DHBK

Đồ án Tốt nghiệp mẫu số 1

09/01/2020 20:16

Tên đồ án: Trung tâm giao lưu văn hóa quốc tế Việt – Nhật
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ
Khóa: 12KT

Tổng quan về đề tài :
- Xã hội ngày càng phát triển, đời sống công nghiệp hóa ngày càng ăn sâu vào đại bộ phận dân cư trong xã hội thì nhu cầu thụ hưởng văn hóa của người dân ngày càng tăng. Bởi lẽ, khi con người làm việc càng nhiều, tạo ra nhiều của cải vật chất thì nhu cầu thụ hưởng theo đó cũng tăng theo, và một trong những nhu cầu đó là sự thụ hưởng về văn hóa.
 - Từ hơn 400 năm trước đến nay, không ít người Nhật đã chọn Hội An làm quê hương thứ 2 của mình. Từ những mối quan hệ tình cảm tưởng chừng riêng tư ấy đã hình thành nên mối quan hệ đặc biệt trong dòng tộc, cao hơn là mối quan hệ thắm tình giữa 2 nước Việt Nam - Nhật Bản. Ngày nay, mối quan hệ đó đã và đang được tiếp nối, nâng tầm thành nét đẹp văn hóa truyền thống Việt - Nhật.


- Kể từ năm 2003, khoảng vào tháng 8 hằng năm, Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản đã được tổ chức tại Hội An, Quảng Nam nhằm tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước, quảng bá di sản văn hóa thế giới Hội An và thu hút khách du lịch đến với Hội An.
- Không chỉ riêng nước Nhật, nền văn hóa Việt Nam ta cũng đầy màu sắc và thú vị không kém, đặc biệt là Hội An - cái nôi của nền văn hóa lâu đời, không chỉ có các hoạt động nghệ thuật, mà còn rất nổi tiếng về các làng nghề truyền thống từ xa xưa còn giữ lại.
- Vì thế “Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản” là một sự kết hợp hấp dẫn khiến mọi người đều muốn nên để hòa mình và trải nghiệm.
Vị trí khu đất

Ý tưởng hình khối

Chim hạc là loài chim cao quý biểu tượng cho sự êm ấm, may mắn và hạnh phúc. Đây là quan niệm chung của Việt Nam và cả Nhật Bản.
Ở Nhật, hình ảnh Chim hạc được trang trí khắp nơi, người Nhật đã xem chim hạc là linh điểu, là biểu tượng của sự linh thiêng cao quý.
Lấy hình tượng chim hạc, cách điệu theo kiểu trò chơi gấp giấy truyền thống ori –gami của Nhật Bản và dựa theo hình dạng khu đất để hình thành nên hình khối của công trình sao cho không chỉ đảm bảo thẩm mỹ mà còn phải hài hòa với khu đất.

Hình khối sơ bộ
- Hình khối sử dụng đường nét thẳng mạnh mẽ tạo sự phóng khoáng tự do.
- Hình khối mô phỏng theo trò chơi nghệ thuật gấp giấy origami.
- Hình khối chú trọng khai thác không gian và tầm nhìn cảm nhận.


Phân tích mặt bằng hình khối
Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng
- Ý tưởng về quy hoạch tổng mặt bằng công trình bám sát vào hiện trạng khu đất, chú ý đến kiến trúc đô thị và cảnh quan xung quanh. Tổng mặt bằng bố trí thuận lợi cho các hoạt động kèm theo ở ngoài trời. Trong quy hoạch mặt bằng thì việc sử dụng  những không gian sinh hoạt ngoài trời là quan trọng, đó sẽ là nơi để các mọi người giao lưu, đọc sách, biểu diễn bằng sân khấu nhỏ ngoài trời, ngắm cảnh, giải trí … 

Mặt bằng tổng thể

Giao thông đứng


 
Mặt bằng tầng 1
Không gian kín đều được thiết kế thông với không gian mở tầng 1 đảm bảo sự tương tác xuyên suốt của các chức năng với nhau.
Đặc biệt, cứ 2-3 phòng là một hành lang rộng cắt ngang giữa các phòng nhằm đảm bảo thông gió, chiếu sáng cũng như tạo ra những không gian giải lao cây xanh để giảm nhẹ mệt mỏi cho người học, đồng thời cải thiện bề mặt công trình (Không chỉ là mảng tường câm lặng)

 
Mặt bằng tầng 2
- Khối trưng bày hình khối bố trí đối xứng và chênh nhau mục đích cho bớt đồng điệu tạo khoảng trống đưa mảng xanh tràn ngập cho không gian triễn lãm để người xem tăng hứng thú và đỡ mệt mỏi, đồng thời giúp cho mặt đứng bớt nhàm chán.


Mặt bằng tầng 3
- Đặc biệt thiết kế một chiếc cầu dài hướng nhìn ra sông để ngắm cảnh và hóng mát.
- Khối kết nối tạo ra những lỗ thông tầng, đảm bảo thông gió chiếu sáng tốt cho tầng sử dụng bên dưới và tăng thêm những mảng xanh cho tầng sử dụng bên trên.


Khối giao lưu và khối biểu diễn
 
Khối giao lưu và khối biểu diễn
- Khối giao lưu: Khối này có chức năng là nơi tổ chức các loạt động giao lưu nghệ thuật, thi thố,… mang tính chất tương tác 2 bên hoặc nhiều hơn. 
- Bên trong có bố trí thang máy, đảm bảo người khuyết tật có thể sử dụng các chứng năng của công trình.
Mặt cắt C-C 
- Khối biểu diễn: Khối này có chức năng là nơi tổ chức nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn. 

Mặt cắt A-A

 
Mặt cắt B-B


Giải pháp kiến trúc mặt đứng và hình khối công trình
- Hình thức mặt đứng của công trình được ghép bằng những hình tam giác dựa theo nghệ thuật gấp giấy ori-gami, đồng thời sử dụng giải pháp này giúp cho công trình có sự tương đồng giữa hình khối và mặt đứng.
- Trên mỗi tấm ghép là hình ảnh đàn chim hạc chuyển động dần lên cao và kết thúc ở đỉnh giúp không gian cũng chuyển biến theo.


- Đối với những mảng tường hướng Tây, dùng hệ thống lam đứng, kết hợp lam xoay 30 độ, nhằm không chỉ đảm bảo che nắng cho công trình mà tăng tính thẩm mĩ.
- Đối với những mảng tường không phải hướng Tây thì sử dung vật liệu kính, để hạn chế nắng vào công trình, thì ở những vị trí này sử dụng hành lang rộng dài ngăn cách bên ngoài và bên trong không gian sử dụng, đồng thời sử dụng vật liệu kính low –e để hạn chế và ngăn cản ánh nắng chói chang và bức xạ nóng của mặt trời chiếu vào.
  
Hệ lam đứng và cấu tạo kính Low-E


Các mặt đứng của công trình
 
Một số tiểu cảnh trong đồ án

 
“Trung tâm giao lưu văn hóa quốc tế Việt – Nhật” là nơi quảng bá nền văn hóa đặc sắc của Viêt Nam ra nước ngoài và cũng là nơi giới thiệu nền văn hóa thú vị của Nhật Bản đến với Việt Nam ta, giúp những người không có điều kiện đi xa mà vẫn có thể trải nghiệm, khám phá ngay tại Hội An.


Link download  bài dàn trang đồ án tại đây: https://drive.google.com/open?id=1fa3tBKQGekPyelyaOA5WwRf54so3nU2A 

Tin và bài: Khoa Kiến trúc