Những Người Hùng của LeX đến từ FAST
03/10/2019 16:51
HIỂU VỀ LEARNING EXPRESS (LeX)
Hiểu một cách ngắn gọn, Learning Express là một chương trình quốc tế vì sự đổi mới xã hội mà ở đó người tham gia vận dụng phương pháp Design Thinking để đưa ra giải pháp sáng tạo giúp khắc phục vấn đề cộng đồng. Được tổ chức và điều hành bởi trường Singapore Polytechnic, Learning Express cung cấp cho sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau cơ hội trải nghiệm thế giới tự nhiên, học hỏi những kỹ năng mới. Những ngày dài cùng nhau làm việc, cùng nhau vui đùa, sinh hoạt tại địa phương đã tạo nên nhiều câu chuyện cảm động vô cùng khó quên.
NHỮNG NGƯỜI HÙNG CỦA LeX
Để có những mùa Learning Express thành công, bên cạnh sự hỗ trợ đến từ lãnh đạo nhà Trường 2 phía SP – DUT cũng như các teacher facilitator, đằng sau đó luôn có những con người vô cùng tài năng, vô cùng nhiệt huyết và tận tâm với LeX: những student coordinator.
Student coordinator, mang trên mình trọng trách quản xuyến từ đầu tới cuối các công việc quan trọng của chương trình, họ cần có kỹ năng quản lí thời gian và công việc cực kỳ tốt. Để điều phối các việc lớn đã khó, nhưng để lường trước những sự cố nhỏ bất ngờ xảy ra nhằm có phương án giải quyết lại càng khó hơn. Student coordinator có trách nhiệm chuẩn bị, làm đầu mối liên hệ trong tất cả các hạng mục công việc. Đơn cử như việc lên chương trình làm việc, phương tiện đưa đón, thói quen sinh hoạt, chỗ ăn ở, thức ăn nước uống... rồi thêm việc quán xuyến gần 30 sinh viên trong mỗi dự án là cả một khối lượng công việc khổng lồ. Đó chưa phải là tất cả, một student coordinator phải thật sự tài giỏi và toàn diện trong mọi kỹ năng. Họ phải am hiểu sâu sắc về Design Thinking để tập huấn lại cho các LeXer khác, phải lưu loát trong giao tiếp tiếng Anh, lời nói phải có trọng lượng để ảnh hưởng đến người khác, có năng khiếu dẫn dắt một tập thể, ...
Trải qua 4 thế hệ, những dòng đầu tiên của trang sử LeX Student Coordinator đã viết lên tên của 2 gương mặt ưu tú đến từ khoa Khoa Học Công Nghệ Tiên Tiến: Đỗ Hoàng Phúc (cựu sinh viên 13ECE), Trần Nguyễn PhúPhú (cựu sinh viên 15ECE).
Đỗ Hoàng Phúc
Đỗ Hoàng Phúc, 13ECE, student coordinator cực kỳ tài năng
Với lối nói chuyện vui vẻ và cởi mở, Đỗ Hoàng Phúc chia sẻ: “Bản thân mình là một trong 6 sinh viên được tham gia TFI-SCALE lần đầu tiên vào năm 2016, cũng như đã tham gia 2 dự án Learning Express dưới những vai trò khác nhau, mình nhận thấy rất rõ sự trưởng thành của bản thân qua mỗi dự án như thế. Đi ra ngoài, làm việc và sinh hoạt cùng với những con người Singapore, học hỏi từ họ sự văn minh, thái độ làm việc và kĩ năng tư duy, mình thật sự nghĩ, đã là sinh viên, bạn cũng nên một lần thử sức với những cơ hội như thế!”.
Qua phong cách và dáng vẻ bề ngoài, có thể nhận thấy ngay rằng Hoàng Phúc là một sinh viên rất năng động và thân thiện. Tham gia LeX mùa đầu tiên, sau đó tham gia TFI SCALE 2016 (một chương trình tương tự LeX), LeX 2016 và rồi TFI SCALE 2017, Phúc đã trang bị cho mình những kiến thức về Design Thinking hết sức kỹ lưỡng. Ở mùa LeX II và TFI SCALE 2017, Phúc thật xứng đáng khi trở thành Student Coordinator cho 2 dự án lần đó với kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tốt, kỹ năng sắp xếp công việc và quản lí thời gian cực kỳ hiệu quả. Trong quá trình dự án diễn ra, Hoàng Phúc luôn luôn quan tâm đến sinh viên của cả 2 phía Singapore lẫn Đại học Bách khoa. Phúc luôn luôn căn dặn nhóm sinh viên DUT rất kỹ trước khi bước vào một giai đoạn nào đó của dựán.
Đỗ Hoàng Phúc đã góp phần to lớn cho những mùa LeX thành công rực rỡ, dựng xây lên một hình mẫu lý tưởng về người hùng của LeX, là một tấm gương sáng cho các thế hệ sau học tập và làm theo.
Trần Nguyễn Phú Phú
Trần Nguyễn Phú Phú, 15ECE - Student Coordinator tài năng và toàn diện
Với Phú Phú, kiến thức từ trường học thôi là chưa đủ mà cần phải lăn xã, dấn thân vào nhiều cuộc phiêu lưu và thử thách từ trường đời mới trưởng thành được. Bởi vậy, đối với các hoạt động hay sự kiện lớn của câu lạc bộ trong và ngoài nhà Trường, Phú Phú đều không ngần ngại tham gia. Song song với đó, kết quả học tập của Phú rất đáng nể khi luôn đạt được học bổng học tập thường niên dành cho sinh viên giỏi và xuất sắc. Sự thật là, để cân bằng giữa việc học và hoạt động ngoại khóa là một điều không hề dễ dàng và không mấy ai làm được.
Với phong cách điềm đạm, lối nói chuyện nhanh, hài hước và hấp dẫn, Phú Phú luôn gây được ấn tượng và cảm tình tốt đến người khác. Ít ai nhận ra rằng, đằng sau con người khiêm tốn ấy là cả một bầu trời tài năng, mà phải chăng khi sinh ra đã được Trời 'phú' thêm cho Phú. Là phó chủ nhiệm Cộng Đồng Sinh Viên Chương Trình Tiên Tiến (CAPS), vừa là người sáng lập và dẫn dắt ban nhạc CAPS-Band trong gần 2 năm qua, vừa tham gia các hoạt động kỹ năng của câu lạc bộ Hướng Đạo Sinh thành phố, vừa là trưởng ban Kỹ năng mềm của Cộng đồng Sinh viên Chương trình Tiên tiến (CAPS-Skill),... tất cả những điều đó đã tạo nên một student coordinator tuyệt vời.
Sinh viên Chương Trình Tiên Tiến với lợi thế ngôn ngữ, nhờ chương trình học hoàn toàn bằng Tiếng Anh, cũng như có nhiều cơ hội tiếp xúc với những hoạt động ngoại khóa nhờ có Cộng đồng sinh viên CTTT (CAPS), dễ hiểu khi rất nhiều bạn sinh viên FAST có rất nhiều lợi thế khi tham gia Learning Express và TFI-SCALE – hai chương trình mang tính quốc tế. Tuy vậy, khi được hỏi về những trải nghiệm của mình, bạn Trần Nguyễn Phú Phú vẫn khiêm tốn chia sẻ: “Tiếng Anh của mình không thực sự tốt đâu, nhưng chính nhờ tham gia những hoạt động như thế này mà mình đã trở nên giạn dĩ hơn trong giao tiếp, đồng thời tự trang bị những kĩ năng cần thiết về leadership, teamwork, problem solving, v.v.v những kĩ năng mềm sẽ giúp ích cho mình rất nhiều trong học tập lẫn sự nghiệp tương lai”. Có một lần, một teacher facilitator của dự án LeX đến từ Singapore nhờ Phú Phú giới thiệu về các nhà hàng và địa điểm nối tiếng ở Đà Nẵng. Với kiến thức và khiếu nói chuyện hài hước, Phú đã trả lời với rất nhiều thông tin hữu ích khiến teacher facilitator ngạc nhiên và nói đùa với Phú: "Oh. You must be a tour guide! - Ồ! Em phải làm một hướng dẫn viên du lịch mới phải".
Trần Nguyễn Phú Phú, student coordinator mang trong mình dòng máu chảy qua 4 mùa LeX II, III, IV và V, đã xuất sắc hoàn thành sứ mệnh của mình khi tiếp nối sự thành công từ đàn anh Đỗ Hoàng Phúc, mang lại những mùa LeX thành công rực rỡ.
--------------
Có một điều chắc chắn rằng, các thành viên LeX đã trải nghiệm một phương pháp học rất thú vị: học tập trải nghiệm, được trải nghiệm không những trong môi trường làm việc với người nước ngoài, mà còn được hiểu rõ hơn về văn hóa của quốc gia họ. Hoàng Phúc và Phú Phú, 2 student coordinator cũng như các thành viên tham gia LeX, là niềm tự hào to lớn của khoa FAST nói riêng và trường Đại học Bách khoa nói chung. Hơn hết, hãy tự hào về chính mình bởi các bạn đã nổ lực rất nhiều nhằm mang lại cơ hội trải nghiệm Learning Express cho chính bản thân.
Hi vọng rằng, các thế hệ tiếp theo sẽ chứng kiến các khuôn mặt xuất chúng khác để dòng thời gian LeX sẽ còn được đăng lên thật nhiều những cá nhân xuất sắc!
CÁC CÁ NHÂN TIÊU BIỂU CỦA KHOA FAST THAM GIA LEX QUA TỪNG THỜI KỲ
Mùa Learning Express đầu tiên diễn ra vào năm 2015 với rất nhiều gương mặt ưu tú:
Văn Tấn Hiển
Nguyễn Thị Hà Khuê
Phạm Xuân Trà
Trần Đức Duy Nguyên
Đỗ Hoàng Phúc
Đinh Ngọc Xuân Quỳnh
Phạm Nhật Tiến
Nguyễn Đức Nguyên
Đỗ Hải
Trần Duy Trí
Nguyễn Khoa Lân
Dương Nguyễn Huy Thức
Nguyễn Thị Vân Quỳnh
Learning Express II diễn ra vào năm 2016. Lịch sử của LeX II lại ghi danh thêm 14 gương mặt xuất sắc đến từ Chương trình tiên tiến:
Đỗ Hoàng Phúc 13ECE, student coordinator
Vũ Ngọc Khôi 13ECE1
Ngô Trung Chính 13ECE1
Nguyễn Minh Phước 13ECE1
Nguyễn Khoa Lân 14ECE
Phạm Nhật Tiến 14ECE
Lê Thúc Minh Tiến 14ECE
Nguyễn Hữu Thắng 14ECE
Trần Nguyễn Phú Phú 15ECE1
Nguyễn Viết Khánh Linh 15ECE1
Nguyễn Duy Hoàng Giang 15ECE1
Lê Tấn Thành 15ECE2
Trần Quý Nguyên Sang 15ECE2
Võ Hoàng Chương 15ECE2
Năm 2017, LeX thế hệ III tiếp tục diễn ra thành công tốt đẹp. Với yêu cầu về sự năng động, tự tin và khả năng Tiếng Anh, 27 bạn sinh viên xuất sắc nhất của Đại học Bách Khoa đã vượt qua 2 vòng xét đơn và phỏng vấn, trải qua các đợt tập huấn về Design Thinking, đã trải nghiệm những tháng ngày vất vả nhưng lại tràn ngập niềm vui diễn ra trong vòng 12 ngày từ 24.9 đến 5.10. Trang sử “Humans of LeX” lại thêm một lần ghi danh những cá nhân xuất sắc của Chương trình tiên tiến:
Trần Nguyễn Phú Phú 15ECE1, student coordinator
Phạm Viết Hải 14ECE
Trần Thanh Diễm Chi 16ECE
Nguyễn Võ Ngọc Vi 17ECE1
Mùa LeX III khép lại với những dòng nước mắt thương nhớ, những cái ôm thật chặt và những lời hứa hẹn tương phùng cho những tình bạn xuyên biên giới.
Thời gian trôi, mùa LEX thứ IV lại về với mái trường Đại học Bách khoa trong không khí cuối thu khi những chiếc lá vàng nhẹ rơi cùng những cơn mưa bất chợt, mang đến những con người mới, tình bạn mới, và những ý tưởng mới giúp thay đổi cộng đồng. Sáng 24/9/2018, Learning Express lần thứ IV chính thức bắt đầu với sự tham dự của các thầy cô trong Ban Giám Hiệu, các thầy cô giáo điều hành dự án cùng các giảng viên của trường Singapore Polytechnic, và 57 bạn sinh viên đến từ 2 trường DUT-SP.
Ban Giám Hiệu nhà Trường, các thầy cô cùng sinh viên đến từ 2 trường SP - DUT trong buổi lễ khai mạc LeX IV
Trước đó 1 ngày, đoàn sinh viên DUT đã chuẩn bị những điều rất bất ngờ để chào đón đoàn SP tại sân bay quốc tế Đà Nẵng. Thêm nhiều câu chuyện cảm động, nhiều tình bạn đẹp đã bắt đầu từ đây...
Đoàn Đại học Bách Khoa đón đoàn SP tại sân bay quốc tế Đà Nẵng
Tại nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng - nhóm "Làng bánh tráng Túy Loan" đã hồ hởi chuẩn bị đón những 'Buddy' thân yêu của mình!
Trong dự án lần này, làng bánh tráng Túy Loan và làng đá Phú Thượng là hai địa điểm được chọn để các bạn sinh viên khám phá những vấn đề mà cộng đồng người dân ở đây đang gặp phải.
