Kết quả của nhóm nghiên cứu giảng dạy “VẬT LIỆU MỚI VÀ XÚC TÁC – ADVANCED MATERIALS AND CATALYST – AM&C”
21/12/2012 01:51
Nhóm Nghiên cứu Giảng dạy “Vật liệu mới và xúc tác” được thành lập theo Quyết định số quyết định số 22/ĐHBK-KH, SĐH&HTQT của Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa và chưa có được Quyết định mới của Đại học Đà Nẵng.
Các kết quả đạt được (từ năm 2008 đến nay):
1. Đã thiết lập được các hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước:
Viện Khoa học Kỹ sư Toulon-Var - ISITV (Pháp), Phòng Thí nghiệm Vật liệu, Bề mặt và các Quá trình Xúc tác Strasbourg - LMSPC (Pháp), Viện Hóa học Công nghiệp Việt nam, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chế biến Dầu khí - Viện Dầu khí Việt nam, Viện Khoa học Vật liệu – Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam.
2. Các hướng nghiên cứu chính và một số kết quả tiêu biểu:
2.1. Vật liệu nano cacbon: Tổng hợp, tạo hình và ứng dụng trong xúc tác và hấp phụ:
- Cơ sở phối hợp nghiên cứu chính: Phòng Thí nghiệm Vật liệu, Bề mặt và các Quá trình Xúc tác Strasbourg – LMSPC (Pháp), Viện Hóa học Công nghiệp Việt nam.
- Đã lắp đặt và đưa vào hoạt động 1 hệ thống tổng hợp vật liệu nano cacbon, với các thiết bị chính là quà tặng của Phòng Thí nghiệm Vật liệu, Bề mặt và các Quá trình Xúc tác Strasbourg – LMSPC (Pháp).
- Phát triển các sản phẩm nano tổ hợp như xúc tác trên cơ sở CNT-TiO2 áp dụng trong xúc tác quang hóa, vật liệu lọc Nano Bạc-CNT áp dụng vào xử lý nước với các giải thương có liên quan như: 1 Giải Nhì, Giải thưởng SVNCKH năm 2008, 1 Giải Nhì Vifotec năm 2008, 1 Giải Khuyến khích Tài năng khoa học trẻ dành cho sinh viên năm 2012.
- Hoàn thành một đề tài cấp Bộ (2008 – 2010): Ứng dụng CNT trong lưu trữ Biogas.
2.2. Vật liệu lai hóa, vật liệu thông minh áp dụng vào bảo vệ chống ăn mòn
- Cơ sở phối hợp nghiên cứu chính: Viện Khoa học Kỹ sư Toulon – Var, Pháp với các đề tài sau:
- Polyme lai hóa trên cơ sở Polysilazane để chế tạo lớp phủ bảo vệ chống hà bám sinh học trong môi trường biển: 1 luận án Tiến sỹ đồng hướng dẫn (ĐHĐN - ĐHBK và Đại học Nam Toulon – Var Pháp) đã bảo vệ thành công năm 2011, (TS Nguyễn Thị Diệu Hằng, ĐHBK), 1 đề tài cấp Bộ đang triển khai, 2 bài báo quốc tế đang trong giai đoạn hoàn chỉnh.
- Nghiên cứu quá trình lão hóa vật liệu tổ hợp trên cơ sở Nhựa Epoxy-Sợi thủy tinh: 1 luận án Tiến sỹ đồng hướng dẫn (ĐHĐN - ĐHBK và Đại học Nam Toulon – Var) dự kiến bảo vệ tháng 4 năm 2013 (NCS Nguyễn Thanh Hội, CĐCN), dự kiến 2 bài báo quốc tế.
- Nghiên cứu vật liệu thông minh trên cơ sở Polyme dẫn (PANI) được tăng cường áp dụng chống ăn mòn kim loại: 2 luận án Tiến sỹ đồng hướng dẫn (ĐHĐN - ĐHBK và ISITV - Đại học Nam Toulon – Var) (NCS Phan Thế Anh, ĐHBK năm thứ 3 và NCS Nguyễn Hồng Sơn, CĐCN năm thứ nhất).
2.3. Vật liệu nano Silica áp dụng trong tăng cường thu hồi dầu
- Cơ sở phối hợp nghiên cứu chính: Viện Khoa học Vật liệu – Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam.
- 1 luận án Tiến sỹ đã bảo vệ thành công năm 2012, (TS Lê Thị Như Ý, ĐHBK),
- Hoàn thành một đề tài cấp Đại học Đà Nẵng (2011 – 2012)
2.4. Nhiên liệu sinh học và nhiên liệu thay thế
- Cơ sở phối hợp nghiên cứu chính: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chế biến Dầu khí - Viện Dầu khí Việt nam
- Ethanol sinh học, Butanol sinh học.
- Biomass, đặc biệt là hướng nghiên cứu về vi tảo để sản xuất diesel sinh học và xử lý nước thải: Giải thưởng L’Oréal-UNESCO năm 2012 dành cho TS Nguyễn Thị Thanh Xuân.
3. Công bố 15 bài báo quốc tế có gắn với tên Trường Đại học Bách Khoa:
[1] Design and screening of synergistic blends of SiO2 nanoparticles and surfactants for enhanced oil recovery in high-temperature reservoirs. Authors: Nhu Y Thi Le, Duy Khanh Pham, Kim Hung Le and Phuong Tung Nguyen. Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology. No: 2 (2011) 035013 (6pp). Pages: 1-5. Year 2011.
[2] Preparation and evaluation of surface modified nanopaticles for use in the improvement of oil recovery on Dragon South-East reservoir. Authors: Nguyen Bao Lam, Le Thi Nhu Y and Nguyen Phuong Tung. The 2nd International Workshop on Nanotechnology and Application (IWNA 2009). Pages: 339-342. Year 2009.
[3] Design of the Thermostable and low IFT reduced surfactant combination of conventional and novel gemini surfactants for EOR use in the White Tiger basement reservoir. Authors: Le Kim Hung, Pham Duy Khanh, Le Thi Nhu Y and Nguyen Phuong Tung. The 2-nd International Conference “FRACTURED BASEMENT RESERVOIR. Pages: 315-322. Year 2008.
[4] Design Of Thermostable Surfactant Systems For Enhanced Oil Recovery In The White-Tiger Reservoir By Experimental Optimization Method. Authors: Le Kim Hung, Nguyen Ngoc Trung, Nguyen Bao Lam, Le Thi Nhu Y and Nguyen Phuong Tung. The 2-nd International Conference “FRACTURED BASEMENT RESERVOIR. Pages: 243-249. Year 2008.
[5] Few-layer graphene supporting palladium nanoparticles with a fully accessible effective surface for liquid-phase hydrogenation reaction . Authors: Tri Truong-Huu, Kambiz Chizari, Izabela Janowska, Maria Simona Moldovan, Ovidiu Ersen, Lam D. Nguyen, Marc J. Ledoux, Cuong Pham-Huu, Dominique Begin. Catalysis Today. No: 189. Pages: 77-82. Year 2012.
[6] Catalytic performance of MoVTeNbO catalyst supported on SiC foam in oxidative dehydrogenation of ethane and ammoxidation of propane. Authors: T.T. Nguyen, L. Burel, D.L. Nguyen, C. Pham-Huu, J.M.M. Millet. Applied Catalysis A: General. No: Volumes 433–434. Pages: 41 - 48. Year 2012.
[7] Macroscopic shaping of carbon nanotubes with high specific surface area and full accessibility. Authors: Yuefeng Liu, Lam D. Nguyen, Tri Truong Huu, Yu Liu, Thierry Romero, Izabela Janowska, Dominique Begin, Cuong Pham-Huu. Materials Letters. No: 79. Pages: 128-131. Year 2012.
[8] Fabrication of photocatalytic composite of multi-walled carbon nanotubes/TiO2 and its application for desulfurization of diesel. Authors: Thu Ha Thi Vu, Thu Trang Thi Nguyen, Phuong Hoa Thi Nguyen, Manh Hung Do, Hang Thi Au, Thanh Binh Nguyen, Dinh Lam Nguyen, Jun Seo Park. Materials Research Bulletin. No: 47. Pages: 308–314. Year 2012.
[9] Preparation of micro-nano-composites of TiO2/carbon nanostructures, C/CNT macroscopic shaping and their applications. Authors: Thu Ha Thi Vu, Hang Thi Au, Dinh Lam Nguyen, Thu Trang Thi Nguyen, The Anh Phan & Huynh Anh Hoang. Journal of Experimental Nanoscience, Publisher: Taylor & Francis, ISSN 1745-8080 (Print), 1745-8099 (Online). No: iFirst. Pages: 1-13. Year 2012.
[10] Methanol dehydration to dimethyl ether in a platelet milli-reactor filled with H-ZSM5/SiC foam catalyst. Authors: Yu Liua, Seetharamulu Podila, Dinh Lam Nguyen, David Edouard, Patrick Nguyen, Charlotte Pham, Marc Jacques Ledoux, Cuong Pham-Huu. Applied Catalysis A: General. No: 409-410. Pages: 113-121. Year 2011.
[11] Urchin-like self-supported carbon nanotubes with macroscopic shaping and fully accessible surface. Authors: Lâm D. Nguyen, Kambiz Chizari, Kun Wang, Matthieu Houllé, Izabela Janowska, Maria Simona Moldovan, Ovidiu Ersen and Cuong Pham-Huu. Materials Letters. No: 65 (15-16). Pages: 2482. Year 2011.
[12] Catalytic synthesis of a high aspect ratio carbon nanotubes bridging carbon felt composite with improved electrical conductivity and effective surface area. Authors: Kun Wang, Kambiz Chizari, Yu Liu , Izabela Janowska, Simona Maria Moldovan, Ovidiu Ersen, Antoine Bonnefont, Elena R. Savinova, Lam D. Nguyen, Cuong Pham-Huu. Applied Catalysis. No: 392. Pages: 238. Year 2011.
[13] High surface-to-volume hybrid platelet reactor filled with catalytically grown vertically aligned carbon nanotubes. Authors: Yu Liu, Izabela Janowska, Thierry Romero, David Edouard, Lâm D. Nguyen, Ovidiu Ersen, Valérie Keller, Nicolas Keller, Cuong Pham-Huu. Catalysis Today. No: 150. Pages: 133. Year 2010.
[14] The "micro nano composite" materials based on the carbon nanostructures with macroscopic shaping for photo-catalytic and adsorption applications. Authors: Phan The Anh, Vu Thi Thu Ha, Nguyen Dinh Lam. Proceedings Second International Workshop on Nanotechnology and Application (IWNA). Pages: 338. Year 2009.
[15] Influence of the oxygen pretreatment on the CO2 reforming of methane on Ni/b-SiC catalyst. Authors: Dinh Lam NGUYEN, Pascaline Leroi, Cuong Pham-Huu, Marc Ledoux. Catalysis Today. No: 141. Pages: 393. Year 2009.
4. Nhận xét và định hướng nghiên cứu trong thời gian đến:
- Hoạt động của nhóm nghiên cứu giảng dạy “VẬT LIỆU MỚI VÀ XÚC TÁC – ADVANCED MATERIALS AND CATALYST – AM&C” là năng động, sáng tạo, đạt hiệu quả cao và phát triển tốt các hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Kết quả đạt được phong phú và đa dạng, động viên được nhiều cán bộ và sinh viên cùng tham gia. Kết quả các giải thưởng, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, công bố quốc tế khả quan và đặc biệt là luôn gắn tên trường Đại học Bách khoa trong các công bố của nhóm.
- Các hướng nghiên cứu có thể phát triển và mở rộng:
o Chế tạo và ứng dụng Graphene;
o Vật liệu nano tổ hợp trong lưu trữ năng lượng;
o Nhiên liệu sinh học trên cơ sở vi tảo và biomass;
o Phát triển một sản phẩm sơn phủ bảo vệ kim loại thông minh sử dụng trong môi trường biển.
Thay mặt nhóm nghiên cứu AM&C
Nguyễn Đình Lâm