DHBK

Sinh viên khoa Fast tham dự và trình bày kết quả nghiên cứu tại hội nghị quốc tế ISAT17

04/07/2018 15:31

Khi được hỏi về trải nghiệm tham gia và được trình bày kết quả nghiên cứu tại hội nghị ISAT17, nhóm sinh viên Đặng Hoàng Khôi chia sẻ: “Được tham gia hội nghị ISAT17 và có bài báo được đăng trong tạp chí quốc tế là niềm vui và vinh hạnh của cả nhóm. Chúng em xem đây là cơ hội và động lực để nhóm tiếp tục học tập và nghiên cứu cho ra những đề tài hữu ích cho xã hội”.


Đặng Hoàng Khôi đại diện nhóm trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm mình

Năm nay, ISAT17 đã diễn ra tại Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng trong 3 ngày từ 13-15/11, cùng phối hợp tổ chức với Tập đoàn Foster Việt Nam, Trường Đại học Kogakuin (Nhật Bản), Trường Đại học Kỹ thuật Nam Đài Loan (STUST) và Trường Đại học Philippines với chủ đề chính: Engineering Innovation for Sustainable Future.

Trước đó, ngày 11/10 khoa Khoa học Công nghệ tiên tiến (FAST) đã tổ chức buổi Tọa đàm “Thúc đẩy hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học”. Tại bài phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Lê Hòa – Trưởng khoa FAST nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động NCKH trong sinh viên, thông qua việc tham gia các hoạt động NCKH các em sẽ tự khám phá ra được rất nhiều điều thú vị và thực sự cần thiết, bổ trợ cho cả quá trình học đại học và thậm chí cả công việc sau này. NCKH sẽ giúp sinh viên hình thành tư duy khoa học, tư duy phản biện, logic và khách quan cho bản thân, hình thành phản xạ trong nhận diện và giải quyết bất cứ vấn đề nào gặp phải trong thực tiễn.

Hội nghị Chuyên đề Quốc tế về Công nghệ Tiên tiến – ISAT

ISAT – [I]nternational [S]ymposium on [A]dvanced [T]echnology

Những thành viên trong ủy ban của ISAT:

- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng (UD- DUT)

- Đại học Kogakuin – Kogakuin University (Japan)

- Đại học Bách Khoa Nam Đài Loan – South Taiwan University of Science and Technology

- Đại học Philippines – University of the Philippines

Năm 2017, ISAT16 được tổ chức tại Hachioji, Tokyo, Nhật Bản với chủ đề Advanced Technology to Open New Era – Công nghệ tiên tiến mở ra một kỷ nguyên mới.

ISAT17 năm nay với chủ đề chính: Engineering Innovation for Sustainable Future cùng với rất nhiều mảng chủ đề phụ được quan tâm:

– Kỹ thuật y sinh và hóa sinh/Biomedical Engineering and Biochemistry

– Hóa hữu cơ tổng hợp/Synthetic Organic Chemistry

– Công nghệ thông tin và truyền thông/Information and Communications Technology (ICT)

– IoT và hệ thống thông minh/Internet of Things (IoT) and Smart System

– Năng lượng và giao thông/Energy and Transportation

– Vật liệu tiên tiến/Advanced Functional Materials

– Kiến trúc và xây dựng/Architecture and Civil Engineering

– Sản xuất thông minh và Robot/Intelligent Manufacture and Robot

– Giáo dục và khoa học nhân văn/Education and Human Science

 Điểm qua 07 đề tài của sinh viên khoa FAST tham gia ISAT17


Các đề tài của sinh viên khoa KHCN Tiên Tiến được chọn báo cáo ở phiên trình bày poster.

[01] 3D printing technology – A model of Lattice Structure in CAD environment

Nhóm nghiên cứu: Trần Thanh Hải Tuấn & Lê Đức Kiên & Lê Văn Thuận – cả 3 thành viên đều đến từ lớp 14PFIEV1 – Chương trình Đào tạo Kỹ sư Chất lượng cao Việt – Pháp


Trần Thanh Hải Tuấn (áo xanh) cùng các thành viên

[02] Accelerating IPSec communication using Hardware & Software Co-Design technique on the Xilinx Zynq-7000 ARM/FPGA SoC platform

Đề tài này thực hiện nghiên cứu giải pháp hệ thống nhúng cho IPSec (Internet Protocol Security) được tiến hành trên thiết bị FPGA dòng Zynq7000, sử dụng giải pháp đồng thiết kế phần cứng – phần mềm. Giải pháp này giúp cải thiện hiệu năng của IPSec.

[03] Implementing an energy efficient OpenFlow switch on the Xilinx Virtex-6 FPGA ML605 platform

Nhóm nghiên cứu: Hồ Hoàng Việt & Lý Nguyễn Hoàng Phúc – 2 thành viên đến từ lớp 14ES – Chương trình Tiên tiến Việt – Mỹ ngành Hệ thống nhúng, tham dự hội nghị với 2 đề tài trên.


Hồ Hoàng Việt (phải) đang giải thích kết quả nghiên cứu cho một bạn sinh viên đến từ Nhật Bản

[04] Research in Transmission of Sound in Human Body – Bone Conduction Devices

Nhóm nghiên cứu: Võ Hoàng Chương & Phạm Lê Minh Hoàng & Lê Quang Đạo & Hồ Bá Trung – 4 thành viên đến từ lớp 15ECE – Chương trình Tiên tiến Việt – Mỹ ngành Điện tử Viễn thông


Lê Quang Đạo – Phạm Lê Minh Hoàng – Võ Hoàng Chương (từ trái sang)

Nhóm sinh viên đang chạy ’demo’ sản phẩm tại hội nghị

[05] Design an IoT Lora gateway for self-study space management system at smart campus

Nhóm nghiên cứu: Lê Lộc Minh Phúc (13ES) & Bùi Văn Khôi (13ES) & Văn Tấn Hiển (13ES) & Phạm Nguyễn Phú Hiển (13DCLC) & Nguyễn Thái Hoàng (14TĐH-CLC)

[06] Self-driving car – Traffic signs recognition

Nhóm nghiên cứu: Trần Thị Thanh Hòa & Trần Gia Khang & Phan Duy Hùng & Trần Quang Huy – 4 thành viên đến từ 15PFIEV – Chương trình Đào tạo Kỹ sư Chất lượng cao Việt – Pháp.

Nhóm sử dụng Machine Learning (Máy Học), áp dụng mạng lưới CNN để nhận diện biển số thông qua các bước: tiền xử lí và trích xuất tập dữ liệu; training, phát hiện và phân loại.

[07] Robotics-hand-controlled by glove

Nhóm nghiên cứu: Đặng Hoàng Khôi, Lê Tuấn Anh,  Đặng Đức Huy, Nguyễn Đức Thịnh, Nguyễn Minh Vũ – 5 thành viên đến từ lớp 15ECE – Chương trình Tiên tiến Việt – Mỹ ngành Điện tử Viễn thông

Đặng Hoàng Khôi – Minh Vũ – Tuấn Anh (trái sang)

Khi được hỏi về trải nghiệm tham gia và được trình bày kết quả nghiên cứu tại hội nghị ISAT17, nhóm sinh viên Đặng Hoàng Khôi chia sẻ: “Được tham gia hội nghị ISAT17 và có bài báo được đăng trong tạp chí quốc tế là niềm vui và vinh hạnh của cả nhóm. Chúng em xem đây là cơ hội và động lực để nhóm tiếp tục học tập và nghiên cứu cho ra những đề tài hữu ích cho xã hội”.

Sinh viên khoa Khoa Học Công Nghệ Tiên Tiến luôn ý thức được rằng: học lý thuyết ở giảng đường thôi là chưa đủ mà cần phải vùi đầu vào các công trình nghiên cứu mới mang lại những kiến thức chuyên sâu cũng như để trải nghiệm, khám phá những điều bí ẩn mà khoa học mang lại. Sau cùng, cái mà các bạn có được không những là cả một kho tàng tri thức bổ ích mà còn là những thành phẩm đáng được ghi nhận trong mắt của mọi người. Để rồi, trong những trang hồ sơ cá nhân sẽ có thêm những ‘chiến tích’ đáng tự hào, giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận và đánh giá cao năng lực của bạn.

Thời gian vẫn trôi và khoa học công nghệ đang đổi mới từng phút từng giây. Nào các bạn, đừng để quãng đời sinh viên trôi qua mà không có dấu ấn gì để lại. Hãy bắt tay vào nghiên cứu khoa học ngay từ hôm nay. Nghiên cứu, không có nghĩa là ép bản thân bạn phải đi đến thành công nhất định nào, không nhất định phải có kết quả đẹp mỹ mãn; mà chắc chắn rằng, nghiên cứu sẽ  giúp bạn ‘thành nhân’.