DHBK

Trường Đại học Bách khoa tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cơ sở đề tài KH&CN cấp tỉnh Quảng Nam: "Đánh giá diễn biến ngập lụt và đề xuất giải pháp ứng phó ngập lụt thành phố Tam Kỳ trong bối cảnh đô thị hóa và biến đổi khí hậu"

19/10/2023 09:49

Chiều ngày 18/10/2023, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN đã tiến hành họp Hội đồng nghiệm thu cơ sở đề tài KH&CN cấp tỉnh Quảng Nam: "Đánh giá diễn biến ngập lụt và đề xuất giải pháp ứng phó ngập lụt thành phố Tam Kỳ trong bối cảnh đô thị hóa và biến đổi khí hậu" do PGS.TS. Nguyễn Chí Công làm chủ nhiệm Đề tài cùng các cộng sự thực hiện.


Toàn cảnh Hội đồng nghiệm thu đề tài

Tham gia phiên họp gồm: GS.TS. Nguyễn Thế Hùng - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu; TS. Kiều Xuân Tuyển - Uỷ viên, phản biện 1; TS. Nguyễn Văn Hiệu - Uỷ viên, phản biện 2; TS. Phạm Thành Hưng - Uỷ viên; TS. Nguyễn Thanh Hảo - Uỷ viên; PGS.TS. Tào Quang Bảng - Uỷ viên; TS. Võ Tuấn Minh - Uỷ viên, Thư ký khoa học; KS. Tạ Minh Bảo - Thư ký hành chính; PGS. TS. Nguyễn Chí Công - Trưởng khoa Khoa Xây dựng Công trình thuỷ - Chủ nhiệm đề tài và nhóm thực hiện đề tài cùng các thầy cô giảng viên quan tâm cùng tham dự.


GS.TS. Nguyễn Thế Hùng - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu triển khai buổi họp

Nội dung của đề tài là đánh giá hiện trạng ngập lụt và xác định nguyên nhân gây ra ngập lụt thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam; Dự báo được diễn biến ngập lụt thành phố Tam Kỳ theo định hướng quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 và trong bối cảnh biến đổi khí hậu; Xác định hành lang thoát lũ lưu vực sông Tam Kỳ - Bàn Thạch và đánh giá tác động của hành lang thoát lũ đến ngập lụt thành phố Tam Kỳ; Đề xuất giải pháp giảm thiểu ngập lụt thành phố Tam Kỳ trong hiện tại và tương lai; Xây dựng bộ công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý quy hoạch và phòng, chống thiên tai.

A collage of land and water

Description automatically generated

Được biết, Đề tài được thực hiện trong thời gian 02 năm (2021-2023), với 04 Hội thảo được tổ chức ở cấp quốc gia và cấp tỉnh. Ngoài ra, đề tài còn được báo cáo tại Hội thảo quốc tế FSMaRT-2022 về quản lý lũ lụt và bùn cát trên lưu vực sông. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian đầu, do ảnh hưởng bởi đại dịch covid-19 nhưng bằng sự quyết tâm của cả nhóm nghiên cứu và sự hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành của tỉnh Quảng Nam, đề tài đã hoàn thành đúng tiến độ với phạm vi nghiên cứu được mở rộng rất nhiều (tổng diện tích nghiên cứu thực tế 583,24km2) so với đề xuất ban đầu và đã có những đóng góp ý kiến cho các Sở, Ban, Ngành chuyên môn, góp phần hỗ trợ cho công tác quản lý và quy hoạch.

A person standing in a room

Description automatically generated
PGS.TS. Nguyễn Chí Công - Chủ nhiệm đề tài, thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày báo cáo trước Hội đồng

Theo PGS.TS. Nguyễn Chí Công - Trưởng khoa Xây dựng công trình thủy (Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, Chủ nhiệm đề tài) chia sẻ quá trình phân tích diễn biến ngập lụt khu vực TP. Tam Kỳ và đề xuất các giải pháp cắt lũ, cụ thể:

+ Về nguyên nhân gây ngập: ngoài yếu tố mưa lớn cực đoan xuất hiện thì nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ngập lụt cho đô thị Tam Kỳ là khi có lũ lớn trên sông Bàn Thạch (mực nước trên +2,9m), nước từ sông Bàn Thạch tấn công vào khu vực nội đô gây ngập lụt diện rộng; Lưu lượng từ lưu vực phân khu 02 phía tây đổ vào hệ thống thoát nước thành phố qua cống Nguyễn Dục và kênh hồ Duy Tân quá lớn, gây quá tải cho năng lực thoát nước nội đô và không thoát kịp ra sông Bàn Thạch.

+ Đề xuất giải pháp: Cắt lũ phía tây đổ vào nội đô bằng cống ngầm Trưng Nữ Vương và kênh thoát lũ. Đồng thời, phân lũ từ sông Bàn Thạch qua sông Trường Giang và từ sông Trường Giang ra biển để ngăn nước từ phía bắc.

Cụ thể, hai công trình tham gia cắt lũ phía tây là tuyến kênh thoát lũ xuất phát từ cống ông Dung đổ ra sông Ba Kỳ và tuyến cống ngầm đường Trưng Nữ Vương đổ vào cống Nguyễn Dục và thu nước các tuyến cống ngang như tuyến Hùng Vương, Phan Bội Châu, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Chí Thanh, sau đó đổ ra sông Bàn Thạch.

Về phân lũ từ sông Bàn Thạch sang sông Trường Giang, PGS.TS Nguyễn Chí Công cho rằng phải phân lũ toàn tuyến mới hiệu quả.

Theo đó, 03 tuyến phân lũ trên địa bàn huyện Thăng Bình (gồm mở rộng tuyến kênh tiêu hiện trạng nhằm tiêu thoát lưu lượng phía thượng nguồn sông Bàn Thạch vùng phía bắc huyện Thăng Bình: tuyến từ vùng trũng Ngọc Phô sang phía đông để kết nối vào trục tiêu hiện có và đổ ra sông Trường Giang; tuyến dựa theo tuyến thoát nước tự nhiên hiện có nối từ vùng trũng phía chợ Quán Gò cắt ngang đường Võ Chí Công, đường Bình Sa - Bình Nam rồi đổ ra sông Trường Giang); tuyến từ hồ sông Đầm cắt ngang đường Võ Chí Công đổ ra sông Trường Giang. Bên cạnh đó, cần có tuyến xây mới tràn kết hợp đường giao thông kiểm soát mực nước lũ trên sông Trường Giang đổ ra biển.

Ngoài giải pháp phân lũ ngoại lai, nhóm giải pháp phi công trình được nhóm nghiên cứu đưa ra, gồm hồ Phú Ninh tham gia cắt lũ giảm ngập cho thành phố; bảo vệ hành lang thoát lũ và duy trì những vùng trữ nước tự nhiên trong vùng, trong khu vực nội thị; nạo vét khơi thông dòng chảy hệ thống thoát nước, trên các tiểu lưu vực sông Bàn Thạch…

A person standing next to another person

Description automatically generated

A person standing in a room

Description automatically generated

A person in a blue and white plaid shirt

Description automatically generated

A person in a white shirt

Description automatically generated
Đại biểu tham gia thảo luận

Sau khi lắng nghe ý kiến thảo luận giữa nhóm thực hiện Đề tài và đại biểu tham dự, Hội đồng nghiệm thu đã thống nhất với kết quả 100% phiếu đồng ý.

Đề tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định rõ nguyên nhân gây ra ngập lụt cho thành phố Tam Kỳ và vùng phụ cận dựa trên luận cứ khoa học và số liệu thực tế từ đó xây dựng mô hình mô phỏng phù hơp nhất làm căn cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu ngập lụt, thích ứng với tình hình thực tế và có những dự báo cho công tác quy hoạch thoát nước đô thị cũng như quy hoạch thoát nước lưu vực sông.

Tin, ảnh: Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN