DHBK

film izle
trindir.net
istanbul escort
Ankara escort
casinoslot giriş bahisnow sultanbet grandpashabet
vdcasino
escort pendik
erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
deneme bonusu deneme bonusu
istanbul escort antalya escort
deneme bonusu deneme bonusu
Paying for a drink with sex
Mature anal sex pussy fucking interracial ass fuck
Guntur sex mms secret ha bathroom lo
turk porno izle
Casino Sitelerine Para Yatırma ve Çekme İşlemleri
kalkinmaatolyesi.org bahis siteleri
bahis siteleri

Sinh viên Bách khoa đạt giải Nhất cuộc thi Smart Campus 2023 khu vực Châu Á -Thái Bình Dương với sản phẩm “Ứng dụng lora vào hệ thống IoT đảm bảo chất lượng điện năng”

19/01/2024 19:12

Vào ngày 12/01/2024 vừa qua, tại Vòng Chung kết Smart Campus khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đội tuyển của sinh viên Trường Đại học Bách khoa kết hợp với Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) đã xuất sắc vượt qua 09 đội thi đến từ các Trường Đại học (ĐH) trong nước và quốc tế và đạt giải Nhất chung cuộc.


GS. TSKH. Lê Thành Nhân - Viện trưởng Viện DNIIT, ĐHĐN tặng hoa 10 đội thi các ĐH Châu Á - Thái Bình Dương

Vòng Chung kết (VCK) của cuộc thi được tổ chức trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Hội thảo quốc tế (International Syposium “Smart City: Experiences and Innovations” (ISSCEI-2023)) và Cuộc thi Smart Campus Châu Á - Thái Bình Dương (Smart Campus Asia Pacific Competition SCAPA 2023) với sự đồng hành, tài trợ của Tổ chức ĐH Pháp ngữ (AUF) và các đối tác.

Tham dự VCK có tất cả 10 đội thi đến từ các ĐH/trường ĐH Việt Nam, Lào và Campuchia như: ĐH Quốc gia Lào, ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Viện Công nghệ Quốc tế ITC, Campuchia; Khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI), ĐH Quốc gia Hà Nội; Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Trường ĐH Khoa học Huế, Trường ĐH Thăng Long và 03 đội “chủ nhà” ĐHĐN đến từ các trường ĐH thành viên (Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Kinh tế và Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật).

Cuộc thi với các phần thi sôi nổi, hào hứng được trình bày; tương tác, góp ý, phản biện từ Hội đồng Giám khảo quy tụ các nhà khoa học, giảng viên, chuyên gia uy tín cùng với phần Triển lãm các Poster đã để lại nhiều ấn tượng về tiềm năng, sức sáng tạo trẻ và lan tỏa, truyền cảm hứng đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững, chuyển động cùng Cách mạng Công nghiêp 4.0.

Kết quả chung cuộc, Ban Tổ chức đã trao Giải Nhất cho Đội SV Trường ĐH Bách khoa và Trường ĐH Kinh tế, ĐHĐN với Dự án “Ứng dụng lora vào hệ thống IoT đảm bảo chất lượng điện năng - Application of lora in IoT system ensuring power quality” gồm Chứng nhận và tiền thưởng trị giá 10 triệu đồng. Các thành viên của đội thi gồm 03 SV thuộc Khoa Điện, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN (SV Nguyễn Tuấn Phong - Lớp 20TDHCLC3 (Trưởng nhóm), SV Lưu Mạnh Tiến - Lớp 20D2, SV Đặng Văn Trung - Lớp 21TDHCLC1) và 02 thành viên là sinh viên của Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN gồm SV Nguyễn Thị Hồng Thắm - Lớp 46K01.5, SV Mai Thị Thùy Dung - Lớp 48K31.3.

Đại diện nhóm, SV Tuấn Phong cho biết, ý tưởng thực hiện đề tài này bắt nguồn từ chuyến thực tập tại điện lực Chư Pưh, tỉnh Gia Lai về việc triển khai hệ thống SCADA cùng với giải pháp IOT để thu thập dữ liệu từ xa cho trạm tụ bù hạ thế nhưng gặp khó khăn trong việc vận hành các trạm đảm bảo chất lượng điện năng do không phát hiện được các trạng thái hư hỏng vật lý. Điều này khiến việc kiểm tra khó khăn hơn và gây nguy hiểm cho công nhân khi kiểm tra sửa chữa. Do đó, nhóm đã nghiên cứu để tạo ra thiết bị “Thiết bị theo dõi quản lý chất lượng điện năng” và thử nghiệm thành công tại 01/47 trạm ở Chưh Pưh. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu nhằm mục tiêu mở rộng ra 47 trạm thì một số nơi sóng 3G/4G không có hoặc yếu gây ra khó khăn trong việc truyền tải dữ liệu. Và sản phẩm với phiên bản mới “Ứng dụng lora vào hệ thống IoT đảm bảo chất lượng điện năng - Application of lora in IoT system ensuring power quality” đã được ra đời để giải quyết vấn đề này.

Để thực hiện đề tài, nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN chịu trách nhiệm thực hiện việc thiết kế, thực hiện, vận hành để sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo về vấn đề kỹ thuật và nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN phụ trách việc tìm hiểu thị trường và tính giá thiết bị, khả năng hoàn vốn và tiếp cận khách hàng, lấy thông tin và xử lý yêu cầu khách hàng. Các thành viên trong nhóm đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về công nghệ LoRaWAN, hệ thống nhúng điện và IOT cũng như các kiến thức lập trình xây dựng dự án. Song song với việc trang bị kiến thức, các bạn tiến hành các quá trình thí nghiệm để qua đó giúp các thành viên hiểu một cách sâu sắc hơn về kỹ thuật và các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của dự án.

“Mặc dù là lần đầu làm việc với nhau nhưng các thành viên trong nhóm làm việc rất ăn ý và hiệu quả. Toàn bộ quá trình làm việc chúng mình đều phối hợp thực hiện cùng nhau để tất cả các thành viên đều hiểu rõ cốt lõi dự án và chúng mình tự hào là một nhóm làm việc đúng nghĩa chứ không phải là bất kì một cá nhân nào. Điều khó khăn nhất khi làm việc cùng nhau là sự hạn chế về mặt thời gian do thời gian thực hiện sản phẩm này khá ngắn, chính vì thế mà dự án yêu cầu mỗi thành viên đều phải nỗ lực không ngừng để chạy đua với thời gian nhằm hoàn thiện dự án. Đồng thời, nhờ sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy Ngô Đình Thanh, cô Đoàn Thị Ngọc Cảnh, nhờ sự ăn ý trong cách làm việc qua khả năng điều phối công việc một cách nhịp nhàng và hiệu suất giữa kinh tế và kỹ thuật của leader và sự học hỏi để hoàn thiện không ngừng của các thành viên mà dự án của chúng mình đã hoàn thiện và thậm chí là thành công ngoài mong đợi khi sản phẩm của chúng mình đã giành giải Nhất chung cuộc SCAPA 2023. Quả thật không chỉ là niềm vui mà còn là niềm tự hào to lớn đối với chúng mình.” - SV Hồng Thắm chia sẻ.

Chia sẻ về dự định tiếp theo của nhóm, SV Tuấn Phong cho biết nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu để tìm ra hướng phát triển cho sản phẩm nhắm vào những tính năng khác mà các sản phẩm hiện tại trên thị trường vẫn chưa có. Để tối ưu hóa hiệu suất, nhóm dự định trong tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu để tích hợp thêm công nghệ AIoT (kết hợp giữa Internet of Things (IoT) và Trí tuệ nhân tạo (AI), tạo ra một hệ thống thông minh có khả năng tự động hóa và làm thông minh các thiết bị kết nối với internet), Computer Vision và Data Analyzer để phân tích, xử lý dữ liệu để đưa ra đánh giá sớm về các thay đổi bất ngờ, từ đó cung cấp dự báo và chuẩn đoán hữu ích cho người tiêu dùng, cũng như là có thể đảm bảo việc giám sát mở rộng việc quản lý SCADA một cách hiệu quả hơn.


BTC trao giải Nhất Smart Campus 2023 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương


Nhóm đạt giải Nhất

02 Giải Nhì thuộc về các đội SV: Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐHĐN và Trường ĐH Kinh tế, ĐHĐN với Dự án “Hệ thống giám sát và chẩn đoán vị trí rò rỉ trong hệ thống đường ống dẫn chất lỏng thông qua mạng truyền thông LoRa”; Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội với Dự án “LoraWAN4FM: Low-cost system LoRaWAN Network for Fire Monitoring in Campus”. Mỗi đội SV đạt giải Nhì được nhận Chứng nhận và tiền thưởng 5,5 triệu đồng/đội.


BTC trao giải Nhì Smart Campus 2023 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương


BTC trao giải Ba Smart Campus 2023 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

03 Giải Ba thuộc về các đội SV: Khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI), ĐH Quốc gia Hà Nội với Dự án “Smart Campus Tracker”; ĐH Quốc gia Lào với Dự án “Real time temperature mornitoring for urban heat island (UHI) mapping”; Viện Công nghệ ITC Campuchia với Dự án “Smart Student Scanner Card (S3C)”.


BTC trao giải Doanh nghiệp Smart Campus 2023 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Giải Khuyến khích thuộc về Đội SV Trường ĐH Khoa học Huế với Dự án “A LoRaWAN-based system for water-parameters monitoring in shrimp farm” được nhận Chứng nhận và tiền thưởng 2,5 triệu đồng.

Giải Doanh nghiệp thuộc về Đội SV Trường ĐH Bách khoa, ĐHĐN và Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐHĐN với Dự án “LoRaTrack Logistics: Theo dõi và Quản lý Container trong Chuỗi Cung Ứng - Ứng dụng công nghệ LoraWan” được nhận Chứng nhận và tiền thưởng 5 triệu đồng.


Trao Chứng nhận cho đại diện các đội SV các trường ĐH tham dự Chung kết

Cuộc thi Smart Campus Châu Á - Thái Bình Dương đã tạo cơ hội có sinh viên Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN nói riêng và sinh viên các Trường Đại học trong nước và quốc tế nói chung có cơ hội được trao đổi, chia sẻ những kiến thức trong việc thực hiện các đề tài, ứng dụng liên quan đến xây dựng và phát triển thành phố thông minh. Với thành tích đạt được tại cuộc thi đã khẳng định uy tín, học hiệu của nhà trường trong việc đào tạo nguồn chất lượng đào tạo của cả nước, khu vực và quốc tế.

Biên tập: Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN