DHBK

Trải nghiệm đầy cảm xúc khi tham quan kiến trúc Mỹ Sơn và showroom Vicostone 2023

12/12/2023 14:57

Bước tới một nửa của chặng đường mà bản thân đã chọn, chắc chắn sinh viên kiến trúc chúng em ai cũng phải áp lực với việc học tập. Để xua tan đi bầu không khí ngột ngạt ấy, như một làn gió mát thổi đến, chúng em đã rất may mắn được tham gia vào chương trình ngoại khóa “Tour tham quan Kiến trúc Mỹ Sơn và Showroom Vicostone 2023” do Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng tổ chức cùng sự đồng hành của thương hiệu Vicostone. Xe lăn bánh từ khuôn viên Trường Đại học Bách Khoa và đích đến chắc hẳn ai cũng mong đợi đó là “ Khu di tích Mỹ Sơn”. Thánh địa Mỹ Sơn - nơi lưu giữ dòng chảy văn hóa và hồi ức lịch sử lâu đời.


Hình 1: Sảnh chờ khu E Trường Đại học Bách Khoa                            

Hình 2: Sân đón khu di tích Mỹ Sơn


Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc ở Duy Phú, Duy Xuyên, Quảng Nam. Từ lâu đời đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Nơi đây là một quần thể kiến trúc người Champa đã có từ ngàn đời trước. Hiện nay vẫn còn hơn 32 cụm tháp đền đài kiến trúc độc đáo được bảo tồn và đó cũng chính là những bí ẩn mà nhóm sinh viên chúng em muốn khám phá. Hãy cùng theo dõi chuyến tham quan cùng chúng em nhé!
Đầu tiên chúng em đã cùng ghé thăm “Bảo tàng di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn”. Dưới con mắt nhìn nhận của một sinh viên kiến trúc thì đây là một lối kiến trúc ấn tượng khi toàn thể công trình hòa hợp với khí hậu Việt Nam đặc sắc là các chi tiết kiến trúc rất quen thuộc là sảnh đón rộng lớn cùng với đó là sự kết hợp giữa thông gió và chiếu sáng tự nhiên để lấy ánh sáng và không khí tươi từ bên ngoài. Vật liệu mang tính thô mộc không quá tỉ mỉ về đường nét cũng để lại ấn tượng sâu sắc với chúng em.  

Hình 3: Sảnh đón của Bảo Tàng                                          

Hình 4: Vật liệu thô mộc nhưng đầy chất cảm      

                   
Đi sâu hơn vào Bảo tàng tận mắt nhìn thấy được hiện vật được trưng bày và lưu giữ của người Champa, mọi thứ dường như rất tinh xảo ngỡ như thời kì xa xưa ấy không thế nào chế tác được.


Hình 5: Họa sỹ Nguyễn Thượng Hỷ giới thiệu về Mỹ Sơn                          

Hình 6: Các hiện vật được trưng bày tại bảo tàng

Để tiếp tục chuyến đi, đoàn chúng em tiếp tục di chuyển đến các cụm tháp, địa điểm tham quan chính. Các khu đền tháp tọa lạc ở vị thế đồi núi cao lấy đức tin và thờ phụng các vị thần linh và coi đây như một phương thức tín ngưỡng không thể thiếu. Đến với cụm tháp đầu tiên, thật ngờ ngãng khi một khối tháp cao sừng sững hiện ra trước mắt. Đặc biệt nhất là phần gạch xây, các viên gạch được nung và cắt khối, rồi xếp chồng lên nhau mà không cần các chất kết dính như hiện nay. Trải qua hàng thế kỷ, chúng vẫn đứng vững và đây cũng chính là một trong những bí ẩn lớn nhất mà chưa ai lý giải được.

Hình 7: Cụm Tháp khu A      

                
Tiếp tục di chuyển qua cụm tháp tiếp theo, ở khu vực này các cụm tháp dường như nhộm nhiều màu của lịch sử hơn, các vết tích của những hố bom sau chiến tranh, các tòa tháp là khu vực thờ phụng cũng như sinh hoạt của người Champa vẫn còn được lưu giữ lại.

  
Hình 8: Vết tích hố bom để lại sau chiến tranh                    

Hình 9: khám phá bên trong của tháp  

                    
Cuối cùng chúng em đã di chuyển đến cụm tháp trung tâm cũng là cụm tháp lớn nhất, giữ được tính hoàn thiện nhất. Các chi tiết trang trí kiến trúc ở cụm tháp này gần như không bị hư hại từ phần mái cho đến các chi tiết nhỏ như: phào chỉ, chi tiết trang trí,... Và đây cũng là nơi giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới khi tất cả các đoàn khách du lịch đều tập trung đông đúc tại nơi này.

 
Hình 10: Tham quan các chi tiết kiến trúc                                

Hình 11: Các cụm tháp ở khu B


Và ở đây cũng là nơi diễn ra hoạt động chính của chúng em, trực họa lại di tích Mỹ Sơn dưới góc nhìn của một sinh viên kiến trúc. Và dưới đây là các bài thi kí họa của nhóm sinh viên chúng em.

 
Hình 12: Tác giả: Nguyễn Thành Tấn, 20KTCLC                          

Hình 13: Tác giả: Nguyễn Chánh Trực, 21KT           
                          

 Hình 14: Tác giả: Mai Bá Nam, 20KTCLC                          

Hình 15: Tác giả: Hương Giang, 20KTCLC         
                         

Hình 16: Tác giả: Nguyễn Quang Huy, 20KTCLC                          

Hình 17: Tác giả: Mai Tiến, 20KTCLC                

Điểm dừng chân tiếp theo sau khi buổi trực họa được diễn ra, đoàn tham quan chúng em có một buổi trải nghiệm ẩm thực đặc sản “Mì Quảng” tại nơi đây cũng là một trải nghiệm tuyệt vời. 
Sau khi nghỉ ngơi tại nhà hàng Thung Lũng Mỹ Sơn, xe lại tiếp tục lăn bánh đưa cả đoàn đi đến Showroom Vicostone tại Đà Nẵng. Tại đây chúng em được tham quan Showroom và nghe buổi diễn thuyết, thật sự sau buổi diễn thuyết đó giúp củng cố được lượng kiến thức cũng như hiểu biết về vật liệu làm kiến trúc đặc biệt là vật liệu đá nhân tạo gốc thạch anh. Cuối chương trình, phần không thể thiếu mà chúng ta mong đợi là phần trao giải các bài thi kí họa xuất sắc nhất trong buổi sáng hôm nay.
     

Hình 18: Sinh viên tham quan Showroom            

Hình 19 : Buổi diễn thuyết cùng đoàn sinh viên
    

Hình 20 : Trao giải khuyến khích các bài ký họa    

Hình 21 : Trao giải nhì, ba cho các bài ký họa

Quả thực đây là một chuyến đi đổi gió đối với chúng em, một chuyến đi có quá nhiều sự trải nghiệm thực tế cũng như tìm hiểu thêm nhiều kiến thức, bản sắc văn hóa, lịch sử dân tộc, một chuyến đi bổ ích, được tham quan thánh địa Mỹ Sơn và Showroom Vicostone mà chúng em khó có thể quên được. 
Em chân thành cảm ơn Khoa Kiến trúc, các thầy cô cùng Công ty cổ phần Vicostone đã tổ chức một chuyến tham quan vô cùng bổ ích này, em hi vọng sau này vẫn còn nhiều chuyến tham quan bổ ích như vậy cho các thế hệ sau này của Khoa kiến trúc chúng ta.
 


Hình 22 : Ảnh tập thể lưu niệm tại showroom Vicostone
 


Hình 23: Ảnh tập thể lưu niệm tại Thánh địa Mỹ Sơn   

Bài viết và ảnh: Nguyễn Chánh Trực – 21KT
Khoa Kiến Trúc, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng.