Phòng thí nghiệm, xưởng thực hành

03/03/2017 14:26

Trường Đại học Bách khoa có hệ thống các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành nhằm hỗ trợ công tác giảng dạy và học tập, đảm bảo người học có kỹ năng thực hành, đáp ứng nhu cầu đào tạo của các ngành học, Nhà trường thường xuyên đầu tư nhiều loại phòng thí nghiệm, thực hành, đáp ứng chương trình đào tạo 92,4%. Cụ thể 108 phòng thí nghiệm với diện tích 12.917m2,14 xưởng thực hành với diện tích 3.510 m2, 13 phòng máy tính thực hành với diện tích 1.255 m2, được phân theo từng chuyên ngành khác nhau phụcvụ cho công tác giảng dạy, học tập của sinh viên và nghiên cứu khoa học. Đáp ứng chương trình đào tạo Thông qua các đề án/dự án của ĐHĐN, một số dự án hợp tác quốc tế đã đầu tư  xây dựng hơn 60 phòng thí nghiệm hiện đại đáp ứng nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học như: phòng thí nghiệm AVL (Khoa Cơ khí giao thông), Viện Công nghệ Cơ khí & Tự động hóa, phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học, phòng thí nghiệm, nhà xưởng Khoa Xây dựng cầu đường (Dự án TRIG), Phòng thí nghiệm Sản xuất tự động (Chương trình PFIEV)...

Năm 2012, thừa hưởng nguồn kinh phí của Dự án PTGV THTP&TCCN, Nhà trường đã cải tạo nâng cấp mới phòng thí nghiệm Sức bền vật liệu, phòng thí nghiệm Nguyên lý-Chi tiết máy thuộc Khoa Sư phạm Kỹ thuật với tổng diện tích 422,45m2. Năm học 2012-2013, Nhà trường trình lên Đại học Đà Nẵng, Bộ Giáo dục Đào tạo triển khai xây dựng Phòng thí nghiệm Công nghệ Lọc - Hóa dầu được xây mới đúng tiêu chuẩn... với nguồn vốn đầu tư gần 58 tỷ, trong đó vốn đối ứng của Trường hơn 2,5 tỷ đồng và mở rộng khu giảng đường H với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng đang đưa vào sử dụng.

Các khu giảng đường, khu thí nghiệm được quy hoạch thành từng khu riêng biệt nhưng với thực trạng hiện nay chưa phù hợp với định hướng phát triển cơ sở vật chất của Nhà trường trong tương lai, việc “Lập tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết 1/500 (điều chỉnh)” một cách chi tiết, đồng bộ, phân bố lại các khu chức năng phục vụ công tác đầu tư xây dựng theo định hướng phát triển kinh tế xã hội [H9.9.2. 6].

Tại các giảng đường, phòng thí nghiệm đều có sổ theo dõi nhật ký PTN, Xưởng [H9.9.2. 7]. Để tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho dạy, học và nghiên cứu khoa học, Nhà trường có “Quy định về việc mở cửa phòng học", “Quy chế làm việc của PTN và Xưởng thực hành, thực tập” . Tại các PTN, xưởng thực hành đều có cán bộ hướng dẫn sử dụng thiết bị thực hành và thực hiện đầy đủ về các quy trình sửa chữa nâng cấp, quản lý cơ sở vật chất nên rất thuận tiện cho người học. Ngoài ra, Nhà trường thường xuyên có kế hoạch sửa chữa, cải tạo, chống xuống cấp cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên.