DHBK

Tọa đàm tư vấn, phản biện Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát, Dung Quất 2

25/03/2021 09:52

Vào sáng ngày 24/03/2021, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Tọa đàm tư vấn, phản biện Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 nhằm cung cấp tri thức, kinh nghiệm, thông tin, tư liệu cùng với sự phân tích, nhận xét, đánh giá, kiến nghị, khuyến nghị của UBND tỉnh về nội dung của Dự án tại Phòng họp số 355 Quang Trung, TP. Quảng Ngãi.

Tham dự buổi lễ tọa đàm này, đại diện của Viện Khoa học và Công nghệ Bách khoa Đà Nẵng là PGS.TS Nguyễn Lan - Giám đốc Viện và PGS.TS Trần Văn Quang cũng đã tham gia buổi tọa đàm về các Vấn đề Môi trường và phát triển trong Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát, Dung Quất.

PGS.TS Nguyễn Lan (ở giữa) và PGS.TS Trần Văn Quang (bên phải)

Tại buổi sáng đó, PGS.TS Trần Văn Quang đã đã trình bày tình hình quản lý và vấn đề ô nhiễm môi trường tại đây càng ngày nghiêm trọng. Nguyên nhân là do tồn tại 2 mặt: khách quan và chủ quan. Khách quan là do Tốc độ triển khai dự án quá nhanh dẫn đến Quản lý không đáp ứng hay theo kịp tốc độ phát triển; Quy mô của dự án lớn, nguồn ô nhiễm quá nhiều, loại hình công nghệ, thiết bị,...kiểm soát ô nhiễm mới và lan truyền ô nhiễm phức tạp làm vượt quá năng lực chyên môn. Nguyên nhân chủ quan là do quá nghiêm túc, tuân thủ theo các quy định, quy trình và các kết quả đánh giá, dự báo. Vấn đề ô nhiễm có thể khắc phục bằng giải pháp di dời theo kế hoạch đúng nhưng chưa đủ và nguồn gốc vấn đề chưa làm rõ; Chia sẻ thông tin, phối hợp giữa các bên liên quan còn hạn chế.

PGS.TS Trần Văn Quang trình bày tại buổi tọa đàm

Toàn cảnh trong phòng buổi tọa đàm

Đối mặt với những thực trạng, nguyên nhân như thế, hai chuyên gia đã đưa ra một số kiến nghị để giải quyết, khắc phục hiện trạng trên. PGS.TS Nguyễn Lan cho rằng, cần phải quản lý  và tăng cường năng lực hơn nữa: phối hợp, chia sẻ thông tin rộng rãi đến Ban quản lý hoặc bộ phận chuyên trách với sự tham gia của các bên liên quan, đồng hành cùng kế hoạch, tiến độ thực hiện dự án; Tăng cường năng lực đội ngũ chuyên trách. Về mặt kỹ thuật và công nghệ, cần đánh giá hiện trang (số liệu thực thay cho dự báo), tác động, ảnh hưởng, phân tích làm rõ cụ thể hóa nguyên nhân; Xây dựng mô hình quản lý hiện đại, có hiệu quả; Đánh giá rủi ro, tần suất xuất hiện ô nhiễm môi trường không khí ở các thời điểm không thuận lợi làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch vận hành thử nghiệm.

Hi vọng thông qua buổi tọa tòa, các ý kiến phản biện, tư vấn của chuyên gia Đại diện cho Viện KHCN sẽ hữu ích, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo ra một môi trường thân thiện giữa hoạt động sản xuất cũng như sức khỏe, cuộc sống của cộng đồng tại Khu công nghiệp Hòa Phát, Dung Quất 2.

Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi tọa đàm:

Nguồn: Viện KH&CN Bách khoa Đà Nẵng