DHBK

Hội thảo khoa học “Những thách thức và cơ hội của áp dụng công nghệ BIM trong ngành xây dựng tại thành phố Đà Nẵng”

22/10/2023 16:39

Sáng ngày 21/10/2023, Khoa Quản lý Dự án, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) đã tổ chức Hội thảo khoa học “Những thách thức và cơ hội của áp dụng công nghệ BIM trong ngành xây dựng tại thành phố Đà Nẵng”.

A group of people sitting at a table

Description automatically generated

A group of people sitting at a table

Description automatically generated
Toàn cảnh Hội thảo

Thành phố Đà Nẵng, với sự phát triển đang ngày càng tăng và đổi mới, đặt ra những yêu cầu khắt khe đối với ngành xây dựng. Công nghệ BIM mở ra một loạt cơ hội cho việc quản lý dự án, tối ưu hóa tài nguyên, nâng cao chất lượng công trình, và tăng cường tính hiệu quả. Tuy nhiên, cùng với những cơ hội đó, chúng ta phải đối mặt với những thách thức về hiện thực hóa, đào tạo, và sự chuyển đổi trong ngành. Nhận thức được những cơ hội và thách thức đó, việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ BIM trong xây dựng đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ thành phố và các sở ban ngành. Hội thảo cũng nằm trong tiến trình thực hiện dự án nghiên cứu cấp thành phố về “Nghiên cứu thúc đẩy ứng dụng công nghệ BIM cho chuyển đổi số trong ngành xây dựng tại thành phố Đà Nẵng”.

Tham dự hội thảo, có PGS.TS Lê Tiến Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa, PGS.TS Phạm Anh Đức - Trưởng khoa Khoa Quản lý Dự án (QLDA), TS. Ngô Ngọc Tri - Phó Trưởng Khoa QLDA và sự tham gia của các chuyên gia về BIM, các diễn giả nghiên cứu, cùng với các anh chị học viên, doanh nghiệp đang làm việc trong ngành xây dựng.

A person standing in front of a table

Description automatically generated
PGS.TS Lê Tiến Dũng - Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Lê Tiến Dũng - Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh công nghệ BIM và chuyển đổi số là chủ đề mang tính thời sự và đặc biệt quan trọng đối với nhiều ngành nghề, trong đó có ngành Xây dựng. PGS.TS Lê Tiến Dũng cho biết, Khoa Quản lý dự án là một trong những Khoa tiên phong trong việc cập nhật những kiến thức, công nghệ mới áp dụng vào chương trình đào tạo và hoạt động nghiên cứu khoa học. Điều này đã tạo nhiều cơ hội thuận lợi giúp các sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh tiếp cận công nghệ mới và nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn, phục vụ hiệu quả trong học tập và công việc. Thầy hy vọng rằng, Khoa sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh, tổ chức các hội thảo khoa học thiết thực, nhằm đóng góp cho mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Nhà trường nói riêng và cho ngành Xây dựng nói chung.

Tại hội thảo, đại biểu tham dự được nghe 04 phần tham luận đến từ các diễn giả là chuyên gia, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp trong lĩnh vực BIM và chuyển đổi số ngành Xây dựng.

1. Chủ đề “Chiến lược Chuyển đổi số trong ngành Xây dựng” do PGS.TS Phạm Anh Đức - Trưởng khoa trình bày đã chỉ ra được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong ngành Xây dựng.

A person holding a microphone

Description automatically generated
PGS.TS Phạm Anh Đức - Trưởng khoa Khoa QLDA trình bày tham luận

PGS.TS Phạm Anh Đức nhấn mạnh chuyển đổi số (Digital Transformation) là xu thế, là tất yếu trong thời đại ngày nay. Trong lĩnh vực xây dựng, Mô hình hóa thông tin tòa nhà (BIM) là một trong những phát triển gần đây hứa hẹn nhất trong ngành Kiến trúc, Kỹ thuật, Xây dựng và Vận hành (AECO), BIM là một thành tố không thể thiếu để phục vụ những nhu cầu ngắn hạn (quản lý đô thị) cũng như nhu cầu dài hạn (Đô thị thông minh). Mục tiêu cuối cùng của chuyển đổi số là nâng cao năng lực phục vụ & trải nghiệm khách hàng; phân tích và sử dụng dữ liệu.

Chuyển đổi số đối sẽ giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao, như:

+ Cắt giảm chi phí vận hành;

+ Lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời;

+ Tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên;

+ Quản lý dự án tốt hơn;

+ Tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn;

+ Tích hợp và hợp tác giữa các bên tốt hơn; phản hồi nhanh chóng và tạo cơ hội phát triển mới.

Đồng thời, PGS.TS Phạm Anh Đức cũng phân tích rõ 04 vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số:

+ Vai trò 1: Xác định đúng vấn đề của chuyển đổi số

+ Vài trò 2: Quản trị sự thay đối xuyên suốt quá trình ứng dụng chuyển đối số

+ Vai trò 3: Thúc đẩy văn hóa học tập và xây dựng hệ thống đào tạo nội bộ

+ Vai trò 4: Đưa ra chiến lược dựa trên dữ liệu

A person holding a microphone

Description automatically generated
TS Ngô Ngọc Tri - Phó Trưởng khoa Khoa QLDA trình bày tham luận

TS. Ngô Ngọc Tri - Phó Trưởng khoa Khoa QLDA - một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực BIM, đối mặt với nhiều thách thức và rào cản trong quá trình ứng dụng BIM, đã trình bày về “Những rào cản, thách thức trong quá trình áp dụng BIM trong ngành xây dựng”.

Theo tìm hiểu và nghiên cứu, TS. Ngô Ngọc Tri đã liệt kê 09 ứng dụng của BIM trong ngành Xây dựng, bao gồm:

1. Lập mô hình hiện trạng

2. Thiết kế cho các bộ môn

3. Phối hợp thiết kế

4. Phát hiện và xử lý xung đột cấu kiện, tối ưu mô hình BIM.

5. Phân tích kết cấu

6. Lập dự toán công trình

7. Lập biện pháp kỹ thuật và tiến độ thi công

8. Phân tích và tối ưu hiệu suất công trình: năng lượng, chiếu sáng, chi phí, khí thải, vật liệu,...

9. Quản lý thông tin dự án, thông tin tài sản

Bên cạnh đó, TS. Ngô Ngọc Tri đã phân tích những nhóm yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng công nghệ BIM, gồm: (1) Quy định về chính sách pháp lý trong quá trình áp dụng BIM, (2) Con người trong các cơ quan đơn vị liên quan đến dự án đầu tư công, (3) Kinh phí, nguồn vốn để thực hiện các nội dung liên quan đến việc áp dụng BIM, (4) Cơ sở vật chất, công nghệ và quy trình quản lý.

A person holding a microphone

Description automatically generated
Anh Trần Ngọc Hiếu, Kỹ sư về BIM trình bày tham luận

Tham luận thứ 3 về chủ đề: "Tổng quan tiêu chuẩn BIM và nhân sự mới trong chuyển đổi số ngành xây dựng" với phần chia sẻ của anh Trần Ngọc Hiếu, Kỹ sư về BIM. Với tư cách là một người trực tiếp làm việc trong ngành xây dựng, anh Hiếu đã chia sẻ góc nhìn thực tế và kiến thức quý báu về áp dụng BIM trong thực tiễn (Bim Tools, lộ trình áp dụng Bim trong xây dựng, tổ chức nhân sự BIM…).

A person holding a microphone

Description automatically generated

A screen with a white board

Description automatically generated with medium confidence
NCS Nguyễn Thị Thảo Nguyên - Giảng viên Khoa Quản lý Dự án trình bày tham luận

Chủ đề thứ 4 trong hội thảo do NCS Nguyễn Thị Thảo Nguyên - Khoa Kỹ thuật xây dựng, Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP HCM, Giảng viên Khoa Quản lý Dự án trình bày liên quan đến: “Khám phá mô hình hành vi áp dụng mô hình thông tin xây dựng (BIM) trong các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam”.

A person holding a microphone

Description automatically generated

A person standing next to a person sitting at a desk

Description automatically generated
Nhiều câu hỏi thảo luận sôi nổi về lĩnh vực BIM

Hội thảo là cơ hội để các nhà nghiên cứu, chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng  cùng nhau học hỏi và trao đổi ý kiến, xây dựng sự hiểu biết chung về cách BIM. Buổi hội thảo đã giúp mở ra nhiều cơ hội mới và là một bước quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành xây dựng tại Đà Nẵng.

A group of people posing for a photo

Description automatically generated
Ảnh lưu niệm

Tin, ảnh: Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN