DHBK

film izle
trindir.net
istanbul escort
Ankara escort
casinoslot giriş bahisnow sultanbet grandpashabet
vdcasino
escort pendik
erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
deneme bonusu deneme bonusu
istanbul escort antalya escort
deneme bonusu deneme bonusu
Paying for a drink with sex
Mature anal sex pussy fucking interracial ass fuck
Guntur sex mms secret ha bathroom lo
turk porno izle
Casino Sitelerine Para Yatırma ve Çekme İşlemleri
kalkinmaatolyesi.org bahis siteleri
bahis siteleri

Sinh viên Khoa Kiến trúc có bài nghiên cứu trên tạp chí Éternité

13/05/2020 14:30

Sinh viên Phạm Ngọc Hoài Dương, lớp 16KT CLC là một cá nhân có nhiều thành tích trong học tập. Ngoài khả năng vẽ ký họa xuất sắc, Dương còn làm phim rất khéo và vừa dành giải nhì trong một cuộc thi kiến trúc quốc tế (http://dut.udn.vn/KhoaKientruc/Tintuc/id/3498). Vừa qua Dương đã xuất sắc có một bài nghiên cứu được chọn đăng trên tạp chí Éternité. Khoa Kiến trúc xin giới thiệu toàn văn bài nghiên cứu này.

RICHARD MEIER VÀ NHỮNG KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI MANG SẮC TRẮNG

Richard Meier (sinh ngày 12 tháng 10 năm 1934), tại New Jersey, Hoa Kỳ, là một trong số các kiến trúc sư nổi tiếng và có ảnh hưởng trên toàn thế giới.

Ông là một thành viên của nhóm New York Five gồm có 5 kiến trúc theo chủ nghĩa Hiện Đại.

Vào năm 1963, Meier mở văn phòng kiến trúc tại New York.

Từ 1962 đến 1973, song song với hoạt động thiết kế bên ngoài, Richard Meier còn tham gia giảng dạy tại Trường Khoa học và nghệ thuật cao cấp (Cooper Union for the Advancement Science and Art), tại Đại học Yale (1975-1977) và Đại học Harvard (1980-1991).

Ông được tặng thưởng giải thưởng Pritzker (Giải thưởng được xem như giải Nobel của kiến trúc) năm 1984. Đây được xem như là một cột mốc lớn trong sự nghiệp của ông.

Công trình High Museum of Art đạt giải thưởng Pritzker năm 1984. Ảnh công trình và một trong các bản vẽ thiết kế.

Hiện nay dù ở tuổi 86, ông vẫn đang điều hành hãng Richard Meier và cộng sự, có văn phòng tại New York và Los Angeles cùng các cộng sự của mình.

NHỮNG ĐIỂM NHẤN TRONG PHONG CÁCH THIẾT KẾ

Công trình Stuttgart Residences

Có thể nói màu Trắng chính là một đặc trưng trong thiết kế của Richard Meier. Hầu hết các công trình của ông dù là nhà ở, khách sạn, văn phòng … đều có chung một mẫu số là màu trắng. Đây là một đặc điểm mà Richard Meier thừa nhận rằng ông chịu ảnh hưởng của Le Corbusier (Kiến trúc sư đã đặt nền móng cho kiến trúc hiện đại của thế kỷ XX). Ông cho biết lý do sử dụng vì màu trắng phản xạ và khúc xạ ánh sáng làm cho màu sắc xung quanh chúng ta sống động hơn. Nó giúp chúng ta cảm nhận được sự thay đổi tông màu và màu sắc trong tự nhiên.

Richard Meier Flying Point

Các thiết kế của Richard Meier thường mang những hình khối rõ ràng: hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn. Ông quan niệm các công trình phải hòa hợp, liên kết với không gian xung quanh, với thiên nhiên, với con người, với văn hóa, nó như một sự kết tinh của tất cả (một ý nghĩa khác về việc công trình thường có màu Trắng làm chủ đạo). Ông muốn các tác phẩm của mình trở nên bền vững, hiện tại nó là một kiệt tác kiến trúc và tương lai nó lại trở thành một đại diện cho một giai đoạn phát triển đầy thành tựu của chủ nghĩa kiến trúc hiện đại.

NHỮNG THỦ PHÁP THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG THIẾT KẾ CỦA RICHARD MEIER.

Công trình Smith House là một công trình hội tụ nhiều đặc trưng trong thiết kế của Richard Meier trong thời kỳ đầu thiết kế.

Một đặc điểm dễ cảm nhận nhất đó là việc biến đổi các mảng Chữ Nhật để tạo nên mặt đứng các công trình. Các mảng hình là tường bao, ban công, các mảng kính và mái. Thủ pháp này được sử dụng xuyên suốt sự nghiệp thiết kế của ông.

Oaks Prague Villa

Ngoài ra, ông vận dụng các mảng Đặc/Rỗng đan xen bằng cách sử dụng các vật liệu đối lập nhau như Tường (Đặc), Kính (Rỗng). Thường chia theo các mạng lưới nhất định, từ đó sẽ chia thành các mảng kính, ban công, hoặc tường bao che. Không những tương phản trong vật liệu mà còn tương phản trong bao quát hình khối của công trình. Các mảng đặc thường là các bộ phận mang tính chất phục vụ cho công trình như khu kỹ thuật, thang máy,…

Khách sạn Sea Marq, Hàn Quốc.

Các công trình của Richard Meier còn sử dụng những mảng kính lớn phối hợp với các trụ tròn tách biệt. Bố trí tại các góc nhà hay bố trí chạy dọc sảnh, hành lang của các công trình khách sạn, tòa tháp văn phòng.

Smith House và Rothschild Tower.

Tại các tầng trên cùng của công trình, ông luôn tạo ra một sự thay đổi về kích thước, chiều cao, độ dày các bộ phận để tạo điểm nhấn cho phần đỉnh của công trình. Thông thường các kết cấu mái vượt nhịp có độ dày lớn sao cho hài hòa với tỷ lệ công trình và sử dụng hệ lam che nắng nằm ngang.

Giai đoạn gần đây, các công trình do Richard Meier thiết kế đã mang một hơi thở mới, một phần vì tuổi đã cao nên ông chỉ tham gia vào công đoạn lên ý tưởng cho các công trình. Việc triển khai thiết kế còn lại được các cộng sự và các kiến trúc sư trẻ trong công ty thực hiện.

Một trong các điểm mới ở các công trình đó là việc sử dụng các hệ lam đứng có kích thước lớn. Ví dụ trong công trình khách sạn Seamarq, hệ lam này đóng vai trò che nắng, đảm bảo view nhìn thông thoáng nhưng vẫn giữ được sự riêng tư cho phòng ngủ của khách sạn.

NHỮNG LỜI KHUYÊN CỦA RICHARD MEIER ĐẾN NHỮNG VỊ CHỦ NHÀ LÀ GÌ ?

“Tôi luôn muốn những khách hàng của mình có một ngôi nhà của họ, cho họ và vì họ. Nhiều người thắc mắc vì sao tôi lại nói vậy khi chính những vị khách trả tiền cho tôi thiết kế và xây dựng ngôi nhà cho họ ngay từ đầu rồi?

Ý tôi, còn hơn thế nữa. Tôi muốn địa phương hóa, cá nhân hóa căn nhà nhất có thể. Một căn nhà không chỉ là một công trình xây dựng, nó còn là một câu chuyện gắn liền với chủ nhân. Nó có những ngóc ngách với các mục đích cụ thể mà chủ nhà có thể thưởng thức trong suốt quá trình họ sử dụng ngôi nhà sau này”.

Ví dụ với công trình Douglas House (1973, Michigan, Mỹ ). Richard Meier cho rằng đó là một công trình thành công của ông và cả chủ nhà.

Đầu tiên, nó là một công trình nổi bật với sắc trắng. Ngôi nhà chẳng cần trang trí quá cầu kỳ, mà chính khung cảnh xung quanh được khai thác triệt để đã mang lại những giá trị rất to lớn.

“Trong quá trình thiết kế, với những tâm niệm và sự trân trọng thiên nhiên. Tôi cố gắng đưa ra một giải pháp ít tác động đến tự nhiên nhất có thể đó là giảm thiểu đến mức tối đa việc chặt các cây có sẵn.

Chủ nhà muốn có những không gian thoáng đãng, gợi lại sự mênh mông của mặt nước xung quanh. Vậy là tôi tạo ra những khoảng thông tầng ở phía hướng về hồ cùng với những ban công trong lẫn ngoài nhà. Dù cho ở đâu chủ nhà cũng có thể dạo bước và ngắm nhìn cảnh quan như thể đang tạo thành một dòng chảy vào không gian trong nhà, đó là một sự liên kết chặt chẽ!”

VẬY CÒN NHỮNG SINH VIÊN KIẾN TRÚC VÀ CÁC KIẾN TRÚC SƯ TRẺ, ÔNG CÓ LỜI KHUYÊN GÌ CHO HỌ KHÔNG?

“Tôi vẫn luôn phác thảo ra các concept trước khi làm bất cứ điều gì”.

Bản phác thảo concept công trình Jubilee Church và ảnh công trình thực tế

Tôi nói với họ rằng “Hãy suy nghĩ về điều đó.”. Chúng tôi sử dụng rất nhiều giấy can trước khi cho vào máy tính. Khi nó đã được dựng thành một model 3D trên máy tính, tôi thường đi bộ xung quanh và nói “Cái gì thế?”. Bạn phải phân tích các hình ảnh từ thực tế.

Ngoài ra chúng tôi dành nhiều thời gian với các concpet. Chúng tôi thực hiện hàng tấn các mô hình nghiên cứu, bắt đầu các mô hình nhỏ đi từ phần chân công trình.

Thậm chí ngày nay, máy tính vẫn không thể thay thế cho các mô hình. Nó vẫn chỉ là một hình ảnh trên màn hình.

Ngoài ra tôi cũng muốn nhắc họ rằng: “Hãy kiên định với con đường của chính mình”. Trải qua một thập kỉ, phong cách kiến trúc cũng đã thay đổi, chuyển hướng từ hiện đại sang hậu hiện đại, tân biểu hiện, tận hiện đại. Nhưng tôi nghĩ bản thân tôi nằm ngoài những trường phái đó”.

“Tôi vẫn giữ trường phái hiện đại kể từ khi tôi mở văn phòng của chính mình năm 1963. Và giờ, khi chiến thắng giải thưởng Pritzker, vẫn duy trì một văn phòng 60 người ở Manhattan và một văn phòng 40 người ở LosAngeles cùng con đường mà tôi chọn cho riêng mình. Kiến Trúc Hiện Đại”.

PHẠM NGỌC HOÀI DƯƠNG

PHẠM NGỌC HOÀI DƯƠNG (Sinh viên khoá 16KTCLC - Khoa Kiến trúc, Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng)

Nguồn: Éternité Magazine