Ngành Kỹ thuật Năng lượng & Môi trường
12/04/2017 10:37
I. MỤC TIÊU CHUNG
Đào tạo Kỹ sư có phẩm chất đạo đức, có ý thức về chính trị, có sức khỏe, có kiến thức, có kỹ năng thực hành và nghiên cứu ngành Kỹ thuật nhiệt và luôn được cập nhật về các lĩnh vực liên quan, có khả năng ứng dụng các kiến thức được đào tạo vào các hoạt động sản xuất và đời sống, có khả năng được đào tạo thêm để công tác tại các trường đại học và viện nghiên cứu.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
Ngành Kỹ thuật nhiệt hướng việc đào tạo cho các kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật Năng lượng và Môi trường theo các mục tiêu cụ thể sau:
1. Có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
2. Về kiến thức: Trang bị cho kỹ sư ngành Kỹ thuật nhiệt tương lai những kiến thức vững chắc về khoa học cơ bản, khoa học tính toán; có kiến thức cơ sở ngành hiện đại và có kiến thức chuyên môn sâu về lò hơi, kỹ thuật sấy, kỹ thuật lạnh, điều hòa không khí, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường.
3. Về kỹ năng: Trang bị cho sinh viên của ngành có kỹ năng thực hành tốt, năng lực tính toán, thiết kế vững vàng nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
a. Phân tích và xử lý thông tin: Trang bị cho sinh viên năng lực phân tích, đánh giá và xây dựng các mô hình; xác định các yêu cầu và giới hạn mục tiêu thiết kế và ứng dụng.
b. Giải quyết vấn đề: Trang bị cho sinh viên khả năng xử lý và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra thông qua các bài tập nhóm, bài tập lớn và đồ án môn học.
c. Giao tiếp: Trang bị cho sinh viên những kỹ năng trình bày, giải thích những vấn đề, phân tích các giải pháp phức tạp, giải pháp thay thế, thông qua các lần thi vấn đáp, báo cáo tiểu luận, báo cáo bài tập lớn, trình bày đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp hay các báo cáo thuyết trình chuyên môn.
d. Làm việc theo nhóm: Trang bị cho sinh viên phong cách làm việc hiệu quả trong các vai trò khác nhau như cùng nhau tổ chức và quản lý để đạt hiệu quả từ nhóm sinh viên có những sở thích, môi trường sống và trình độ kỹ thuật chuyên môn khác nhau thông qua các chuyên đề theo nhóm, nghiên cứu khoa học theo nhóm.
e. Ngoại ngữ: Trang bị cho sinh viên kiến thức ngoại ngữ tương đương Toeic 450 và am hiểu kiến thức tiếng Anh chuyên ngành.
f. Tin học: Theo chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản do Bộ TT&TT ban hành
4. Thái độ: trang bị cho sinh viên có ý thức trách nhiệm đối với công việc, đối với cộng đồng, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
III. CHUẨN ĐẦU RA
Sau khi tốt nghiệp từ chương trình, kỹ sư ngành Kỹ thuật nhiệt chuyên ngành Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh có khả năng:
1. Ứng dụng, phân tích các công nghệ tiên tiến thuộc lĩnh vực kỹ thuật nhiệt - lạnh, kỹ năng sử dụng các thiết bị hiện đại liên quan đến ngành (Thang bậc Bloom số 4)
2. Ứng dụng các kiến thức về khoa học cơ bản và cơ sở ngành khi nghiên cứu về ngành Kỹ thuật nhiệt (Thang bậc Bloom số 3)
3. Phân tích và xử lý kết quả khảo sát, thực nghiệm để cải tiến quá trình sản xuất liên quan đến chuyên ngành Kỹ thuật nhiệt (Thang bậc Bloom số 4)
4. Áp dụng kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành trong việc tư vấn, thiết kế, chế tạo, sửa chữa,vận hành các hệ thống, thiết bị thuộc ngành Kỹ thuật nhiệt như hệ thống cấp nhiệt, lò công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, sấy, lạnh, điều hòa không khí…(Thang bậc Bloom số 5)
5. Phối hợp và tổ chức làm việc theo nhóm có hiệu quả,
6. Trình bày các kết quả nghiên cứu, thiết kế, tính toán
7. Có kỹ năng suy nghĩ, học tập và làm việc độc lập.
8. Tự đào tạo, học tập để nâng cao kiến thức chuyên môn và nếu có điều kiện sẽ học tiếp sau đại học trong và ngoài nước,
9. Có những kiến thức cơ bản về xã hội và môi trường.
10. Tự đánh giá, phân tích và giải quyết những vấn đề về kỹ thuật thuộc ngành Kỹ thuật nhiệt (Thang bậc Bloom số 6)
11. Sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại để giải quyết các bài toán kỹ thuật của ngành.
12. Sử dụng ít nhất một ngoại ngữ để bổ sung kiến thức ngành, trong giao tiếp
IV. VỊ TRÍ VÀ KHẢ NĂNG LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành Kỹ thuật nhiệt chuyên ngành Kỹ thuật Năng lượng và Môi trường có thể làm việc:
1. Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng liên quan đến lĩnh vực nhiệt - lạnh và xử lý môi trường tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp chế tạo thiết bị; lắp đặt; các đơn vị sản xuất công nghiệp, chế biến thực phẩm; nhà máy nhiệt điện, vv…
2. Làm việc trong các cơ quan kiểm định an toàn lao động, các sở Khoa học và công nghệ, sở Tài nguyên - Môi trường…
3. Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp dạy nghề có mở chuyên ngành liên quan.
4. Tư vấn, thiết kế, nghiên cứu khoa học các lĩnh vực thuộc về Kỹ thuật nhiệt và môi trường ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng liên quan đến ngành Kỹ thuật nhiệt.