DHBK

Ngành Kỹ thuật Tàu thủy - Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN

30/05/2020 10:23

Với lợi thế đường bờ biển dài hơn 3.260km, kinh tế biển và các vùng ven biển hiện đang góp phần lớn vào sự phát triển của đất nước cũng như giao thông, thương mại với các nước trên thế giới. Do đó, sự phát triển của những đội tàu thông minh, đa năng và phương tiện dưới nước hiện đại đáp ứng được nhu cầu khai thác, vận chuyển hàng hóa, bảo vệ tài nguyên và chủ quyền quốc gia đều đòi hỏi vai trò quan trọng của chuyên gia và kỹ sư công nghệ tàu thủy có kĩ thuật cao. Giữa thế giới đang có sự dịch chuyển ngành nghề mạnh mẽ, Việt Nam có triển vọng trở thành một trong những trung tâm công nghệ và chế tạo của thế giới nói chung và ngành Kỹ thuật Tàu thủy nói riêng. Thế mạnh của ngành Kỹ thuật Tàu thủy và đam mê “chinh phục đại dương” đang chờ đợi người trẻ Việt Nam là rất lớn!

Học ngành Kỹ thuật Tàu thủy có gì thú vị?

Công nghệ Kỹ thuật Tàu Thủy luôn được đánh giá cao bởi tính độc đáo, ứng dụng phổ biến nhằm tạo ra mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu là tàu thủy. Sinh viên ngành Kỹ thuật Tàu thủy được học tập trong một môi trường tự do sáng tạo, năng động và phát triển kĩ năng mềm; được trang bị những kiến thức chuyên sâu, cập nhật về cơ khí đóng tàu; mô phỏng, tự động hóa tính toán đặc tính kĩ thuật và điều khiển … nhằm mục đích thiết kế, chế tạo phương tiện thủy thông minh và hiện đại.

Điều thú vị ở ngành học này là có thể khám phá phương tiện siêu trường, siêu trọng có khả năng chở hàng hóa lớn nhất; những trang thiết bị, kết cấu, hệ thống năng lượng và điều khiển tàu. Bên cạnh đó, sinh viên có thể thỏa sức đam mê nghiên cứu áp dụng các công nghệ hiện đại như e-Navigation, Machine Learning, Bigdata, AI…vào nghiên cứu chế tạo những phương tiện tự hành dưới nước để khai phá vùng biển, giám sát các công trình ngoài khơi. Tuy công việc khá vất vả và đòi hỏi tính tỉ mỉ cao, nhưng khi một phương tiện thủy được ra đời và vận hành thì chắc chắn bạn sẽ rất hãnh diện khi góp phần không nhỏ trong hành trình tạo ra nó.

Tố chất phù hợp để học ngành Kỹ thuật Tàu thủy?

  • Sức khỏe tốt
  • Yêu biển và thích khám phá
  • Tính sáng tạo và cẩn thận
  • Ham học hỏi

Học ngành Kỹ thuật Tàu thủy ở đâu?

Ngày nay sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc giao thương hàng hóa, khai thác tài nguyên dưới biển và sự phát triển của khoa học công nghệ tạo ra nhu cầu lớn đối với các phương tiện thủy thông minh và hiện đại, do đó Ngành Kỹ thuật Tàu thủy có vai trò rất lớn trong việc đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng chất lượng cao. Đối với trình độ đại học, có thể kể ra một số trường đại học uy tín đào tạo ngành Kỹ thuật Tàu thủy sau đây: Trường Đại học Bách khoa-Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp.HCM; Trường Đại học Nha Trang; Trường Đại học Hàng hải; Trường Đại học Bách khoa Tp.HCM…

Điểm nổi bật của ngành Kỹ thuật Tàu thủy tại Trường Đại học Bách khoa-Đại học Đà Nẵng là gì?

Với đặc trưng của một trong ba trường đại học kĩ thuật đứng đầu cả nước, Trường Đại học Bách khoa-Đại học Đà Nẵng luôn chú trọng giảng dạy và giúp sinh viên phát triển một cách toàn diện dựa trên gần 60% giảng viên có trình độ Tiến sĩ và 100% giảng viên ngành Kỹ thuật Tàu thủy đã được đào tạo tại nước ngoài. Sinh viên Ngành Kỹ thuật Tàu thủy có nhiều cơ hội học bổng học tập tại nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…

 Học phần lý thuyết cơ bản, cơ sở và chuyên ngành được nhà Trường xây dựng một cách khoa học, hiệu quả và được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên tâm huyết, có trình độ cao. Học phần thực hành được được giảng dạy, hướng dẫn tại các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành hiện đại. Trong học kỳ cuối, sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp, nhà máy có công nghệ chế tạo hiện đại; phương pháp thiết kế tiên tiến tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi…Học phí thấp khoảng 6 triệu/học kỳ.

Trong thời gian 4-5 năm sinh viên được đào tạo để có khả năng:

  • Thuyết trình, làm việc độc  lậptheo nhóm
  • Giỏi chuyên môn; đáp ứng nhu cầu việc làm, hội
  • Nghiên cứu, học tập chuyên sâu
  • Làm việc thông minh, có trách nhiệm
  • Thiết kế, chế tạo các phương tiện thủy thông minh, đa năng và hiện đại
  • Vận dụng kiến thức về tổ chức và quản lý trong điều hành sản xuất doanh nghiệp, lắp ráp, chế tạo, sửa chữa và khai thác phương tiện thủy.

Từ đó, sinh viên tốt nghiệp sẽ có những chuyên môn, kỹ năng cần thiết mà nhà tuyển dụng yêu cầu đối với lĩnh vực Kỹ thuật Tàu thủy như: thiết kế, công nghệ chế tạo, thiết lập quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa tàu thủy; tư vấn về vận hành, khai thác, bảo trì các thiết bị động lực; nghiên cứu và tiếp nhận chuyển giao công nghệ; quản lý và chỉ đạo sản xuất trong các doanh nghiệp đóng tàu, cơ khí.

Chương trình học ngành Kỹ thuật Tàu thủy đào tạo những gì?

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Tàu thủy thực hiện trong 4-5 năm:

      Khung chương trình Cử nhân Kỹ thuật tàu thủy

      Khung chương trình Kỹ sư Kỹ thuật tàu thủy

Chương trình bao gồm các học phần thuộc:

  • Khối kiến thức cơ bản phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề cơ sở ngành và chuyên ngành: các môn thuộc lĩnh vực chính trị, pháp luật, quản lý kinh tế, môi trường và định hướng nghề nghiệp, toán, khoa học tự nhiên. Đây là các môn nền của chương trình.
  • Khối học phần ngoại ngữ.
  • Khối kiến thức cơ sở ngành, bao gồm các môn thuộc nhóm cơ khí, nhóm động lực và nhóm điện-điều khiển.
  • Khối kiến thức chuyên ngành, bao gồm các môn thuộc nhóm kết cấu thân vỏ tàu thủy, nhóm động lực tàu thủy, nhóm trang bị điện-điều khiển phương tiện thủy.
  • Thực tập cơ khí, thực tập tốt nghiệp và luận văn tốt nghiệp.

Hoạt động của sinh viên ngành Kỹ thuật Tàu thủy?

Các thế hệ sinh viên của ngành Kỹ thuật Tàu thủy Trường Đại học Bách khoa-Đại học Đà Nẵng đã tham gia và tổ chức thành công nhiều hoạt động của Khoa, Trường:

  • Giải bóng đá hàng năm của Trường, Khoa và Giải bóng đá truyền thống Cup Tàu thủy.
  • Các cuộc thi, chương trình văn nghệ được tổ chức bởi Đoàn trường, Liên chi đoàn Khoa Cơ khí Giao thông.
  • Các câu lạc bộ tiếng Anh, Câu lạc bộ âm nhạc…

Cơ hội việc làm với sinh viên ngành Kỹ thuật Tàu thủy?

  • Công việc ở các nhà máy đóng tàu trong nước và các công ty đóng tàu tại Việt Nam: Kĩ sư, Quản đốc, Quản lý dự án, Trưởng phòng kĩ thuật, Giám đốc kĩ thuật, Trưởng phòng kinh doanh….
  • Công việc ở các Công ty tư vấn thiết kế phương tiện thủy: Kĩ sư, Trưởng phòng thiết kế, Giám sát thiết kế.
  • Công việc ở các Cơ quan đăng kiểm trong và ngoài nước:  Đăng kiểm viên, làm công tác quản lý.
  • Công việc ở các Công ty giám sát, kiểm định kết cấu: Kĩ sư giám sát, kiểm định kết cấu, làm các công tác quản lý giám sát kĩ thuật.
  • Công việc ở các Viện, Đại học trong và ngoài nước: Giảng viên, nghiên cứu viên.
  • Công việc ở các lĩnh vực khác: dầu khí, kết cấu công trình, cơ khí hàng hải.

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Kỹ sư Kỹ thuật Tàu thủy?

Triển vọng thị trường việc làm ở các doanh nghiệp tàu thủy trong nước đang có xu hướng phát triển ổn định trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài tại nước ta đang ngày càng tăng lên. Những kỹ sư Kỹ thuật Tàu thủy được đào tạo bài bản, có năng lực chuyên môn vững vàng luôn là mục tiêu săn đón của các doanh nghiệp.

Trong CMCN 4.0 ngành Kỹ thuật Tàu thủy sẽ bị tác động rất mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực từ công nghệ thiết kế, công nghệ chế tạo, hàng hải tự động hóa, đến phát triển những phương tiện dưới nước đa năng, thông minh và hiện đại…Trong lĩnh vực sản xuất phương tiện dưới nước, trong thời kỳ này sẽ được ứng dụng mạnh mẽ các phần mềm kĩ thuật cao, robot thông minh, các siêu máy tính và các công nghệ e-Navigation, Big Data, AI để đưa ra các phép tính cho phép sản xuất, lắp ráp đạt độ chính xác cao và cho năng suất gấp nhiều lần con người.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Kỹ thuật Tàu thủy tại Trường Đại học Bách khoa-Đại học Đà Nẵng?