DHBK

film izle
trindir.net
istanbul escort
Ankara escort
casinoslot giriş bahisnow sultanbet grandpashabet
vdcasino
escort pendik
erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
deneme bonusu deneme bonusu
istanbul escort antalya escort
deneme bonusu deneme bonusu
Paying for a drink with sex
Mature anal sex pussy fucking interracial ass fuck
Guntur sex mms secret ha bathroom lo
turk porno izle
Casino Sitelerine Para Yatırma ve Çekme İşlemleri
kalkinmaatolyesi.org bahis siteleri
bahis siteleri

Phiên hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia Dự án PHER về nội dung: Xây dựng hệ thống đánh giá giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên sử dụng hệ số hiệu suất chính (KPI)

09/08/2023 09:54

Trong hai ngày 07 và 08/8/2023, tại Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN đã diễn ra Phiên hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia Dự án Hợp tác Đổi mới Giáo dục Đại học (PHER - Partnership for Higher Education Reform) về nội dung "Xây dựng hệ thống đánh giá giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên sử dụng hệ số hiệu suất chính (KPI)". Chương trình tập huấn được chủ trì bởi Ban Quản lý dự án PHER (ĐH Indiana).


Hình ảnh đại biểu tham dự

Tham dự chương trình, về phía Ban quản lý dự án PHER có Bà Nguyễn Thị Mai Phương - Phó Giám đốc dự án USAID PHER; GS.TS Vũ Văn Yêm - Chuyên gia tư vấn dự án USAID PHER và một số thành viên của tổ công tác. Về phía Đại học Đà Nẵng có TS. Đinh Thành Việt - Trưởng ban Đảm bảo chất lượng giáo dục ĐHĐN; ThS. Lê Ngọc Khánh - Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Cán bộ ĐHĐN. Về phía Trường ĐH Bách khoa có PGS.TS Nguyễn Đình Lâm - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS.TS Nguyễn Hồng Hải - Phó Hiệu trưởng Nhà trường, cùng đại diện Lãnh đạo các đơn vị chức năng và các Khoa. Bên cạnh đó, hội thảo còn có sự tham dự của đại diện Lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị chức năng của Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐHSPKT, Trường ĐH CNTT-TT Việt-Hàn, Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum, Viện NC&ĐT Việt – Anh, Khoa Y-Dược.


PGS.TS Nguyễn Hồng Hải - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa phát biểu khai mạc

Phát biểu tại phiên khai mạc, PGS.TS Nguyễn Hồng Hải - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa nhấn mạnh: Trong chiến lược phát triển của Nhà trường giai đoạn 2020-2025, "Đổi mới quản trị" là 1 trong 6 trụ cột mà Nhà trường đã đề ra, trong đó, yếu tố con người là yếu tố đặc biệt quan trọng. Do vậy, hệ thống đánh giá, xếp loại cần được cải thiện, nâng cao nhằm hướng đến sự công bằng, minh bạch, khách quan và tạo động lực phấn đấu cho toàn thể cán bộ viên chức (CBVC). Năm 2021, Nhà trường đã xây dựng lại chiến lược phát triển và đưa vào hệ thống đánh giá KPI. Năm 2022, Nhà trường đã triển khai hệ thống quản trị Base nhằm hướng đến đánh giá hiệu quả làm việc của CBVC. PGS.TS Nguyễn Hồng Hải hy vọng thông qua dự án PHER cùng sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong chương trình tập huấn lần này, Nhà trường sẽ từng bước xây dựng được hệ thống đánh giá giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên sử dụng hệ số hiệu suất chính (KPI).


Bà Nguyễn Thị Mai Phương - Phó Giám đốc dự án USAID PHER chia sẻ

Bà Nguyễn Thị Mai Phương - Phó Giám đốc dự án USAID PHER chia sẻ: Trong khoảng một đến hai năm tới, dự án mong muốn hỗ trợ cho các Thầy, Cô của các trường đại học trong việc xây dựng hệ thống KPI đánh giá CBVC, hệ thống quản lý thông tin (MIS) cũng như là hệ thống quản lý chất lượng bên trong (IQA). Đối với việc áp dụng chỉ số đánh giá KPI sẽ góp phần nâng cao công tác quản trị của Nhà trường, phân bổ thu nhập hợp lý cho toàn thể CBVC, tạo động lực phấn đấu cho CBVC, giữ chân người tài.


GS.TS Vũ Văn Yêm - Chuyên gia tư vấn dự án USAID PHER, đang công tác Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trình bày các nội dung tập huấn

Hoạt động hỗ trợ Xây dựng Hệ thống Đánh giá Giảng viên nhằm hỗ trợ cho lãnh đạo nhà trường và phòng Quản lý nhân sự xem xét và cải thiện hệ thống đánh giá giảng viên thông qua việc phát triển và thử nghiệm áp dụng các Chỉ số Hiệu suất Chính (KPI) vào hoạt động đánh giá giảng viên hàng năm. Kết quả của hoạt động này nhằm tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực, đặc biệt tập trung vào công tác đánh giá giảng viên hướng tới công bằng và hiệu quả. Trong năm, hoạt động Hỗ trợ Xây dựng Hệ thống Đánh giá Giảng viên của Dự án PHER được thực hiện tại hai trường: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng.

Trong 02 ngày của chương trình tập huấn, GS.TS Vũ Văn Yêm - Chuyên gia tư vấn dự án USAID PHER đã trình bày 04 nội dung chính:

Nội dung 1: Đánh giá chất lượng giảng viên, bao gồm các phần:

* Tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên

* Thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng GV

* Trình tự thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng GV

* Trao đổi, thảo luận

* Hướng dẫn chi tiết đánh giá chất lượng giảng viên.

Nội dung 2: Triển khai thí điểm đánh giá chất lượng giảng viên năm học 2022-2023

Nội dung 3: Giới thiệu và Hướng dẫn quy trình đánh giá nhân viên hành chính

* Tiêu chí đánh giá chất lượng công việc của nhân viên hành chính

* Quy trình đánh giá chất lượng công việc của nhân viên hành chính

Nội dung 4: Giới thiệu và hướng dẫn quy trình đánh giá cán bộ quản lý

* Tiêu chí đánh giá chất lượng công việc cán bộ quản lý

* Quy trình đánh giá chất lượng công việc cán bộ quản lý

A person speaking into a microphone

Description automatically generated

A person speaking into a microphone

Description automatically generated

A person holding a microphone in front of a person sitting in a room

Description automatically generated

A person holding a microphone

Description automatically generated
Phần thảo luận diễn ra sôi nổi và các thắc mắc được GS.TS Vũ Văn Yêm giải đáp chi tiết, rõ ràng

Sau mỗi nội dung, GS.TS Vũ Văn Yêm đã trả lời, giải đáp tất cả các câu hỏi, thắc mắc của người tham dự. Nhiều ý kiến thảo luận rất sát với công tác đánh giá, xếp loại CBVC ở thực tế tại các đơn vị. Thông qua đó, hệ thống đánh giá chất lượng CBVC phần nào sẽ được cải thiện và góp phần làm cơ sở quan trọng cho công tác thi đua, khen thưởng công bằng, hiệu quả tại các đơn vị.


Ban tổ chức trao giấy chứng nhận cho các đại biểu tham dự tập huấn

Dự án PHER nằm trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục đại học của USAID, là sáng kiến kéo dài 05 năm từ 2022 đến 2026 nhằm nâng cao năng lực để 03 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của Việt Nam phát triển bền vững và tự chủ hơn trong các lĩnh vực quản trị, đào tạo, nghiên cứu và kết nối với doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu về nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Dự án do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ theo hình thức hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại và giao cho Đại học Indiana, Hoa Kỳ làm đơn vị thực hiện dự án.

Tin, ảnh: Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường ĐH Bách khoa, ĐHĐN