DHBK

Cuộc thi Thiết kế với TI MCU 2014: "Hệ thống Gương thông minh kiêm thiết bị theo dõi sức khỏe" của PIV-VK giành Giải Nhất

04/10/2014 03:30

Sau 1ngày rưỡi tranh tài sôi nổi, đầy trí tuệ, tại Trung tâm Học liệu Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng), chiều nay (3/10), vòng chung kết khu vực miền Trung Cuộc thi thiết kế chế tạo các hệ thống, thiết bị điện tử ứng dụng chip vi điều khiển –MCU- TI- 2014 đã khép lại. Trong danh sách các Đội được xướng danh, các đại điện đến từ Khoa Điện tử Viễn thông và Trung tâm Xuất sắc, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng vẫn được nhắc đến nhiều nhất:

Giải Nhất (giải thưởng trị giá 800 USD): Nhóm PIV-VK (Khoa Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng) với đề tài Hệ thống gương thông minh kiêm thiết bị theo dõi sức khỏe chiều cao, cân nặng.

alt

Nhóm PIV-VK (Khoa Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa–Đại học Đà Nẵng) với sản phẩm Chiếc Gương thông minh. -Ảnh: T.Ngọc.

alt

Giải Nhì (giải thưởng trị giá 400 USD)
o Nhóm NXH (Trung tâm Xuất sắc Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng) với sản phẩm Máy CNC (máy công cụ) mini.

Giải Ba (giải thưởng trị giá 200 USD)
• Nhóm Passion (Trung tâm Xuất sắc Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng) với đề tài thiết kế Thiết bị bay cứu hộ Quad-Copter.

o Giải Thuyết trình (giải thưởng trị giá 50 USD) : Nhóm Apollo 14 (Trung tâm Xuất sắc Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng) với đề tài Hệ thống công viên thông minh
o Giải Triển vọng (giải thưởng trị giá 100 USD): Nhóm DTU_One (Đại học Duy Tân) với đề tài thiết kế Robot hai bánh tự động giữ thăng bằng.

Đây cũng là bước chuẩn bị khá tốt của Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng cho vòng chung kết toàn quốc Cuộc thi thiết kế chế tạo các hệ thống, thiết bị điện tử ứng dụng chip vi điều khiển –MCU- dành cho SV khối Đại học-Cao đẳng (sẽ diễn ra vào tháng 11 đến, cũng do Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng đăng cai).

alt
Nhóm NXH (Trung tâm Xuất sắc Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng) giành giải Nhì với sản phẩm Máy CNC (máy công cụ) mini. -Ảnh: T.Ngọc.

MCU là cuộc thi Nhằm phát huy khả năng sáng tạo trong việc thiết kế chế tạo các hệ thống, thiết bị điện tử ứng dụng chip vi điều khiển. Đề tài nghiên cứu thiết kế bắt buộc phải sử dụng bộ xử lý chính là MSP430 hoặc Tiva ARM Cortex-M4F của Công ty Texas Instruments (TI). Các Đội (Nhóm nghiên cứu) đăng ký dự thi (tối đa có 3 thành viên và một giảng viên cố vấn) phải tự thiết kế phần cứng cũng như phần mềm riêng chạy trên phần cứng này để thực hiện một ứng dụng nhất định.

Ban Giám Khảo đánh giá đề tài (sản phẩm) qua hệ thống điện tử ứng dụng đã được thiết kế và thi công. Tiêu chí đánh giá đa dạng xét trên nhiều yêu cầu về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng như: Mức độ hoàn thiện; Tính ứng dụng thực tiễn; Mức độ ứng dụng các thiết bị tương tự của TI; Kỹ năng thuyết trình vấn đề (được báo cáo bằng slide tiếng Anh; thuyết trình vừa bằng tiếng Việt vừa bằng tiếng Anh) và cuối cùng là phương pháp minh họa, mô phỏng (demo) hệ thống đã được thiết kế.

alt
Tuy giành giải Ba, nhưng sản phẩm của Nhóm Passion (Trung tâm Xuất sắc, Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng) để lại ấn tượng mạnh với đề tài thiết kế "Thiết bị bay cứu hộ Quad-Copter".

alt

-Ảnh: T.Ngọc.

Năm nay là năm thứ IV, Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) là đơn vị chủ nhà đăng cai tổ chức Cuộc thi thiết kế với TI-MCU khu vực miền Trung (và lần thứ hai đăng cai tổ chức vòng chung kết toàn quốc vào tháng 11 đến).

Vòng chung kết khu vực miền Trung năm nay có 18 Đội tham gia với nhiều đề tài nghiên cứu có tính thực tiễn cao. Theo ghi nhận của Ban Tổ chức, dường như đã có sự định hướng Nhóm ứng dụng (cùng chủ đề) theo trường và các sản phẩm dự thi cũng có yếu tố đặc thù phù hợp với đặc điểm vùng. Ban đầu Ban Tổ chức cho rằng, 2014 vẫn là năm các đề tài Chăm sóc sức khỏe và Thành phố thông minh; tuy nhiên, đã có yếu tố đột phá bất ngờ khi xuất hiện các đề tài Cảnh báo thiên tai.

Điều này cho thấy nhu cầu thực tế và những đòi hỏi từ cuộc sống cùng sức sáng tạo khoa học đang dần hội tụ lại với nhau một cách rõ nét. Kết quả chính là sự ra đời của các sản phẩm khoa học công nghệ phục vụ cho đời sống.

- Đại học Khoa học - ĐH Huế có 1 đại diện. Đó là Nhóm NTP91với sản phẩm “Hệ thống thu thập thông tin vị trí các thùng rác trong đô thị” phục vụ du lịch Huế.

- Đại học Duy Tân cử 7 Đội tham dự với các hướng đề tài thực tiễn ứng dụng trong Thành phố thông minh, và giám sát, cảnh báo thiên tai. :
o Nhóm Gloves TI với đề tài Găng tay giám sát tài xế nhằm chống tình trạng ngủ gật tránh tai nạn xe hơi
o Nhóm NHT với đề tài về hệ thống cảnh báo yêu cầu dừng phương tiện giao thông khi gặp đèn đỏ tại ngã tư
o Nhóm DTU-KNIGHTS với đề tài hệ thống cảnh báo sớm sạt lở đất tại các đồi núi
o Nhóm DTU-WIN1 với đề tài Hệ thống đo mực nước sông và cảnh báo lũ
o Nhóm DTU_One với đề tài thiết kế Robot hai bánh tự động giữ thăng bằng.
o Nhóm HTNY – Dragon với đề tài thiết bị giám sát bênh nhận.
o Nhóm DTU-STAR2 với đề tài hệ thống chùi bảng tự động.

- Chơi trên sân nhà, Khoa Điện tử Viễn thông và Trung tâm xuất sắc, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng có đến 12 đội. Đề tài cũng hết sức đa dạng: các hệ thống chăm sóc sức khỏe, công nghệ giám sát thông minh, máy công cụ.

o Nhóm AFK với đề tài Hệ thống giám sát sức khỏe bé mới sinh
o Nhóm BK-E và nhóm NPC với đề tài Robot hai bánh tự động giữ thăng bằng.
o Nhóm Passion với đề tài thiết kế thiết bị bay cứu hộ Quad-Copter
o Nhóm PIV-CLT và nhóm TI_DEV-Team với đề tài thiết kế một máy đo đạc Osciloscope
o Nhóm CTW với đề tài thiết kế máy ấp trứng tự động
o Nhóm NXH với sản phẩm máy CNC mini
o Nhóm SuperNova với đề tài Thiết bị đa chức năng với tính năng theo dõi vi trí dùng đinh vị GPS và cảnh báo trộm
o Nhóm Apollo với đề tài hệ thống công viên thông minh
o Nhóm PIV-VK với đề tài Hệ thống gương thông minh kiêm thiết bị theo dõi sức khỏe chiều cao cân nặng.

Ngoài ra còn có 1 Đội đến từ Khoa Cơ khí Đại học Bách Khoa với ý tưởng sản phẩm cũng khá đặc sắc. Đó là Nhóm BK-DMEC với đề tài chế tạo robot lau cửa sổ. Rõ ràng đây là ứng dụng robotic nhằm giải phóng sức lao động con người

Với chương trình đào tạo tiến tiến, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh từ hai trường đối tác là Đại học Washington và Đại học Portland của Hoa Kỳ, SV củaTrung tâm xuất sắc thuộc khoa Điện tử Viễn thông luôn tích cực tham gia cuộc thi hằng năm và giành kết quả cao.

Năm 2013, đề tài “Hệ thống điều khiển xe lăn dùng cho người tàn tật” của nhóm SV Trung tâm Xuất Sắc Khoa Điện tử viễn thông đã đạt giải Nhất vòng chung kết cấp khu vực. Đề tài này hội tụ đầy đủ các yếu tố về mặt kỹ thuật, nhân văn và tính thực tiễn cao và đang từng bước hoàn thiện để trở thành sản phẩm đưa vào phục vụ cuộc sống.

alt

o Giải Triển vọng: Nhóm DTU_One (Đại học Duy Tân) với đề tài thiết kế Robot hai bánh tự động giữ thăng bằng.

alt

Vòng chung kết khu vực miền Trung Cuộc thi thiết kế chế tạo các hệ thống, thiết bị điện tử ứng dụng chip vi điều khiển –MCU- 2014 đã diễn ra tại Trung tâm Học liệu - Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng trong các ngày 2 và 3/10/2014.

alt
o Giải Thuyết trình: Nhóm Apollo 14 (Trung tâm xuất sắc, Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng) với đề tài Hệ thống công viên thông minh.-Ảnh: T.Ngọc.
alt

Cuộc thi TI-MCU Contest hằng năm là sự kiện nghiên cứu khoa học thú vị để trao đổi thông tin, ý tưởng về các sáng kiến mới nhất trong lĩnh vực thiết kế với vi điều khiển, hệ thống nhúng và các ngành liên quan. Cuộc thi cũng là nơi quy tụ các Thầy Cô giáo, nhà nghiên cứu, sinh viên nghiên cứu khoa học và Tập đoàn điện tử hàng đầu tại Hoa kỳ và trên thế giới Texas Instruments để giao lưu và tìm kiếm cơ hội hợp tác nghiên cứu phát triển.