Chương trình tiên tiến Việt-Mỹ ngành Hệ thống Nhúng và IoT
05/11/2018 15:29
Giới thiệu
Chương trình tiên tiến ngành Hệ thống Nhúng và IoT (AP-ES & IoT) được thành lập năm 2008 dựa trên Đề án “Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2015” của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm “Tạo điều kiện để xây dựng và phát triển một số ngành đào tạo, khoa, trường đại học mạnh đạt chuẩn khu vực và đẳng cấp quốc tế; góp phần nâng cao chất lượng và triển khai các chương trình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam”.
Khung chương trình AP-ES & IoT ban đầu dựa trên khung chương trình giảng dạy của Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Khoa học Máy tính Maseeh, Đại học Bang Portland, Oregon, Hoa Kỳ và đã được điều chỉnh và cập nhật cẩn thận về cấu trúc và nội dung. Chương trình được trang bị tốt để cung cấp cho sinh viên các phòng thí nghiệm, thư viện và phòng học hiện đại.
Sứ mệnh của AP-ES & IoT của UD-DUT là đạt chất lượng cao trong giáo dục đại học và sẽ là một trong những chương trình tốt nhất về chất lượng chương trình đào tạo trình độ đại học để chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp thành công trong sự nghiệp kỹ thuật, giáo dục sau đại học và học tập suốt đời. Chương trìnhAP-ES & IoT (tên trước đây là AP-ES) đã được kiểm định bởi AUN-QA từ năm 2016.
Mục tiêu đào tạo:
Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của chương trình đào tạo Chương trình tiên tiến Việt-Mỹ ngành Hệ thống nhúng và IoT, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực Hệ thống nhúng; có khả năng học tập suốt đời, khả năng sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc và có trách nhiệm nghề nghiệp; có sức khỏe, có ý thức phục vụ cộng đồng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng đào tạo người học tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học Chương trình tiên tiến Việt-Mỹ ngành Hệ thống nhúng và IoT:
1. Có kiến thức toàn diện về lĩnh vực Hệ thống nhúng và IoT, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên-xã hội.
2. Có kỹ năng, thái độ cá nhân và nghề nghiệp, tư duy sáng tạo và khởi nghiệp, có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.
3. Có kỹ năng thực hành cơ bản trong lĩnh vực Hệ thống nhúng và IoT (trình độ Cử nhân) và có kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu và đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực Hệ thống nhúng và IoT (trình độ Kỹ sư)
Mô hình đào tạo
Chuẩn đầu ra
Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học Chương trình tiên tiến Việt-Mỹ ngành Hệ thống nhúng và IoT, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam:
1. Có khả năng nhận dạng, phát biểu và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp trong lĩnh vực Hệ thống nhúng bằng cách áp dụng các các nguyên lý kỹ thuật, khoa học cơ bản và toán học.
2. Có khả năng áp dụng thiết kế kỹ thuật để tạo ra các giải pháp đáp ứng các yêu cầu cụ thể có xem xét đến các yếu tố sức khỏe cộng đồng, an toàn, phúc lợi cũng như các yếu tố liên quan đến toàn cầu, văn hoá, xã hội, môi trường và kinh tế.
3. Có khả năng giao tiếp một cách hiệu quả trong các tình huống khác nhau.
4. Có khả năng nhận thức trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức trong các tình huống kỹ thuật và trong việc đưa ra những đánh giá sáng suốt, có xem xét tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội
5. Có khả năng hoạt động hiệu quả trong nhóm mà các thành viên cùng lãnh đạo, tạo ra môi trường hợp tác và toàn diện, thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch nhiệm vụ và đáp ứng các mục tiêu.
6. Có khả năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm phù hợp, phân tích và suy luận dữ liệu, đưa ra kết luận dựa trên đánh giá kỹ thuật.
7. Có khả năng tự tích luỹ và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết, sử dụng các chiến lược học tập phù hợp.
8. Có khả năng thể hiện duy phản biện, sáng tạo, tổ chức, quản lý hoạt động chuyên môn; có kỹ năng khởi nghiệp.
9. Có trình độ tiếng Anh IELTS 5.5 hoặc tương đương; có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTT.
Thông tin Chương trình đào tạo
Khung CTĐT ngành Hệ thống Nhúng và IoT trình độ Cử nhân: xem tại đây.
Khung CTĐT ngành Hệ thống Nhúng và IoT trình độ Kỹ sư: xem tại đây.