của Bộ GD-ĐT. Tỷ lệ dự thi khá cao với hơn 98%, không có trường hợp TS hay giám thị vi phạm quy chế. Cũng theo ông Quốc, lo nhất là việc cúp điện ở các địa phương miền núi nếu xảy ra mưa dông vào buổi chiều, nhưng không nơi nào xảy ra. Hơn nữa, mỗi điểm thi cũng đã chuẩn bị chu đáo máy phát điện đề phòng trường hợp mất điện. Các ngành chức năng khác như y tế, công an đã có sự phối hợp triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND tỉnh cho kỳ thi diễn ra an toàn.

Quảng Nam tổ chức khá tốt

Sáng qua 3.7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga - Phó Trưởng ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2016 cùng đoàn công tác của Bộ GD-ĐT có chuyến kiểm tra công tác thi tại Quảng Nam. Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã đi kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, thăm hỏi cán bộ, giám thị, TS tại điểm thi Trường Đại học Quảng Nam và điểm thi Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Tiên Phước). 

Nét mặt rạng ngời của thí sinh tại điểm thi Trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Quảng Nam sau buổi thi. Ảnh: X.PHÚ
Nét mặt rạng ngời của thí sinh tại điểm thi Trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Quảng Nam sau buổi thi. Ảnh: X.PHÚ

Sau khi đi kiểm tra thực tế, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga làm việc với lãnh đạo cụm thi đại học và cụm thi tốt nghiệp ngay tại Trường Đại học Quảng Nam. Đánh giá cao công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2016 tại Quảng Nam, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của Sở GD-ĐT, các sở, ngành chức năng, các trường đại học, cao đẳng, THPT trên địa bàn tỉnh và Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã giúp cho kỳ thi THPT quốc gia lần đầu tiên tổ chức tại địa phương diễn ra thành công. Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Quảng Nam là một trong 2 địa phương trên cả nước (cùng với tỉnh Kiên Giang) được Bộ GD-ĐT cho phép tổ chức cụm thi đại học tại tỉnh với 2 địa điểm là TP.Tam Kỳ và Hội An. Điều này tạo điều kiện cho TS đi lại thuận lợi nhờ điểm thi gần nhà, đỡ vất vả. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng lưu ý, đối với những TS vắng thi, Sở GD-ĐT phối hợp với Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng tìm hiểu để biết lý do vì sao không dự thi, báo cáo Bộ GD-ĐT.(XUÂN PHÚ) 

Nỗi lòng của chàng thí sinh tật nguyền

Tại điểm thi Trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Quảng Nam, thí sinh Nguyễn Văn Duyên gây sự chú ý của nhiều người khi đến trường thi bằng xe máy 3 bánh. Sau khi để xe ngoài cổng trường, Duyên chống nạng tập tễnh vào phòng thi. Nhà ở xã Tam Lộc (huyện Phú Ninh), tuy nhiên, hàng ngày sau khi kết thúc buổi thi sáng, Duyên chạy xe máy về nhà rồi chiều đi xuống Tam Kỳ thi tiếp. Hỏi lý do vì sao không ở lại Tam Kỳ ăn cơm trưa để buổi chiều thi xong rồi về nhà cho đỡ vất vả phải đi lại chặng đường dài đến 20km, Duyên giải thích: “Sức khỏe em khá yếu, vào quán ăn rất khó khăn chuyện để xe, lỡ bị ngã thì khổ. Đường về nhà hơi xa, cực, nhưng em quen rồi”.

Thí sinh Nguyễn Văn Duyên trên đường đến trường thi.
Thí sinh Nguyễn Văn Duyên trên đường đến trường thi.

Bị tai nạn hồi học lớp 7, sau đó đôi chân bị teo cơ phải chống nạng để đi lại. Năm học lớp 12 vừa qua, Duyên đạt danh hiệu học sinh tiên tiến của Trường THPT Trần Văn Dư (Phú Ninh). Ước mơ của chàng thí sinh tật nguyền này là trở thành sinh viên Trường Đại học Kiến trúc hoặc công nghệ thông tin. Dẫu vậy, Duyên tâm sự, nếu có đỗ đại học, ước mơ cũng sẽ dang dở bởi nhà nghèo, ba mẹ làm ruộng, không có điều kiện để nuôi ăn học. (X.P)

ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ

Đại tá Lê Chí Cương - Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ (PA83) Công an tỉnh chia sẻ, nếu năm 2015 Quảng Nam chỉ tổ chức các cụm thi xét tốt nghiệp THPT, thì năm nay cùng với 14 Hội đồng thi xét tốt nghiệp THPT tại 14 huyện với hơn 4.600 thí sinh, trên địa bàn tỉnh còn có 2 cụm thi vừa để xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển sinh đại học, cao đẳng đặt tại TP.Hội An và TP.Tam Kỳ với 17 điểm thi. Do đó, áp lực bảo đảm an ninh trật tự của kỳ thi năm nay rất lớn. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an và UBND tỉnh, trước kỳ thi, Công an tỉnh đã tổ chức ra quân kiểm tra các nhà nghỉ, khách sạn, nhà trọ lưu trú, làm trong sạch địa bàn trước khi kỳ thi diễn ra để đảm bảo an ninh trật tự.

Để phục vụ cho kỳ thi năm nay, đã có khoảng 500 cán bộ, chiến sĩ công an được trực tiếp huy động làm công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông… “Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần đảm bảo an ninh tuyệt đối cho kỳ thi diễn ra, lực lượng công an đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi, kiểm tra phòng cháy chữa cháy, các cơ sở photocopy gần khu vực thi để chống tiêu cực trong thi cử. Ngoài ra, do lượng thí sinh và phụ huynh lưu trú rất đông, Công an tỉnh đã tập trung lực lượng để đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian diễn ra kỳ thi” - Đại tá Lê Chí Cương nói.

Theo ghi nhận của phóng viên, những ngày diễn ra kỳ thi, lực lượng công an đã tích cực ra quân làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự. Tại các điểm thi chính của TP.Tam Kỳ và TP.Hội An như điểm thi tại Trường Đại học Quảng Nam, Trường Cao đẳng - kinh tế kỹ thuật Quảng Nam, Trường THCS Kim Đồng, Trường THPT Trần Quý Cáp, nhiều chiến sĩ được huy động để đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian trước và sau mỗi buổi thi. Đồng thời an ninh được thắt chặt, bảo đảm nghiêm ngặt vòng trong, vòng ngoài tại mỗi Hội đồng thi. Ngay từ đầu mỗi buổi thi, cán bộ an ninh đã có mặt từ sớm, kiểm tra hội trường thi, làm nhiệm vụ cảnh giới, bảo vệ trước và trong khi diễn ra kỳ thi. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát giao thông được huy động tối đa, thường xuyên tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường, không để xảy ra ùn tắc, đảm bảo cho các thí sinh đến Hội đồng thi thuận lợi và an toàn. Khu vực tập trung đông các thí sinh như Hội đồng thi tại Trường Đại học Quảng Nam, Trường Cao đẳng - kinh tế kỹ thuật Quảng Nam (TP.Tam Kỳ), Trường Đại học Phan Châu Trinh (TP.Hội An), lực lượng an ninh túc trực hướng dẫn phụ huynh để xe đúng nơi quy định, phối hợp giữ gìn an ninh trật tự.

Sau mỗi buổi thi, cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông và lực lượng an ninh tổ chức cắt đường, ưu tiên cho phụ huynh và thí sinh có thể nhanh chóng ra về để chuẩn bị cho buổi thi tiếp theo, đồng thời đảm bảo không để xảy ra ùn tắc tại các điểm thi tập trung đông thí sinh. Phương án bảo vệ vận chuyển đề thi, bài thi cũng đã được tính toán để giữ bí mật, an toàn tuyệt đối trước và trong khi kỳ thi diễn ra.(THÀNH CÔNG)

TÌNH NGƯỜI GIỮA MÙA THI

Giữa mùa thi, tình người như được gần lại. Những tấm lòng thiện nguyện đã “tiếp sức” cho thí sinh và người nhà giảm bớt âu lo, căng thẳng.

Bà Nguyễn Thị Lý dựa vào vai một phụ huynh, vội chợp mắt trước điểm thi để đợi con về. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC
Bà Nguyễn Thị Lý dựa vào vai một phụ huynh, vội chợp mắt trước điểm thi để đợi con về. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC

ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ

Đại tá Lê Chí Cương - Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ (PA83) Công an tỉnh chia sẻ, nếu năm 2015 Quảng Nam chỉ tổ chức các cụm thi xét tốt nghiệp THPT, thì năm nay cùng với 14 Hội đồng thi xét tốt nghiệp THPT tại 14 huyện với hơn 4.600 thí sinh, trên địa bàn tỉnh còn có 2 cụm thi vừa để xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển sinh đại học, cao đẳng đặt tại TP.Hội An và TP.Tam Kỳ với 17 điểm thi. Do đó, áp lực bảo đảm an ninh trật tự của kỳ thi năm nay rất lớn. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an và UBND tỉnh, trước kỳ thi, Công an tỉnh đã tổ chức ra quân kiểm tra các nhà nghỉ, khách sạn, nhà trọ lưu trú, làm trong sạch địa bàn trước khi kỳ thi diễn ra để đảm bảo an ninh trật tự.

Để phục vụ cho kỳ thi năm nay, đã có khoảng 500 cán bộ, chiến sĩ công an được trực tiếp huy động làm công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông… “Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần đảm bảo an ninh tuyệt đối cho kỳ thi diễn ra, lực lượng công an đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi, kiểm tra phòng cháy chữa cháy, các cơ sở photocopy gần khu vực thi để chống tiêu cực trong thi cử. Ngoài ra, do lượng thí sinh và phụ huynh lưu trú rất đông, Công an tỉnh đã tập trung lực lượng để đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian diễn ra kỳ thi” - Đại tá Lê Chí Cương nói.

Theo ghi nhận của phóng viên, những ngày diễn ra kỳ thi, lực lượng công an đã tích cực ra quân làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự. Tại các điểm thi chính của TP.Tam Kỳ và TP.Hội An như điểm thi tại Trường Đại học Quảng Nam, Trường Cao đẳng - kinh tế kỹ thuật Quảng Nam, Trường THCS Kim Đồng, Trường THPT Trần Quý Cáp, nhiều chiến sĩ được huy động để đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian trước và sau mỗi buổi thi. Đồng thời an ninh được thắt chặt, bảo đảm nghiêm ngặt vòng trong, vòng ngoài tại mỗi Hội đồng thi. Ngay từ đầu mỗi buổi thi, cán bộ an ninh đã có mặt từ sớm, kiểm tra hội trường thi, làm nhiệm vụ cảnh giới, bảo vệ trước và trong khi diễn ra kỳ thi. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát giao thông được huy động tối đa, thường xuyên tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường, không để xảy ra ùn tắc, đảm bảo cho các thí sinh đến Hội đồng thi thuận lợi và an toàn. Khu vực tập trung đông các thí sinh như Hội đồng thi tại Trường Đại học Quảng Nam, Trường Cao đẳng - kinh tế kỹ thuật Quảng Nam (TP.Tam Kỳ), Trường Đại học Phan Châu Trinh (TP.Hội An), lực lượng an ninh túc trực hướng dẫn phụ huynh để xe đúng nơi quy định, phối hợp giữ gìn an ninh trật tự.

Sau mỗi buổi thi, cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông và lực lượng an ninh tổ chức cắt đường, ưu tiên cho phụ huynh và thí sinh có thể nhanh chóng ra về để chuẩn bị cho buổi thi tiếp theo, đồng thời đảm bảo không để xảy ra ùn tắc tại các điểm thi tập trung đông thí sinh. Phương án bảo vệ vận chuyển đề thi, bài thi cũng đã được tính toán để giữ bí mật, an toàn tuyệt đối trước và trong khi kỳ thi diễn ra.(THÀNH CÔNG)

TÌNH NGƯỜI GIỮA MÙA THI

Giữa mùa thi, tình người như được gần lại. Những tấm lòng thiện nguyện đã “tiếp sức” cho thí sinh và người nhà giảm bớt âu lo, căng thẳng.

Bà Nguyễn Thị Lý dựa vào vai một phụ huynh, vội chợp mắt trước điểm thi để đợi con về. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC
Bà Nguyễn Thị Lý dựa vào vai một phụ huynh, vội chợp mắt trước điểm thi để đợi con về. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC

1. Tôi chen chân giữa dòng người phía trước khu vực thi Trường Đại học Quảng Nam. Nắng nóng đến ngột thở. Chỉ chừng hơn 10 phút nữa buổi thi môn Ngữ văn kết thúc, trước cổng trường đông nghịt người nhà chờ đón, đưa thí sinh về.

Những ngày diễn ra kỳ thi THPT quốc gia, thời tiết ở Quảng Nam luôn ở 36 độ C. Nắng như đổ lửa, nhưng dọc các tuyến đường quanh những điểm thi luôn tập trung khá đông người nhà thí sinh. Ai cũng mồ hôi ướt cả lưng áo, nét mặt hiện nỗi lo âu. Năm nào cũng vậy, mỗi lần tác nghiệp tại kỳ tuyển sinh chúng tôi đều ghi nhận được những hình ảnh cảm động. Đó có thể là giây phút hỏi han, động viên con sau buổi thi kết thúc, hay hành động chăm sóc, làm “xe thồ” riêng cho con cái,… trong suốt hành trình “vượt vũ môn”. Có cả những cánh tay dang rộng để cầm áo che nắng, hoặc giơ cao để vẫy gọi con trước đông đúc thí sinh vừa rời khỏi phòng thi, hay nụ cười tươi mà họ dành cho con mặc cho những giọt mồ hôi lăn dài trên má. Tất cả đều đọng lại với bao xúc cảm ngọt ngào nhất, đẹp đẽ nhất, mà chúng tôi bắt gặp trong mùa tuyển sinh.

Chiều, không khí vẫn còn khá ngột ngạt. Những ánh mắt mệt nhoài ngồi lặng lẽ trước cổng trường, chờ tin con khi buổi thi kết thúc. Tôi “chộp” vội khoảnh khắc một bà mẹ nằm dựa vào vai của một người mẹ khác, tại gần điểm thi Trường THPT Trần Cao Vân (TP.Tam Kỳ) khi chỉ còn chừng hơn 20 phút nữa buổi thi kết thúc. Đó là hình ảnh của bà Nguyễn Thị Lý (ở thôn Vĩnh Xuân, xã Bình Trung, Thăng Bình), ngồi đợi con gái Huỳnh Thị Luận thi môn Vật lý. Chồng ốm, bà Lý một mình đưa đón con đến điểm thi, rồi ở lại buổi trưa tại quán nước cạnh trường, chờ sau buổi thi chiều đưa con về nhà. Gương mặt bà Lý hiện rõ sự mệt mỏi theo kỳ thi của con gái… “Theo con đi thi, làm răng mà ngủ được tròn giấc. Mà kể vô làm chi. Mình chỉ mong con nó thi tốt thôi” - bà Lý bộc bạch.

2. Những ngày diễn ra kỳ thi, trưa nào cũng nắng hầm hập. Hình ảnh anh Nguyễn Văn Quang (34 tuổi, thành viên Phân ban Thanh thiếu nhi phật tử Giáo hội Phật giáo tỉnh) chống nạng cùng phát cơm miễn phí cho thí sinh khiến nhiều người cảm động. Đã 4 năm nay, mùa thi nào anh Quang cũng tham gia đội tình nguyện tiếp sức cho các thí sinh như thế. Anh bảo, rất vui khi được góp chút công sức nhỏ bé cho các thí sinh, như lời động viên đến các em trong mùa thi cử căng thẳng, đầy áp lực. Nắng như dội lửa trên đầu, anh Quang vẫn nhiệt tình “tiếp sức” cho thí sinh, mà quên đi sự mệt mỏi. Bởi niềm động viên lớn nhất với anh, chính là những nụ cười thật tươi từ các thí sinh mỗi khi nhận cơm, nước miễn phí từ tay mình. Là giáo viên của Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em khuyết tật tỉnh, anh Quang chia sẻ, hành động của anh cũng là thông điệp muốn nhắn nhủ đến các bạn trẻ cùng cảnh ngộ rằng, dù cơ thể không được lành lặn nhưng nếu có nghị lực và ý chí quyết tâm thì các bạn cũng làm được nhiều việc tốt cho xã hội. Quá trưa, không gian trước điểm thi Trường Đại học Quảng Nam dần vắng bóng người. Những suất cơm miễn phí cũng đã được phát hết, anh Quang vội vã trở về và hẹn đầu giờ chiều lại tiếp tục với chương trình tiếp sức mùa thi.

Còn với Nguyễn Lê Duy Tùng, thành viên đội “Tiếp sức mùa thi” Trường Đại học Quảng Nam, câu chuyện của anh khiến nhiều người đi từ ngưỡng mộ đến khâm phục. Suốt những ngày thi, Tùng đều đặn cõng thí sinh Nguyễn Thị Minh Hiếu (xã Bình Trung, Thăng Bình) từ cổng Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam lên phòng thi mà không một lần than vãn. Là bởi, vào trước kỳ thi THPT, Minh Hiếu bị tai nạn giao thông, đến nay vẫn chưa thể tự đi lại được. Khi người nhà chở Hiếu đến điểm thi, với vóc dáng cao to, Duy Tùng được cắt cử làm nhiệm vụ cõng Hiếu lên phòng thi mỗi ngày. Tùng nói đùa rằng, anh vui vì được làm “đôi chân” cho Hiếu và mong bạn ấy thi tốt để có cơ hội bước chân vào giảng đường đại học.

3. Hơn 14 năm trước, tại kỳ tuyển sinh đại học - cao đẳng, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh Lê Quang Lưu (ở phường An Xuân, TP.Tam Kỳ) được một hộ dân tốt bụng cho ở miễn phí. Luôn cảm kích trước tấm lòng đó, tại kỳ thi THPT quốc gia năm nay, anh Lưu quyết định dành 2 phòng ở của gia đình làm nơi trọ miễn phí cho gần 10 thí sinh. Không chỉ vậy, anh Lưu còn đi quanh hàng xóm mượn quạt máy về phục vụ thí sinh giải nhiệt trong ngày hè oi bức.

Ở kỳ thi năm nay, chúng tôi còn bắt gặp biết bao những tấm lòng như anh Quang, anh Lưu hay Duy Tùng, những tấm lòng nhiệt tình hỗ trợ thí sinh và người nhà. Ví như anh Nguyễn Hà - chủ quán cà phê Mắt Bão (đường Lê Lợi, TP.Tam Kỳ), chia sẻ với thí sinh, người nhà cùng các tình nguyện viên trong những ngày nắng nóng bằng cách đặt bình trà đá miễn phí ngay trước điểm thi Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam. “Hết kỳ thi này, mình cũng sẽ đặt luôn bình nước miễn phí trước quán Mắt Bão nhằm giúp giải cơn khát cho người đi đường” - anh Hà cho biết thêm. (ALĂNG NGƯỚC)

THÍ SINH TUỔI 41

Viết tiếp ước mơ 20 năm dang dở

Kỳ thi năm nay, tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) có một thí sinh khá đặc biệt, mà khi bước vào phòng thi, các thí sinh khác ngỡ là giám thị. Đó là thí sinh Phan Thị Thanh Tâm, quê gốc ở huyện Quế Sơn, có lẽ là thí sinh lớn tuổi nhất ở kỳ thi năm nay khi đã bước vào tuổi 41. Việc ao ước có được tấm bằng tốt nghiệp THPT còn bị dang dở từ nhiều năm trước đã thôi thúc chị dùi mài sách vở để ôn nạp kiến thức, quyết tâm “vượt vũ môn” dù khi gia đình đã đề huề con cái.

Thí sinh tuổi 41 - Phan Thị Thanh Tâm lụi hụi dắt xe để sang điểm thi khác đón con gái cũng thi tốt nghiệp THPT năm nay. Ảnh: Q.Tuấn
Thí sinh tuổi 41 - Phan Thị Thanh Tâm lụi hụi dắt xe để sang điểm thi khác đón con gái cũng thi tốt nghiệp THPT năm nay. Ảnh: Q.Tuấn

Được biết, chị Tâm là con liệt sĩ, thuở còn là học sinh do điều kiện kinh tế khó khăn chị chỉ học hết cấp hai sau đó được đặc cách vào học ngành dược. Đến nay, chị Tâm đã có gần 20 năm theo nghề dược. Dù tấm bằng tốt nghiệp THPT không phải là điều kiện bắt buộc để hành nghề nhưng chị vẫn trăn trở với nó. Và năm nay chị quyết tâm đi thi sau khi đã hoàn thành chương trình THPT tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng. Chị Tâm bộc bạch: “Trước giờ mình làm nghề dược chưa bị sự cố gì, thực ra ở tuổi này ôn bài thi cử khó khăn hơn rất nhiều, nhưng chị vẫn nỗ lực để hy vọng vượt qua kỳ thi. Không ai bắt buộc, nhưng nhiều lúc chị nghĩ, khách hàng hoặc mọi người biết được mình chưa tốt nghiệp THPT thì… xấu hổ lắm”.

Mẹ - con cùng “vượt vũ môn”

Một sự trùng hợp thú vị là năm nay cô con gái của chị Tâm cũng tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT để chắp cánh ước mơ đến với giảng đường đại học. Chính vì thế chị Tâm vừa canh cánh với giấc mơ của mình vừa phập phồng lo cho việc thi cử của cô con gái. Biết được nỗi niềm của mẹ, liên tục mấy hôm nay cho đến sát giờ thi, Nhật Anh - con gái chị Tâm liên tục động viên và nhắn nhủ mẹ cố gắng thi tốt càng làm chị có thêm động lực để “vượt vũ môn”.

Việc đầu tiên sau khi hoàn thành mỗi môn thi của chị Tâm là lấy ngay điện thoại để hỏi han tình hình thi cử của con gái rồi tất tả lấy xe chạy đến điểm thi Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng để chở Nhật Anh về nhà cùng kiểm tra lại phần thi của mình. Khi nghe con gái chia sẻ niềm vui vì hoàn thành khá tốt những phần thi của mình, chị Tâm càng thêm động lực hoàn thành nốt chặng đường còn lại để đạt được mục tiêu vượt qua kỳ thi như hai mẹ con cùng tự hứa với nhau trước ngày thi. (QUỐC TUẤN)