DHBK

Khoa Kiến trúc tổ chức seminar góp ý chuyên gia Dự án: “Da Nang City Climate Action Plan - A conceptual framework for sectral climate actions”

15/01/2023 11:59

Từ 14h00 đến 16h30 ngày 06 tháng 01 năm 2023 (Thứ Sáu) tại trường Đại học Bách khoa (phòng khách khu A) đã diễn ra Hội thảo góp ý chuyên gia Dự án: “Da Nang City Climate Action Plan - A conceptual framework for sectral climate actions”. Hội thảo vui mừng và hân hạnh được chào đón 14 chuyên gia gồm:

  1. Dr. Miho Kamei (Viện nghiên cứu Chiến lược toàn cầu Nhật Bản - chủ trì nhóm nghiên cứu và dự án)
  2. Associate Professor Dr. Nguyễn Anh Tuấn, trưởng Khoa Kiến trúc
  3. Bà Nguyễn Phương Chi, Đại diện Chi cục Biển và Hải đảo, Sở Tài nguyên và môi trường
  4. ThS. Nguyễn Vĩnh Long, Chuyên gia, Chi cục Chi cục phòng chống thiên tai, Sở NN & PTNT
  5. Dr. Lê Minh Sơn, Trưởng Bộ môn Kiến trúc
  6. Dr. Lê Phong Nguyên, Trưởng Bộ môn Quy hoạch
  7. Dr. Nguyễn Hồng Ngọc, Nguyên Trưởng Khoa Kiến trúc
  8. ThS.Nguyễn Xuân Trung, P. Trưởng Khoa Kiến trúc
  9. Dr. Lê Trương Di Hạ, Giảng viên DUT
  10. Dr. Nguyễn Minh Hải, Giảng viên DUT
  11. Associate Professor Dr. Nguyễn Đình Sơn, TBM Khoa Cơ khí Giao thông, Trường Đại học Bách khoa
  12. Associate Professor Dr. Phạm Thị Kim Thoa, Khoa Môi trường
  13. Dr. Phan Như Thúc, P. Trưởng Khoa Kiến trúc, Khoa Môi trường
  14. PhD student – Nguyễn Thị Phương Anh, Khoa Xây dựng Cầu đường
  15. Dr. Nguyễn Văn Ánh, Khoa Điện
  16. Dr. Lê Năng Định, Khoa Môi trường
  17. Các giảng viên và sinh viên khác có quan tâm

Tại buổi Hội thảo, TS Miho Kamei đã giới thiệu tổng quan về dự án và các mục tiêu cần đạt được, cũng như các kết quả mà nhóm nghiên cứu đã thực hiện được. Các chuyên gia sau đó đã góp ý và tham vấn ý về báo cáo Kế hoạch hành động khí hậu cho Đà Nẵng.

Hội thảo đã trân trọng nhận được các góp ý sau cho Kế hoạch của thành phố:

  • TS. Nguyễn Kim Ánh – Khoa Điện:
  • Đà Nẵng có diện tích bé, nhưng mật độ dân cư cao, có khu công nghiệp bao quanh, có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo như huyện Hòa Vang. Hệ thống năng lượng mặt trời tập trung với 2515 hệ thống lớn nhỏ, tổng công suất lắp đặt 81,65 MWh. Năm 2022 giảm so với năm 2021 khoảng 5,4%, năng lượng tái tạo chiếm 2,72% năng lượng tiêu thụ của Đà Nẵng.
  • Khó khăn trong việc gia tăng hệ thống năng lượng, cần có cơ chế về giá mới.
  • Tại Việt Nam hiện nay có nhiều hệ thống năng lượng dân tự lắp, nhà nước chưa hỗ trợ giá cao để mua.
  • Điện gió ở Việt Nam có hiệu suất tốt hơn, tiết kiệm diện tích đất và đặc biệt hiệu quả ở các vùng có nhiều gió.
  • TS. Phan Như Thúc – Khoa Môi trường:

Kế hoạch cần Tương thích kế hoạch của chiến lược phát thải quốc gia

Ba hợp phần của dự án kết quả ra sao? Cần chia sẻ cho bên liên quan tham khảo.

Chất thải: Rác thải ở Đà Nẵng không xử lý, tập trung về bãi rác Khánh Sơn, thành phần hữu cơ nhiều, bùn thải phân hủy phát triển tạo nên hiệu ứng nhà kính, nước rỉ rác thấm vào lòng đất gây ô nhiễm nguồn nước. Vậy cần xử lý nguồn chất thải hợp lý, hữu ích cho môi trường.

Giải pháp hiệu ứng nhà kính cần thực hiện trong khu dân cư, tập trung phân loại rác.

Mục 3.5.2 (tận dụng áp lực đường ống để chạy tuabin phát điện) không phù hợp với Đà Nẵng, nên bổ sung hành động tái sử dụng nước thải từ các resort, các khu công nghiệp.

  • TS. Mạc Thị Hà Thanh – Khoa Hóa:
  • Khoa Hoá có làm dự án với Bỉ về khảo sát an toan thực phẩm trên rau quả Đà nẵng, có nhiều kết quả hay.
  • Chất bẩn sinh vật khảo sát trên rau: Đà Nẵng có quy hoạch vùng rau theo hình thức hợp tác xã, nông trại. Khi khảo sát chất bẩn 2 vùng rau trên, theo số liệu thu thập được, thì rau vẫn dùng thuốc bảo vệ thực vật nhưng với lượng không lớn, nhưng kết quả thí nghiệm không thấy bị nhiễm bẩn. Kết luận là: Có xử lý phân hữu có nhưng rất ít.
  • Đà Nẵng hiện đã làm được công tác truy xuất được nguồn gốc thịt lợn.
  • Biện pháp tiết kiệm nước: hệ thống nông nghiệp hiện nay không sử dụng nước mặt mà dùng nước thủy cục rất lãng phí, chưa có hệ thống thu gom, giữ nước mưa.
  • Việt Nam đang có xu hướng chuyển đổi sang thực phẩm Protein chay, ví dụ như thực phấm của Vinasoya đang đi đầu
  • ThS. Nguyễn Xuân Trung – Khoa Kiến trúc:

Góp ý về Kiến trúc – Quy hoạch

  • Cần đưa mảng Quy hoạch đô thị vào trong kế hoạch hành động này, và công trình là bước tiếp theo trong quy hoạch. Vấn đề về tòa nhà, ví trí xây dựng ảnh hưởng về tính chất kiến trúc xanh trong thành phố
  • Việc tái chế rác thải xây dựng đã được nghiên cứu như thế nào?
  • Sự kết nối giao thông đô thị, công trình kiến trúc nằm trong bài toán quy hoạch đô thị cần được nghiêm cứu them.
  • Nên tận dụng mảng xanh trong đô thị từ các khu vực đất bỏ hoang.
  • Xét các khoảng đất trống trong đô thị, nên bổ sung vào quy hoạch đô thị
  • Hành động về Tiêu chuẩn, quy chuẩn nêu trong kế hoạch vượt quá khả năng của Đà Nẵng. Ở Đà Nẵng nên áp dụng tiêu chuẩn đã có, đang hiện hành.
  • Đà Nẵng có 2 nguồn tư liệu: Đề án môi trường mới phê duyệt và Điều chỉnh quy hoạch chung của Đà Nẵng đã phê duyệt. Đây là nguồn tài liệu mà nhóm nghiên cứu cần tham khảo them.
  • NCS. Nguyễn Thị Phương Anh – Khoa Xây dựng cầu đường:
  • Đồng ý theo quan điểm của thầy Trung, quy hoạch đô thị cần đi theo hướng giảm Cacbon.
  • Giao thông ở Đà Nẵng không thuần như các nước, nên quy hoạch theo dạng phát triển bền vững, hệ thống xe bus trong thành phố cần được cải thiện, nhưng khối lượng sử dụng xe bus chỉ đạt 1,2% tổng nhu cầu đi lại.
  • Giải pháp: Khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng, định hướng chính sách hỗ trợ giá, và chính sách ưu tiên.

Giải pháp:

  • Ứng dụng công nghệ kiểm soát, giao thông thông minh
  • Cải thiện hệ thống tính chung toàn bộ
  • Quản lý theo ngày, giờ
  • Giải pháp về truyền thông
  • ThS. Nguyễn Vĩnh Long – Giám đốc Trung tâm phòng chống thiên tai sở NN& PTNT:
  • Bản thảo của bản dịch tiếng Việt chưa thông suốt về câu từ gây khó hiểu cho người đọc.
  • Cần cập nhật lại kịch bản biến đổi khí hậu 2021 của Việt nam.
  • Mật độ xây dựng ở Đà Nẵng so với Hồ Chí Minh không lớn, cần cập nhật lại cho chuẩn xác hơn.
  • Thành phố đang có quy hoạch mới, đến năm 2030 thành 5 phân khu, do đó, kế hoạch này cần tham khảo
  • Số liệu liên quan đến nuôi trồng cần cập nhật từ sở nông nghiệp những gì đã làm rồi, xem sự phù hợp để nhân rộng
  • Quy hoạch giao thông: Cần nghiên cứu để phục vụ tốt cho nhu cầu hoạt động sống của người dân như:

+ Quy hoạch giao thông được thông suốt, giảm khí thải cacbon: Ít di chuyển, tiện ích trong khu dân cư đầy đủ, như giáo dục theo tuyến trong khu quy hoạch mới…

  • Công trình phải phù hợp với điều kiện Đà Nẵng, cần nghiên cứu rõ hơn, cụ thể hơn, có thể áp dụng được
  • Bám vào đề án thành phố Môi trường.
  • TS. Lê Phong Nguyên – Khoa Kiến trúc:

Nhận xét:

  • Khối lượng công việc của kế hoạch này nhiều, trong khi thành thành viên tham gia hạn chế, đây là một nỗ lực rất lớn của nhóm nghiên cứu.
  • Giao thông: Đưa ra giải pháp ứng dụng hiệu quả như những đô thị lớn, ví dụ mô hình TOD
  • Kế hoạch này khó tách rời khỏi quy hoạch đô thị.
  • Nhóm đã đề xuất theo giải pháp của quy hoạch đô thị cũ, cần phải đề xuất theo giải pháp mới hơn
  • Nên tập trung vào giải pháp kính cho nhóm nhà ở, từ việc tư duy thiết kế, giải pháp sử dụng vật liệu
  • Giải pháp Giao thông không có gì mới; nên nghiên cứu tổ chức các khu vực công cộng, dải hành lang an toàn cho người đi bộ, nên lấy người đi bộ làm trung tâm.

Góp ý: Nhóm cần có định hướng lớn ngay từ đầu về lĩnh vực công trình và giao thông cho Đà Nẵng, từ đ1o dưa ra các giải pháp tương ứng.

  • PGS.TS. Phạm Thị Kim Thoa – Khoa Môi trường:
  • Mong nhóm hoàn thiện theo các góp ý
  • Khung kế hoạch hành động nhưng thể hiện rõ là ứng phó, nên sắp xếp theo thứ tự
  • Lâm nghiệp vốn bể hấp thụ cacbon lớn, nhưng chưa thấy đề cập trong bản kế hoạch. Phát triển lâm nghiệp còn hỗ trợ trong việc quản lý nguồn nước.
  • Triểu khai số liệu mục tiêu giảm 9% phát thải năm 2030, tuy nhiên số liệu cho Đà Nẵng chưa có.
  • Cần bổ sung các thống kê về mưa, lũ, nhất là trong giai đoạn gần đây khi Đà Nẵng hứng chịu trận lũ lớn nhất trong vòng 40 năm qua.
  • Trước tiên, cần nghiên cứu sự thích ứng với khí hậu, sau đó mới bàn đến việc giảm thiểu
  • Kế hoạch hành động chưa cụ thể, chưa bám sát vào thực tế, còn chung chung.
  • Lâm nghiệp: Cần chương trình hành động vì ảnh hưởng đến các khu vực bảo tồn, khi vực du lịch, sinh thái, nông nghiệp, văn hóa
  • Về nông nghiệp, cần đề xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.
  • TS. Nguyễn Hồng Ngọc – Khoa Kiến trúc:
  • Kế hoạch cần thông qua, tham khảo đề án về môi trường của thành phố Đà Nẵng
  • Về tình hình nước biển dâng, nhóm nên bổ sung. Giải pháp thích ứng với vấn đề này như thế nào?
  • Đồng ý các ý kiến: Phải đề cập đến Đà Nẵng về quy hoạch đô thị, sử dụng đất, mật độ xây dựng, phát triển giao thông như thế nào? Mô hình TOD? Đô thị thu gọn?
  • Giải quyết vấn đề hiệu ứng khí thải liên quan đến vấn đề công trình, vấn đề đảo nhiệt
  • Vấn đề thoát nước mưa và tái sử dụng nước mưa như thế nào? Cần tăng cường bề mặt thẩm thấu chứ không nên mở rộng cống, giảm việc ngập lụt.
  • Phát triển các khả năng chống chịu về hỏa hoạn, thiên tai,… kể cả chống chịu về kinh tế.
  • Cuốn kế hoạch nên có tóm tắt phía trước trang đầu để dễ theo dõi; giảm hình ảnh, nhất là hình ảnh cầu vàng của Sun Group.
  • TS. Lê Trương Di Hạ – Khoa Kiến trúc:

 Đóng góp ý kiến hỗ trợ:

  • Nên tập hợp toàn bộ những nguyên nhân để đưa ra chiến lược đa chiều, cần có hành động cho nhiều hơn 5 nhóm lĩnh vực.
  • Chưa thấy kế hoạch về mảng giáo dục, y tế, thiên tai, môi trường.
  • Kế hoạch này cần có sự tương thích với các kế hoạch chiến lược của thành phố Đà Nẵng, cũng như của Việt Nam thì sẽ rút ra được những thế mạnh để phát triển phù hợp
  • Tạo diễn đàn có thể trao đổi, chia sẻ kế hoạch này đến cộng đồng, tạo thành nhóm chuyên gia để xây dựng kế hoạch tốt hơn.
  • TS. Nguyễn Đình Sơn – Khoa Cơ khí giao thông:
  • Các công trình xây dựng, giao thông vận tải nên ứng dụng các công nghệ mới để tiết kiệm năng lượng.
  • Kế hoạch đề xuất Việc sử dụng xe điện nhằm giảm khí thải cacbon ra môi trường nhưng lại là một nguồn tiêu thụ điện lớn, nên chưa chắc hiệu quả như mong đợi.
  • Cô Nguyễn Phương Chi – Chi cục biển và hải đảo – Sở TNMT:
  • Biến đổi khí hậu luôn đi kèm với hiện tượng hiệu ứng nhà kính, nên mong muốn nhóm nghiên cứu thêm, có các cơ sở dữ liệu để có được thông tin, giảm lượng khí thải cacbon về zero.
  • Nên tổ chức thêm workshop để đóng góp ý kiến nhằm đạt kết quả tốt hơn

Hội thảo đã kết thúc tốt đẹp với nhiều kết quả có ý nghĩa đối với dự án. Khoa Kiến trúc sẽ tiếp tục phối hợp với IGES để hoàn thiện bản kế hoạch này và đệ trình lên thành phố. Các đại biểu đã chụp ảnh lưu niệm cùng nhau sau khi kết thúc chương trình.

Tin và ảnh: Khoa Kiến trúc