DHBK

Tiến sĩ chuyên ngành phát triển nguồn nước

12/02/2019 05:02

1.  MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO

1.1.  Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo cần xác định rõ:

- Kiến thức và kĩ năng trang bị cho người học về chuyên ngành;

- Có năng lực độc lập nghiên cứu khoa học, có kiến thức sâu về chuyên ngành hẹp trong lĩnh vực mà nghiên cứu sinh đang nghiên cứu (Thủy lực T, Thủy văn, thủy nông). Nắm được những kiến thức tiên tiến và xu thế phát triển của thế giới trong khoa học và công nghệ, từ đó giải quyết có sáng tạo những nhiệm vụ do thực tế của đất nước đặt ra.

- Năng lực nghiên cứu khoa học đạt được sau quá trình đào tạo: Có phương pháp nghiên cứu khoa học, tiếp cận được với khoa học kỹ thuật hiện đại và khả năng truyền thụ kiến thức

- Vị trí công tác của người học sau khi tốt nghiệp: Nghiên cứu sinh tốt nghiệp ở các ngành nầy có thể công tác tại các viện nghiên cứu, trường Đại Học, viện thiết kế, các bộ phận quản lý tổng hợp của Bộ, ngành, v.v…

1.2. Đối tượng đào tạo, nguồn tuyển chọn

Cần xác định rõ:

- Đối tượng đào tạo: Tuyển chọn những sinh viên tốt nghiệp Đại Học hoặc các Thạc sĩ đủ tiêu chuẩn được phép làm nghiên cứu sinh .

- Nguồn tuyển chọn: Tuyển chọn những người đang công tác trong các trường Đại học trong cả nước, các cán bộ nằm trong sở ban ngành…

1.3. Điều kiện dự tuyển và trúng tuyển

1.3.1. Điều kiện dự tuyển

1.3.1.1.  Điều kiện về văn bằng và các công trình đã công bố

Người dự tuyển NCS phải thoả mãn các yêu cầu về văn bằng và các công trình đã công bố sau đây:

a. Có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng hoặc phù hợp hoặc gần chuyên ngành đào tạo. Trong chương trình cần xác định rõ danh mục các chuyên ngành phù hợp hoặc gần với chuyên ngành đào tạo.

b. Có bằng thạc sĩ chuyên ngành khác và có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi.

c. Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành đúng, loại khá hoặc giỏi.

Chương trình đào tạo cần xác định rõ số lượng bài báo khoa học phù hợp với chuyên ngành đào tạo thí sinh phải công bố trên các tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự tuyển cho các trường hợp b, c nói trên.

Quy định về chuyên ngành đúng, chuyên ngành phù hợp, chuyên ngành gần, chuyên ngành khác được hiểu như sau:

1. Ngành tốt nghiệp đại học được coi là ngành đúng của chuyên ngành đào tạo tiến sĩ khi mã số (tên gọi) của ngành này và ngành có chuyên ngành đào tạo tiến sĩ nói trên trùng nhau; được coi là ngành phù hợp khi chương trình đào tạo của ngành này và của ngành có chuyên ngành đào tạo tiến sĩ nói trên khác nhau không quá 10% cả về nội dung và khối lượng kiến thức kĩ năng; khác nhau từ 10 – 40% được coi là ngành gần; khác nhau quá 40% được coi là chuyên ngành khác.

2. Chuyên ngành tốt nghiệp thạc sĩ được coi là chuyên ngành đúng của chuyên ngành đào tạo tiến sĩ khi mã số (tên gọi) của chuyên ngành này và chuyên ngành đào tạo thạc sĩ có chuyên ngành đào tạo tiến sĩ nói trên trùng nhau; được coi là chuyên ngành phù hợp khi nội dung phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành trong chương trình đào tạo của chuyên ngành này và của chuyên ngành đào tạo thạc sĩ có chuyên ngành đào tạo tiến sĩ nói trên khác nhau không quá 10% cả về nội dung và khối lượng kiến thức kĩ năng; khác nhau từ 10 – 20% được coi là chuyên ngành gần; khác nhau quá 20% được coi là chuyên ngành khác.

1.3.1.2. Điều kiện về bài luận dự định nghiên cứu

Người dự tuyển NCS phải có một bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu và mong muốn đạt được, lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn…

1.3.1.3. Điều kiện về kinh nghiệm công tác

Đối với những chuyên ngành có yêu cầu về kinh nghiệm làm việc, chương trình đào tạo cần quy định cụ thể về thời gian làm việc chuyên môn mà thí sinh cần có trước khi dự tuyển.

1.3.1.4. Điều kiện về trình độ ngoại ngữ

Có đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động quốc tế về chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài luận án quy định của Quy chế đào tạo tiến sĩ.

1.3.1.5. Điều kiện về thư giới thiệu và các điều kiện khác

- Phải có 2 thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh. Những người giới thiệu này cần có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh.

- Được cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm), hoặc Cơ sở đào tạo thành viên nơi sinh viên vừa tốt nghiệp giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ. Đối với người chưa có việc làm cần được địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật.

- Có cam kết bảo đảm 100% thời gian làm việc tại cơ sở đào tạo. (Trong trường hợp không đảm bảo được 100% thời gian làm việc, phải có cam kết ít nhất là 12 tháng làm việc tập trung liên tục để thực hiện đề tài nghiên cứu)

1.3.2. Trúng tuyển

Để được công nhận là NCS thuộc chuyên ngành đào tạo, người dự tuyển phải vượt qua kỳ tổ chức xét tuyển do ĐHĐN tổ chức. Các quy định về xét tuyển, trúng tuyển theo quy định của Quy chế đào tạo tiến sĩ và của ĐHĐN.

2. CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO 

Đang cập nhật . . .