Chương trình hợp tác nghiên cứu
Chuyên đề: “Kết cấu vỏ lưới Cho công trình Kiến trúc - bằng vật liệu Tre”
Thời gian: Từ tháng 8/2012 đến nay
Địa điểm: Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
Thành phần: Giữa Kts. Trần Đức Quang, Kts. Ngô Phương (Cán bộ khoa Kiến trúc, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng – The faculty of architecture, ) và Kts. David Rockwood (Trường Kiến trúc, Đại Học Hawaii - The school of Architecture, The university of Hawaii)
Thử nghiệm đổ khuôn bê tông tạo chất liệu, hình dáng bằng vải (Fabric Concrete)
Nội dung: Gs. Kts. David Rockwood, đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Sử dụng các cấu kiện thanh bằng vật liệu tự nhiên để liên kết thành vỏ lưới, ứng dụng cho các công trình kiến trúc trong tương lai (Đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, thân thiện với môi trường). Ở đề tài này, giáo sư đã thực hiện những tính toán lý thuyết (sơ bộ) bằng các phương án thiết kế, đề xuất ý tưởng tại trường Kiến trúc Hawaii. Tuy nhiên, để kiểm chứng kết quả đó, Gs. David đã chọn Khoa Kiến trúc để hợp tác và cùng nghiên cứu thực nghiệm cho công trình này.
Kts. David và Kts. Đức Quang đang làm việc với sinh viên
Cụ thể, Giáo sư đã cùng với các giảng viên khoa Kiến trúc, trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề cho sinh viên vào cuối tuần, dạy và hướng dẫn các phương pháp nghiên cứu vật liệu tre. Ứng dụng nguyên liệu tre trong xây dựng công trình kiến trúc thực tế (đây là vật liệu phổ biến và phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam). Ngoài ra, sử dụng tre bằng cách “kết nối linh hoạt” ở dạng phẳng (dễ thi công, vận chuyển), và đưa vào tạo hình khi ra công trường sẽ tạo ra vỏ lưới có hình dáng độc đáo bởi nó là những hình học ở thức ngẫu nhiên, đáp ứng được tính khả thi trong xây dựng và ứng dụng.
Nghiên cứu và lắp dựng mô hình tre với Sinh viên Kiến trúc
Chụp ảnh mô hình lắp ghép vòm tre với nhóm Sinh viên Kiến trúc
Thông qua những nghiên cứu này, nhóm mong muốn chứng minh vật liêu tre có thể tạo ra những kết cấu kiểu mới, hình dáng phong phú, đáp ứng được nhu cầu thực tế và đặt biệt là thân thiện với môi trường. Góp phần làm phong phú khả năng ứng dụng tre trong thiết kế Kiến trúc và sử dụng rộng rãi trong tương lai. Sau đó, nhóm sẽ tập hợp tất cả những kinh nghiệm, kiến thức thu được trong quá trình nghiên cứu đề tài để in ấn và phát hành sách Kỹ thuật ở dạng song ngữ để in ở Mỹ vào đầu năm 2013 như một công trình nghiên cứu độc lập giữa Gs. David và các cộng sự.
Kết quả: Công trình nghiên cứu đã cơ bản hoàn tất (90%), việc biên dịch đang ở giai đoạn cuối (chỉnh sửa nội dung) với tổng số trang là 70. Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng, tài liệu này sẽ mở ra những ý tưởng mới trong việc hợp tác giữa hai trường. Ngoài ra, nó sẽ là cẩm nang bổ ích cho sinh viên Kiến trúc trong và ngoài nước có cơ hội đề xuất các ý tưởng thiết kế công trình bằng tre.