Vòng chung kết quốc gia TI MCU Contest 2014: Nhiều đề tài gần gũi với yêu cầu của cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng sốg

07/11/2014 00:32

* PIF.DHA đến từ ĐHBK TP.HCM giành Giải Nhất với đề tài "Robot điều khiển từ xa dựa trên cử chỉ con người".

(ictdanang) – Vòng chung kết toàn quốc Cuộc thi thiết kế, chế tạo các hệ thống, thiết bị điện tử ứng dụng chip vi điều khiển (MCU) Texas Instruments (TI) dành cho khối Cao đẳng, Đại học trên cả nước năm 2014 (gọi tắt là TI MCU Contest 2014) vừa khép lại, sau 1 ngày tranh tài trí tuệ của 9 đội tuyển đại diện cho 3 khu vực.

Phòng Hoàng Sa, Trung tâm Học liệu, Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, nơi diễn ra TI MCU Contest 2014 ngày hôm nay (6/11) đã chứng kiến lần đăng quang của Đội PIF.DHA đến từ Đại học Bách khoa Tp Hồ Chí Minh với đề tài "Robot điều khiển từ xa dựa trên cử chỉ con người".

alt
Đại diện Texas Instruments, Nữ Chuyên gia Kỹ thuật người Mỹ gốc Việt nổi tiếng, bà Lê Duy Loan (bìa trái ảnh) và Phó GS.TS Lê Kim Hùng- Hiệu trưởng Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, trao Giải Nhất và chụp ảnh lưu niệm cùng Đội PIF.DHA đến từ Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh.

alt

Cận cảnh "Robot điều khiển từ xa dựa trên cử chỉ con người". Ảnh: Hữu Phát-T.Ngọc

 Về Nhì là đề tài "Gương thông minh" của đội PIV_VK đến từ Đại học Bách Khoa Đà Nẵng và hạng Ba là đề tài "Thiết kế nhà thông minh" của Đội EDA-PRO đại diện cho Đại học Bách Khoa Hà Nội.

“Texas Instruments chúng tôi muốn mở ra một sân chơi trí tuệ, tạo lập một môi trường thực hành khoa học để các bạn trẻ triển khai những ý tưởng sáng tạo của mình. Và từng bước, nâng dần các kỹ năng để các em tự tin, bản lĩnh hội nhập với thị trường lao động ngày càng gia tăng mức độ cạnh tranh.

Đơn cử như năm đầu tổ chức (2010), chúng tôi chưa yêu cầu bắt buộc bài thuyết trình bằng tiếng Anh thì các năm sau yêu cầu này là bắt buộc. Rồi dần dần, BTC cũng khuyến khích các em tự thiết kế, chế tạo các hệ thống, thiết bị điện tử ứng dụng chip vi điều khiển chứ không sử dụng những gì có sẵn. Và điều làm cho các chuyên gia Hãng thiết kế vi mạch Texas Instrument hài lòng, đó là năng lực của các Đội tuyển cũng tỏ ra thích nghi khá nhanh với các yêu cầu này” – ông Lê Thái Hưng, Chuyên gia TI chia sẻ.

alt
2 đội tuyển: PIV_VK của Đại học Bách Khoa Đà Nẵng (ảnh trên) và EDA-PRO đến từ Đại học Bách Khoa Hà Nội (ảnh tiếp theo), đón nhận Giải Nhì và Giải Ba. -Ảnh: Hữu Phát.
alt

 2 giải thưởng khác, cũng được BTC trao trong lễ tổng kết-bế mạc lúc 17giờ chiều nay. Đó là Giải Triển vọng thuộc về Đội T-BOT (Đại học Khoa học tự nhiên TP. HCM) với đề tài "Thiết kế hệ robot bầy đàn" ; và Giải thuyết trình hay nhất cho đề tài "Thiết bị bay Quadcopter phục vụ tìm kiếm cứu hộ" của Đội Passion của Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.

alt
So với lần tranh tài tại vòng chung kết khu vực, đề tài Thiết bị bay Quadcopter phục vụ tìm kiếm cứu hộ" (ictdanang đã từng giới thiệu) đã được Đội Passion (Đại học Bách Khoa Đà Nẵng) cải tiến kiểu dáng, nâng cao mức độ hoàn thiện. -Ảnh: T.Ngọc.   

 

“Tôi cho rằng càng về sau, các thành viên ở từng đội tuyển càng có mức độ am hiểu về hệ thống, thiết bị điện tử ứng dụng chip vi điều khiển sâu hơn ; các đề tài tham dự TI MCU Contest càng đạt mức độ hoàn thiện cao hơn, gần gũi hơn rất nhiều với các yêu cầu của cuộc sống. Có thể kể đến đề tài "Gương thông minh" ; "Thiết bị bay Quadcopter phục vụ tìm kiếm cứu hộ".

Rõ ràng các em đã ý thức được các sản phẩm của khoa học công nghệ bao giờ cũng xuất phát từ yêu cầu của chính cuộc sống và phải hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng sống của cộng đồng.

Hiểu biết về khoa học của các em cả về lý thuyết lẫn ứng dụng như vậy thạt đáng mừng. Chúng ta đã có một thế hệ trẻ vừa trí tuệ, vừa nhân văn” - ông Lê Thái Hưng nhìn nhận.

Trả lời câu hỏi của ictdanang về khả năng nuôi dưỡng và phát triển ở bước cao hơn các đề tài dự thi TI MCU Contest và giành giải thưởng, đưa các đề tài này trở thành sản phẩm phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu trong cuộc sống; ông Lê Thái Hưng cho biết thêm:

Năm 2013, đề tài “Hệ thống điều khiển xe lăn dùng cho người tàn tật” của Nhóm SV năm cuối (tên Đội là Three Idiots - Ba chàng ngốc), của Chương trình Tiên tiến Điện tử-Viễn thông (gồm Trần Quang Nam, Nguyễn Văn Tây, Dương Nguyễn Khánh Nam) sau khi giành giải thưởng, lập tức đã được chúng tôi “đưa vào tầm ngắm”.

Ngay sau đó, chúng tôi đã giới thiệu đề tài này cho một Tổ chức Từ thiện có yêu cầu sản xuất xe lăn dành cho người khuyết tật. Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quyết định của các em, các Thầy trong nộindung hợp tác với bên thứ ba. Miễn là từ ý tưởng, đề tài trở thành một sản phẩm hữu dụng cho đời sống.

alt
Đề tài "Thiết kế hệ robot bầy đàn" của Đội T-BOT (Đại học Khoa học tự nhiên TP. HCM) giành Giải Triển vọng (ảnh trên). 9 đội tuyển "tài trí" ra mắt BTC, Ban Giám khảo và khán giả (trong phiên khai mạc sáng 6/11/2014, ảnh kết bài)-Ảnh: T.Ngọc.
alt