Hội thảo và triển lãm quốc tế về Hoàng Sa và Trường Sa
25/06/2014 02:45
Trong thời gian vừa qua, căng thẳng tại khu vực Biển Đông đang leo thang do Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 nằm sâu trong lãnh hải của Việt Nam. Các sự kiện gần đây, đặc biệt là sự kiện Trung Quốc đơn phương áp đặt chủ quyền trên phần lớn lãnh hải tại Biển Đông, đang biến khu vực này trở thành một trong những điểm nóng trên thế giới. Sự mất ổn định ở Biển Đông đang đe dọa đến hòa bình, ổn định tại khu vực và đặc biệt là an ninh hàng hải tại Thái Bình Dương. Dư luận trong và ngoài nước đang tập trung làm rõ về vấn đề chủ quyền và tìm kiếm những giải pháp để đảm bảo hòa bình và ổn định tại khu vực này.
Giám đốc Đại học Đà Nẵng - đại diện Ban Tổ chức trả lời các phóng viên tại buổi họp báo
Nhằm khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tạo ra một diễn đàn quốc tế để chia sẻ, trao đổi, phân tích các thông tin liên quan đến 2 quần đảo này, Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế “Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử” và Triển lãm "Hoàng Sa - Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam" từ ngày 19 đến 21 tháng 6 năm 2014.
Vào chiều ngày 19/6/2014, Ban Tổ chức đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Hội thảo và Triển lãm. Tại buổi họp báo, có hơn 50 các nhà báo trong nước và quốc tế đến đưa tin về sự kiện quan trọng này. Đại diện Ban Tổ chức, PGS.TS. Trần Văn Nam (Giám đốc Đại học Đà Nẵng), PGS.TS. Phạm Đăng Phước (Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng) đã nêu rõ về mục đích, nội dung, thành phần tham gia Hội thảo và trả lời các câu hỏi của phóng viên.
Trong ngày 20/6/2014, Hội thảo diễn ra với sự tham dự của hơn 100 Nhà khoa học, Giáo sư, Luật sư, Chính khách,… đến từ nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Úc, Canađa, Ấn Độ, Bỉ, Philippines, Pháp… Các đại biểu đã được nghe 20 báo cáo liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau như:
STT
|
Báo cáo
|
Diễn giả
|
1
|
Tranh chấp Hoàng Sa: vấn đề địa chính trị và vai trò của luật pháp quốc tế trong việc thúc đẩy hợp tác
|
Carl Thayer
|
2
|
Thủ đoạn “ngư phủ - tàu lạ” của Trung Quốc
|
Lưu Anh Rô
|
3
|
Câu chuyện về đường 9 đoạn: quá khứ, hiện tại và tương lai
|
Daniel Schaeffer
|
4
|
Mối liên hệ của học thuyết Stimson ở Đông Á thế kỷ 21
|
Renato De Castro
|
5
|
Sự ép buộc được điều chỉnh tăng lên ở Biển Đông
|
Patrick Cronin
|
6
|
Cuộc chiến pháp lý hay cuộc chiến quân sự? Hãy để cơ chế tòa án làm dịu các tranh chấp ở châu Á
|
Jerome Cohen
|
7
|
Giải pháp cho đụng độ ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị những tính toán chiến lược của Trung Quốc ngăn trở: Triển vọng
|
Subhash Kapila
|
8
|
Tăng cường cách tiếp cận khu vực đối với tranh chấp Hoàng Sa
|
Gregory Poling
|
9
|
Từ lịch sử thế kỷ 20 đến địa chính trị hiện tại
|
Julie Nguyễn
|
10
|
Sự giao thoa: Châu Âu và những cuộc xung đột ở Biển Đông
|
Gerhard Will
|
11
|
Thư tịch và bản đồ cổ phương Tây chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
|
Trần Đức Anh Sơn
|
12
|
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: những tuyên bố về lịch sử của Việt Nam
|
Konapalli Raja Reddy
|
13
|
Chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (các tài liệu từ thế kỷ XIX)
|
Dimitry V. Mosyakov
|
14
|
Bộ Atlas thế giới của Philippe Vandermaelen và vấn đề chủ quyền trên quần đảo giữa Biển Đông
|
Nguyễn Quang Ngọc
|
15
|
Xác lập và thực thi, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam liên tục và hòa bình tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật quốc tế - Sức mạnh đấu tranh của Việt Nam cần được phát huy tác dụng
|
Nguyễn Nhã
|
16
|
Đà Nẵng trong qua strình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa
|
Bùi Văn Tiếng
|
17
|
Hoàng Sa: bàn đạp trong chiến lược bành trướng biển Đông Nam Á
|
Andre Meras
Hồ Cương Quyết
|
18
|
Tính hợp pháp và sức mạnh của yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông
|
Leszek Buszynski
|
19
|
Các định chế tài phán quốc tế hiện hành trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển
|
Hoàng Việt
|
20
|
Quần đảo Hoàng Sa và luật quốc tế
|
Jean-Pierre Ferrier
|
Một số hình ảnh phiên khai mạc Hội thảo
Trong quá trình diễn ra Hội thảo, có các phiên thảo luận để các học giả trong ngoài nước trao đổi, phân tích làm rõ thêm các vấn đề được các diễn giả trình bày trong các báo cáo.
PGS.TS. Trần Văn Nam – Giám đốc ĐHĐN phát biểu tại Hội thảo
Đại biểu các trường thuộc ĐHĐN tham gia Hội thảo
Các đại biểu, học giả tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Trong phiên bế mạc Hội thảo, PGS.TS. Trần Văn Nam thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo tổng kết một số nội dung và kết luận chính của Hội thảo như sau:
1. Các đại biểu nhất trí rằng, việc căn cứ vào những chứng cứ pháp lý, lịch sử phù hợp luật pháp quốc tế về quyền thụ đắc lãnh thổ để giải quyết tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa , Trường Sa có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo tự do, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Những hành động sử dụng sức mạnh cố ý vi phạm luật pháp quốc tế, phá vỡ nguyên trạng, gây bất ổn khu vực, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ nước khác nhằm thực hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông của bất kỳ bên nào đều không thể chấp nhận được. Các ý kiến tại Hội thảo cho rằng hành động của Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và chiếm đóng bất hợp pháp một số một số bãi ở quần đảo Trường Sa năm 1988 là vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc. Tất cả các ý kiến đều nhấn mạnh rằng: hành động xâm chiếm bằng vũ lực không thể tạo ra danh nghĩa về chủ quyền.
2. Một số ý kiến tại Hội thảo đã thẳng thắn phê phán yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đưa ra quốc tế vào năm 2009; các đại biểu cho rằng “đường lưỡi bò” là hết sức mơ hồ và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, đi nược lại các qui định của luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và rõ ràng đây chính là nguyên nhân gây ra tình hình bất ổn, căng thẳng ở Biển Đông. Các đại biểu kêu gọi các bên tranh chấp ở Biển Đông cần xác định các vùng biển của mình phù hợp với các qui định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, lấy đó làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp, bất đồng ở Biển Đông.
3. Trên cơ sở khoa học và luật pháp quốc tế, các học giả và nhà nghiên cứu đã đưa ra những đánh giá, nhận định khách quan, khẳng định sự thật Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
PGS.TS. Trần Văn Nam cùng các đại biểu trao đổi, giao lưu trong lúc giải lao
Ngày 21/6/2014, Triển lãm "Hoàng Sa - Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam" diễn ra tại Bảo tàng Đà Nẵng. Tại triển lãm, các đại biểu trong và ngoài nước đã được trực tiếp xem xét các tài liệu, hiện vật là minh chứng không thể chối cãi về sự hiện diện và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hơn 200 bản đồ, tư liệu và hình ảnh về Hoàng Sa - Trường Sa được trưng bày tại triển lãm gồm: phiên bản một số văn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do các Nhà nước phong kiến Việt Nam ban hành vào thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX, khẳng định các Nhà nước Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ trước đến nay.
Ban Tổ chức cắt băng khai mạc Triển lãm
Sau khi tham dự khai mạc triễn lãm và tham quan các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Đà Nẵng, các đại biểu đã tham gia 2 phiên thảo luận bàn tròn về vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, vùng lãnh hải của Việt Nam.
Sau 3 ngày làm việc hết sức nghiêm túc, cởi mở với nhiều nội dung phong phú, Hội thảo và Triển lãm về Hoàng Sa và Trường Sa đã thành công tốt đẹp. Từ các thông tin trao đổi tại Hội thảo, chúng ta càng có cơ sở để khẳng định vững chắc hơn nữa chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với 2 quần đảo này. Vấn đề còn lại là chúng ta cần phải có chiến lược, sách lược và phương pháp phù hợp để kiên trì, liên tục triển khai các hoạt động nhằm hiện thực hóa chủ quyền đó trong tương lai.
Thông tin về Hội thảo trên một số báo khác:
Đại học Đà Nẵng
http://www.udn.vn