DHBK

Trình bày đồ án kiến trúc – 10 nguyên tắc không thể bỏ qua

10/07/2019 18:39

Đồ án kiến ​​trúc chính là linh hồn và cuộc sống của trường kiến ​​trúc. Phần trình bày có thể không phải là điểm cốt lõi của đồ án, nhưng nó thể hiện kỹ năng và cảm quan thiết kế của bạn. Dưới đây là một số mẹo cơ bản để trình bày thành công đồ án kiến ​​trúc.

Hầu hết các đồ án đều được giới hạn kích thước bản vẽ cụ thể. Bạn cần xác định đồ án của mình được trình bày theo chiều ngang hay dọc. Bạn cũng cần quyết định sẽ chia thành nhiều bài trình bày nhỏ trong một pano lớn, trình bày hết trong một pano có kích thước tương đương, hay trình bày các pano riêng biệt sắp xếp theo thứ tự.

Kích thước khổ giấy

Trình bày các phần tách biệt trong một pano

Trình bày theo chiều ngang khổ giấy

Trình bay theo chiều dọc khổ giấy

Bản trình bày cuối cùng

  1. Bố cục

Nếu trình bày các bản vẽ bằng tay thì bạn có thể phác thảo trước bố cục trên giấy A4. Cố gắng ước lượng chính xác không gian cần thiết cho mỗi bản vẽ và khoảng trống xung quanh.

Sử dụng dạng lưới để dàn trang trình bày

Ví dụ về các kiểu bố cục

Nếu bạn trình bày bản vẽ CAD, việc bố cục sẽ dễ dàng hơn với các công cụ như CAD Layout hoặc Photoshop.

Bạn có thể sử dụng hệ thống lưới để tổ chức các bản vẽ. Chọn một kích thước làm đơn vị, ví dụ: 6cm, sau đó sử dụng bội số của nó tạo các vùng không gian kích thước khác nhau chứa các bản vẽ, chẳng hạn như 12cm cho các bản vẽ nhỏ, 36cm cho bản vẽ chính…

 

 

Ví dụ về dàn trang đồ án

  1. Vị trí và phân vùng

Hãy nghĩ đến cách bạn định hướng mọi người xem bài trình bày của mình: Phần nào bạn muốn họ thấy trước tiên, làm thế nào để họ hiểu rõ những gì bạn vẽ. Bạn có thể bắt đầu bằng cách phân tích ý tưởng ngắn gọn, sau đó chuyển sang concept và phác thảo minh hoạ.

Nếu concept của bạn dựa trên những hình khối nhất định, bạn nên trình bày hình khối đó trước, sau đó mới đến phương án thiết kế, để thể hiện rõ bạn đã biến đổi hình khối đó như thế nào.

Nếu concept của bạn được thể hiện trực tiếp trong phương án thiết kế, bạn có thể trực tiếp trình bày thiết kế kèm theo hình render phối cảnh.

Kĩ năng vẽ và render

  1. Nền

Bài trình bày nên có phần nền làm nổi bật các bản vẽ, không gây phân tán. Một số sinh viên sử dụng nền là hình render của công trình đã được làm mờ, nhưng việc này có thể gây xao nhãng cho người đọc. Nền trắng là tốt nhất, vì chúng thể hiện màu sắc thực sự trong thiết kế của bạn. Một số đồ án sử dụng nền đen để làm nổi công trình, tuy nhiên cách này đôi khi gây căng thẳng cho người xem.

Đồ án trình bày trên nền trắng và đen

  1. Màu sắc

Bạn nên lựa chọn những hình ảnh nổi bật và thể hiện rõ nhất ý đồ thiết kế của mình.

1 – Pano đơn sắc (greyscale) hoặc chỉ có hai màu trắng và đen thích hợp khi đồ án của bạn chỉ gồm những đường nét với kích thước khác nhau.

2 – Pano đơn sắc cũng có thể có một màu sắc nổi bật, ví dụ như màu xanh cho phần cảnh quan và cây xanh, tạo sự tương phản với phần không màu còn lại của đồ án.

3 – Đôi khi, người ta có thể sử dụng hai màu sắc để diễn tả hai loại vật liệu khác nhau.

Tất cả những kỹ thuật trên đây sẽ hữu ích nếu màu sắc không phải là trọng tâm chính trong đồ án của bạn. Tuy nhiên nếu bạn muốn thể hiện ý tưởng qua màu sắc công trình hay vật liệu, bạn nên cân nhắc sử dụng pano đơn sắc vì nó có thể phá huỷ ý đồ ấy.  

Các đồ án vẽ tay có thể sử dụng nét bút chì và mực, sau đó thể hiện màu bằng cách sử dụng màu nước, marker, bút lông, hoặc phấn màu. Để trình bày kỹ thuật số, bạn có thể sử dụng Adobe Photoshop. Bạn thậm chí có thể vẽ tay bắt chước phong cách trình bày của Photoshop.

Bài trình bày đơn sắc

Bài trình bày với một vùng màu nổi bật trên nền đen – trắng

Bài trình bày với một vùng màu nổi bật trên nền đen – trắng

Bài trình bày màu

  1. Phân bậc hình vẽ

Điểm mạnh nhất của bạn, điểm nhấn trong đồ án của bạn là gì? Hãy thu hút sự chú ý của mọi người vào điều đó! Có nhiều cách để thu hút sự chú ý đến một bản vẽ, sử dụng màu sắc hoặc kích thước. Nếu ý tưởng chính nằm trong phần mặt cắt, bạn có thể trình bày nó ở kích thước lớn với đầy đủ màu sắc, so với bản vẽ quy hoạch đen trắng. Đó là sự pha trộn giữa hai kỹ thuật trình bày màu được đề cập ở phần trước, giúp tạo điểm nhấn bằng sự tương phản.

Bài trình bày với sự tương phản màu sắc

Bài trình bày màu trên nền trắng

Những quy tắc chung

  1. Giảm thiểu số chữ trên bảng trình bày của bạn. Đừng lãng phí thời gian khi viết những dòng mô tả dài vì không ai đọc nó.
  1. Thay thế bất cứ khi nào có thể các từ ngữ bằng phác hoạ đơn giản. Một bức tranh có giá trị hơn cả ngàn từ ngữ! Bạn có thể sử dụng màu sắc và từ khoá để làm rõ hơn hình vẽ của mình.

Luôn thay thế chữ viết bằng các sơ đồ diagram

  1. Sử dụng phông chữ phù hợp cho tiêu đề và văn bản, và tốt hơn là không sử dụng nhiều kiểu phông trong một đồ án. Bạn có thể thay đổi kích cỡ chữ để phân biệt giữa tiêu đề, concept và tên các bản vẽ. Các phông chữ Sans Serif, Century Gothic và Helvetica khá phù hợp với các tiêu đề.

  1. Cuối cùng, đừng quá tham lam!

Không nên đóng khung các bản vẽ và văn bản ở mọi góc trong pano đồ án. Để lại khoảng trống nhưng đừng quá nhiều, nó sẽ làm đồ án của bạn trông giống như:

a) Bạn không thể hoàn thành khối lượng đồ án;

b) Bạn không dàn trang tốt;

c) Bạn không làm việc chăm chỉ.

Đừng lạm dụng màu sắc, nhưng cũng đừng làm cho đồ án của bạn quá mờ nhạt. Nó có thể làm mỏi mắt người xem và tạo ấn tượng bạn đã không làm việc đủ nhiều.

Chúc các bạn may mắn!

Theo arch2o