Mùa LeX IV đã vinh danh những sinh viên xuất sắc:
Trần Nguyễn Phú Phú (15ECE) bên cạnh một buddy từ Singapore Polytechnic
Đặng Hoàng Như Nguyện (14PFIEV)
Lê Minh (16ECE)
Nguyễn Văn Minh Nhân (17ECE)
Khép lại LeX IV
Vào buổi chiều ngày 3/10/2018, buổi lễ bế mạc chương trình đã diễn ra trong một không khí hết sức nhẹ nhàng và tình cảm. Những ý tưởng ban đầu qua gần 10 ngày được nhào nặn bằng phương pháp Design Thinking dưới bàn tay của những người thợ LeXer tài năng, cuối cùng cũng đã trở thành những hình mẫu, những giải pháp có ích mang lại một cuộc sống tốt hơn cho người dân ở địa phương. Buổi lễ kết thúc, những 'buddy' của nhau dường như đã ngồi lại gần với nhau hơn, chuyện trò nhiều hơn, trao nhau những món quà vô cùng dễ thương và ý nghĩa. Có rất nhiều những dòng nước mắt lăn dài trên má vì sắp phải chia xa nhau. Chính thời khắc này nói lên rằng: giờ đây các bạn đã mang trong mình dòng máu của một LeXer tài năng, là một phần của cộng đồng Learning Express. LeX IV đã đi đến hồi kết nhưng nó hứa hẹn với tất cả mọi người rằng, một mùa LeX V lại đang đến!
Video tổng kết LeX IV: https://www.facebook.com/218946048740259/videos/vb.218946048740259/333292424097593/?type=2&theater
----------------------------------------------------------
HIỂU RÕ HƠN VỀ LEARNING EXPRESS
Mục đích của Learning Express đó là phát triển hơn nữa phương pháp Thiết kế Tư duy (Design Thinking) và Đổi mới xã hội (Social Innovation). Mang cơ hội để các sinh viên đến từ nhiều chuyên ngành từnhiều trường Đại học khác nhau chung tay làm việc, vận dụng những kỹ năng kiến thức cũng như phương pháp Design Thinking để cùng nhau tìm ra những vấn đề mà cộng đồng địa phương đang đối mặt. Từ đó tạo ra những giải pháp đổi mới giúp đáp ứng những nhu cầu của cộng đồng tại địa phương. Có thể kể đến một sốthách thức Learning Express phải đối mặt để giải quyết như là: tìm kiếm nguồn nước sạch, nguồn năng lượng thay thế, cải tạo và đổi mới sản xuất, nâng cao sức khỏe, kinh doanh hiệu quả… Một khi gặp và trò chuyện với người dân địa phương, các bạn sẽ được mở mang kiến thức, khám phá ra nhiều điều thú vị, nhiều nét văn hóa độc đáo, tập quán sinh hoạt của người dân ở nhiều địa phương.
Sinh viên học được những gì khi tham gia LeX
Lợi ích đầu tiên phải nói đến đó là sự hiểu biết về văn hóa đa quốc gia. Người tham gia sẽ tìm hiểu về lịch sửđịa phương và những khía cạnh của xã hội ở đó để giúp họ hiểu rõ vấn đề khi tương tác với cộng đồng. Khi đó, những sự giao thoa sâu sắc về nền văn hóa giữa các quốc gia sẽ cung cấp sinh viên những hiểu biết sâu rộng nhằm làm giàu kiến thức về văn hóa cho sinh viên.
Lợi ích thứ hai: vận dụng kiến thức được học vào hành động cụ thể. Thông qua sự cảm nhận môi trường xung quanh tại địa phương, sinh viên có thể có được sự đồng cảm sâu sắc, để rồi hiểu rõ những mối quan tâm, những vấn đề mà người dân đang gặp phải. Bằng phương pháp Thiết Kế Tư Duy – Design Thinking, sinh viên sẽ có được những Hiểu biết sâu sắc (Insights) và xây dựng lên một bức tranh về nhu cầu của người dân (Persona). Chính nhờ tính thú vị và trực tiếp của việc trải nghiệm, hoạt động học tập này có ý nghĩa rất lớn đối với từng cá nhân sinh viên trong việc hình thành ý tưởng cũng như giúp sinh viên phát triển lối học tập dựa vào sự cảm nhận từ xã hội.
Lợi ích thứ ba: nâng cao kỹ năng đối nhân xử thế. Làm việc trong môi trường làm việc nhóm, người tham gia sẽ được học cách làm việc theo nhóm và sử dụng nhiều kiến thức vào trong dự án.
KHOA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN