DHBK

Lễ khai giảng năm học mới 2016-2017

12/09/2016 23:57

Trong diễn văn tại lễ khai giảng năm học mới 2016-2017, Phó GS. TS Lê Cung – Phó Hiệu trưởng trường Đại học (ĐH) Bách khoa-ĐH Đà Nẵng chính thúc cho biết Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng: Đã sẵn sàng để đón Đoàn khảo sát đảm bảo chất lượng chung của khu vực ASEAN (AUN-QA) đến làm việc vào tháng 10/2016

 alt

 

Phó GS. TS Lê Cung – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa-ĐH Đà Nẵng khen thưởng thành tích các em SV Xuất sắc. -Ảnh: T.N.

alt

Thầy Lê Cung gióng trống báo hiệu năm học mới bắt đầu !

Nhà trường đã được Tổ chức Ủy ban Bằng kỹ sư Pháp (CTI) đánh giá tái công nhận 3 chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao PFIEV, được Trung tâm Kiểm định chát lượng giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội đánh giá ngoài với 52/61 tiêu chí đạt. Nhiều chương trình đào tạo khác cũng đã được các tổ chức quốc tế, các Trường ĐH của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc công nhận, tạo điều kiện cho các em sinh viên (SV) ĐH Bách khoa Đà Nẵng tiếp tục học tại nước ngoài.Hiện Nhà trường đã hoàn tất báo cáo tự đánh giá 2 chương trình tiên tiến và dã sẵn sàng để đón đoàn khảo sát đảm bảo chất lượng chung của khu vực ASEAN (ASEAN University Network - Quality Assurance, viết tắt là AUN-QA, hoặc viết gọn là AUN) vào tháng 10/2016.

Sáng nay (12/9), trường ĐH Bách khoa-ĐH Đà Nẵng đã lễ khai giảng và tuyên dương khen thưởng thành tích học tập, động viên sinh viên toàn trường bước vào  năm học mới với những nhiệm vụ trọng tâm của năm học được xác định cụ thể:

Đổi mới mô hình và nội dung chương trình đào tạo; xây dựng đội ngũ giảng dạy, bồi dưỡng đội ngũ quản lý, tập trung xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ dạy và học, tăng cường hơp tác quốc tế và quan hệ DN, hỗ trợ các hoạt động đoàn thể sinh viên để các em được sống và học tập trong môi trường tốt nhất và thân thiện nhất.

Được biết, trong mùa tuyển sinh ĐH năm nay, có 2.557 SV đăng ký xét tuyển-trúng tuyển và chính thức nhập học vào Trường (đạt tỷ lệ 86% so với chỉ tiêu). Vào năm học mới, trường đang đào tạo tổng cọng 15.000 SV chính quy và hơn 800 học viên sau ĐH.

 alt

Phó GS.TS Đoàn Quang Vinh - Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng - khen thưởng thành tích 5 SV giành giải thưởng cao trong kỳ thi Olympic Tin học và Lập trình viên quốc tế ACM/ICPC.

Các chuyên ngành của Trường đều có những ưu điểm của mình, đáp ứng được nhu cầu xã hội hiện nay và trong tương lai. Bên cạnh các chương trình đào tạo truyền thống, Trường đã xây dựng và duy trì, phát triển các chương trình hợp tác quốc tế, chương trình tiên tiến, chất lượng cao để tăng cơ hội chọn lựa ngành nghề cho các em SV.

ĐH Bách Khoa – ĐH Đà Nẵng đã trải qua chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, nay là trường ĐH Kỹ thuật hàng đầu tại khu vực miền Trung, đã đào tạo được khoảng 45.000 kỹ sư, mà nhiều người trong số đó đang đảm nhận những vị trí chủ chốt trong cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.

Tỷ lệ SV tốt nghiệp hạng Khá trở lên trong tổng số SV tốt nghiệp đúng tiến độ luôn được giữ vững ; 15% SV có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, 89% SV có việc làm trong vòng 1 năm sau tốt nghiệp, tất cả đã khẳng định chất lượng đào tạo của Nhà trường.

 alt

Nhà trường sẵn sàng và luôn tham gia đẩy mạnh hợp tác quốc tế. -Ảnh: T.N.

Trong năm học 2015-2016 vừa qua, Nhà trường đã giành được nhiều  thành tựu đáng ghi nhận của trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển đội ngũ.

Nhà trường tiếp tục đóng góp thêm 2.825 kỹ sư, cử nhân và kiến trúc sư cho nguồn nhân lực của đất nước. Riêng đối với khóa 2011 chính quy, đến cuối kỳ 2 năm học 2015-2016 có 1.867 SV tốt nghiệp đúng tiến độ, chiếm 74,8% so với số SV của khóa. Trong số này có: 24 Xuất sắc (1,2%), 262 Giỏi (13,3%), 1.463 Khá (74%) và 227 Trung bình (11,5%). Tỷ lệ sinh viên khóa 2011 còn lại chưa tốt nghiệp là 25,2%.

“Phát huy những kết quả đạt được trong năm học vừa qua, và truyền thống của Trường; trong thực hiện nhiệm vụ năm học mới toàn Trường khẳng định và nêu cao quyết tâm “Tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo”.

alt 

Phó GS. TS Trương Hoài Chính – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa-ĐH Đà Nẵng khen thưởng thành tích các em SV Xuất sắc. -Ảnh: T.N.

Thay mặt Ban Giám đốc ĐH Đà Nẵng, Phó GS.TS Đoàn Quang Vinh - Phó Giám đốc,  đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tích to lớn mà đội ngũ CBGV, sinh viên của Trường Đại học Bách khoa đã đạt được trong năm học 2015 – 2016 vừa qua trên mọi mặt công tác và nhấn mạnh: Trong suốt quá trình hơn 40 năm xây dựng và phát triển của mình, ĐH Bách khoa đã luôn luôn giữ vững vai trò và vị thế của một trường ĐH lớn, là cánh chim đầu đàn của ĐH Đà Nẵng.

Lãnh đạo ĐH Đà Nẵng đặc biệt ghi nhận những nỗ lực của tập thể Nhà trường trong việc không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học hợp tác quốc tế cũng như trong việc hoàn thành những mục tiêu về phát triển cơ sở vật chất và đảm bảo chất lượng giáo dục. Đây được xem là những nhiệm vụ chính trị quan trọng của một cơ sở giáo dục ĐH, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một nhà trường. Điều đó lại đặc biệt quan trọng hơn đối với Trường ĐH Bách khoa, một đơn vị đào tạo đội ngũ cán bộ các ngành kỹ thuật lớn nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

 alt

Phó GS.TS Lê Thị Kim Oanh-Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa-ĐH Đà Nẵng khen thưởng 1 trong 2 Tân SV có điểm đầu vào cao (trong đợt xét tuyển vừa qua). Tân SV còn lại đang học khóa Giáo dục Quốc phòng (đầu bậc học); Nhà trường sẽ khen thưởng tại Khoa.

-Ảnh: T.N

Ban Giám đốc Đại học Đà Nẵng nhận thấy Trường ĐH Bách khoa đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng và quyết tâm cao trong việc không ngừng đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng đào tạo. Các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao ngày càng được quan tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất lẫn đầu tư chuyên môn.

Minh chứng rõ nét nhất cho hiệu quả đào tạo và nghiên cứu của một học hiệu

Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục, trong đó có nhiệm vụ tiến hành kiểm định cơ sở giáo dục, kiểm định chương trình đào tạo đã được nhà trường quan tâm và đầu tư đúng mức. Chất lượng đào tạo được giữ vững và không ngừng nâng cao thể hiện ở số lượng SV tốt nghiệp đúng thời hạn, tỷ lệ tốt nghiệp khá, giỏi cao và đáp ứng yêu cầu công việc của xã hội.

Các “Nhóm Giảng dạy nghiên cứu” cũng không ngừng phát triển và có chất lượng.

Lãnh đạo ĐH Đà Nẵng cũng đánh giá cao Nhà trường đã không ngừng cố gắng trong việc đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học thông qua tổ chức các hội thảo cấp Khoa, cấp Trường và đăng cai tổ chức các hội thảo cấp quốc gia, quốc tế cũng như  triển khai các dự án hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều cá nhân, tổ chức và cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong nước và quốc tế.

Trong đó, nhiều đề tài nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cấp Bộ đã được triển khai đúng tiến độ.

Đây là môi trường tốt để đội ngũ cán bộ, giảng viên và SV làm quen với nghiên cứu khoa học, một nhiệm vụ quan trọng và là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên, là sân chơi tập sự NCKH của SV, là môi trường để rèn luyện và bồi dưỡng nên những nhà giáo, nhà khoa học tương lai.

Nhiều giải thưởng của cán bộ giảng viên, SV trong các hoạt động chuyên môn, học thuật và nghiên cứu khoa học trong năm học qua đã là minh chứng rõ nét nhất cho hiệu quả đào tạo và nghiên cứu của Nhà trường.

 alt

Hội nghị SV Nghiên cứu khoa học và Triển lãm thành tựu nghiên cứu khoa học của Giảng viên-SV trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) 2016. Trong ảnh: GS.TS Lê Kim Hùng - thay mặt Hội đồng Giám khảo chấm các đề tài - nghe đại diện Nhóm tác giả đề tài thuyết minh về sản phẩm.

-Ảnh: T.N

Song song đó, ĐHBK đã rất nhạy bén trong việc tìm kiếm các nguồn dự án, tài chính để phát triển cơ sở vật chất, các phòng thí nghiệm, thực hành ngày một được hiện đại hoá.

Bên cạnh việc quản lý tốt, không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, ĐH Bách khoa còn làm tốt công tác quản lý, bồi dưỡng và rèn luyện đạo đức cho SV. Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đã lãnh đạo các tổ chức đoàn thể, các đơn vị chức năng trong nhà trường trong việc phối hợp quản lý và bồi dưỡng đạo đức. Bên cạnh năng lực chuyên môn thì tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt là một yêu cầu không thể thiếu đối với những nhà khoa học, những kỹ sư trong tương lai.

Bên cạnh niềm vui và phấn khởi vì những thành quả to lớn mà nhà trường đã đạt được trong năm học 2015 – 2016 vừa qua, tôi đề nghị lãnh đạo và toàn thể CBGV, sinh viên của nhà trường cần nghiêm túc đánh giá những hạn chế thiếu sót để rút ra bài học kinh nghiệm, hoàn thành xuất sắc hơn nữa nhiệm vụ của năm học 2016 – 2017 mà nhà trường đã đề ra.

Theo Phó GS.TS Đoàn Quang Vinh, một năm học sẽ không dài, không đủ để thực hiện những mục tiêu và kỳ vọng đó nếu như ngay từ hôm nay chúng ta không có kế hoạch và phương pháp để thực hiện một cách khoa học và hiệu quả nhất.

Mỗi cán bộ giảng viên, mỗi SV đều phải đặt cho mình những mục tiêu hết sức cụ thể và thiết thực nhất. Ban Giám đốc ĐH Đà Nẵng luôn luôn đặt niềm tin và kỳ vọng vào nhà trường,. phải luôn “xứng đáng là cánh chim đầu đàn của ĐH Đà Nẵng nói riêng và của khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung trong đào tạo và nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học kỹ thuật”.

 alt

Nhân dịp khai giảng năm học mới, có 5 doanh nghiệp đến tham dự và trao học bổng, gồm:

1) CTCP Xây dựng Coteccons (Cotec) : 50 triệu đồng.

2) Công ty TNHH Lixil Việt Nam: 20 triệu đồng.

3) Ngân hàng Đông Á Chi nhánh Đà Nẵng: 15 triệu đồng.

4) Tập đoàn Viễn thông Quân đội – Chi nhánh Viettel Đà Nẵng: 12.5 triệu đồng.

5) Chi nhánh Mobifone Đà Nẵng II: 10 triệu đồng.

Các suất học bổng được dành tặng các em SV có hoàn cảnh khó khăn, nhưng đã vươn lên giành thành tích đáng ghi nhận trong học tập. Nhà trường cũng rất quan tâm nên sẽ ưu tiên trong đợt này các em SV có quê ở vùng biển 4 tỉnh miền Trung (Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng trị, Huế) chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của sự cố ô nhiễm môi trường biển.

Tổng cọng số lượng học bổng đầu năm học là 43 suất, mỗi suất 2,5 triệu đồng (sáng nay tại buổi lễ, theo danh sách xét chọn, BTC đã trao đợt 1, cho 35 em. Số lượng còn lại các khoa tiếp tục giới thiệu, đề cử SV xứng đáng được trao HB để Nhà trường xem xét).

Đặc biệt, nhân dịp khai giảng năm học mới, Ban Giám hiệu trường ĐH Bách khoa- ĐH Đà Nẵng cũng đã quyết định khen thưởng 857 SV xếp hạng học tập Giỏi năm học 2015-2016.

 alt

" Đưa doanh nghiệp đến với sinh viên và đưa sinh viên đến với doanh nghiệp ! "

Lãnh đạo ĐH Đà Nẵng cũng đề nghị trường ĐH Bách khoa quan tâm thực hiện tốt một số nội dung quan trọng sau đây:

Thứ nhất, nhà trường cần quan tâm và đặt mục tiêu cao hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Không ngừng đổi mới chương trình đào tạo cũng như phương pháp giảng dạy. Tập trung đẩy mạnh các ngành thế mạnh, các ngành đào tạo trọng điểm của nhà trường, đồng thời có tầm nhìn xa trong việc xây dựng chiến lược đào tạo trong giai đoạn sắp đến.

 alt

Chào Năm học mới tại ngôi trường đào tạo "đội ngũ cán bộ các ngành kỹ thuật lớn nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên". -Ảnh: T.N

Đổi mới chương trình giảng dạy phù hợp với xu thế hội nhập và yêu cầu của xã hội, gắn đào tạo với thực tiễn. Đưa doanh nghiệp đến với SV và đưa SV đến với doanh nghiệp. Đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên. Bởi lẽ việc nâng cao trình độ Người Thầy là một bước quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo nói chung.

Thứ hai, luôn luôn xem nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ và yêu cầu bắt buộc đối với một trường đại học. Kết hợp việc nghiên cứu của giảng viên với SV, xây dựng các Nhóm Giảng dạy – Nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Tạo môi trường để sinh viên nghiên cứu khoa học và tập sự nghiên cứu khoa học.

Tổ chức tốt công tác thực tập chuyên môn cho SV. Phải xem nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ trọng tâm, là cách thức để xây dựng học hiệu ĐH Bách khoa ngày một vững mạnh.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện mạng lưới đảm bảo chất lượng trong nhà trường. Coi đây là một yếu tố sống còn tròn việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường.. Hoàn thành các tiến độ và mục tiêu kiểm định chất lượng chương trình đào tạo như đã đặt ra..

Thứ tư, nhà trường không được phép chủ quan, xem thường khâu quản lý và bồi dưỡng đạo đức cho SV. Luôn đặt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội vừa Hồng vừa Chuyên.

Thứ năm, không ngừng tìm kiếm các dự án và có kế hoạch nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu. Tranh thu nguồn lực tài chính nhà nước và nguồn xã hội hoá.

T.Ngọc thực hiện