Hôm nay (12/8), trong ngày làm việc cuối cùng tại Việt Nam, hơn 100 cựu Nghiên cứu sinh và 30 học giả VEF đã nghe TS. Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc Điều hành, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, giới thiệu các cơ hội để nhận tài trợ từ Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Các phiên thảo luận song song cũng đã diễn ra với các chủ đề chính: Vượt qua thách thức và các mô hình thành công, gồm:
- Tối ưu hóa những cơ hội trong giảng dạy và nghiên cứu tại Việt Nam (Chủ tọa phiên là TS. Lê Thị Lý, Cựu Nghiên cứu sinh VEF, khóa 2004)
- Nghiên cứu điển hình thành công của các dự án về phát triển bền vững: Thành phố xanh và Năng lượng tái tạo (do TS. Nguyễn Đức Dũng, Cựu Nghiên cứu sinh VEF, khóa 2003 chủ trì) và
- “Hiệp lực để thành công: Những nỗ lực và sáng kiến chung kết nối Cựu nghiên cứu sinh và Học giả VEF” do bà Phạm Thị Minh Tâm, Cựu Nghiên cứu sinh VEF, khóa 2004 chủ trì.
Ngoài chương trình tài trợ cho LHS theo học 5 ngành tại Mỹ, VEF còn có chương trình hợp tác giữa các trường ĐH, viện nghiên cứu của Hoa Kỳ với các trường ĐH, viện nghiên cứu ở Việt Nam. VEF xác định nội dung hợp tác này cũng quan trọng như việc đưa LHS Việt Nam sang Mỹ học tập. VEF sẽ hỗ trợ các trường ĐH, viện nghiên cứu Việt Nam về cơ sở kiến thức làm sao để các trường ĐH, viện nghiên cứu này sẽ trở thành những trường, viện ưu tú và đó là những trung tâm khoa học của khu vực và thế giới. Công việc cụ thể của VEF sẽ là tài trợ cho các giáo sư, nhà khoa học Mỹ sang thỉnh giảng, trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học và giúp các trường sắp xếp, viết lại giáo trình cho phù hợp với sự phát triển của khoa học hiện nay. Từ đó, các nhà khoa học Mỹ và Việt Nam sẽ có những công trình nghiên cứu chung.
VEF lựa chọn các trường ĐH ở Việt Nam thuộc các lĩnh vực toán học, y tế và nông nghiệp và ba trường tốt nhất ở Mỹ để tạo thành ba cây cầu cho các nhà khoa học Mỹ và Việt Nam trao đổi và các giáo sư của Mỹ sẽ trực tiếp chọn LHS cho VEF từ sinh viên của ba trường ĐH này. Hy vọng những năm tiếp theo các cây cầu này sẽ nhiều lên. Bên cạnh đó VEF sẽ cùng với phía Việt Nam thiết lập một trung tâm trao đổi khoa học đặt tại Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia. Đây sẽ là diễn đàn của các nhà khoa học Mỹ và Việt Nam gặp gỡ và trao đổi dưới dạng các hội thảo. Chủ đề do các nhà khoa học hai nước quyết định tùy theo nhu cầu của phía Việt Nam. Dự kiến mỗi lần kéo dài khoảng 1-4 tuần, một năm sẽ thực hiện khoảng 10 lần.
Nói chuyện với các đại diện Alumni, nhân hội nghị thường niên năm nay diễn ra tại Đà Nẵng, Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định :
Đất nước chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức và khó khăn.
Tuy nhiên, nếu nhìn lại 10 năm qua, chúng ta phải tự hào nói rằng,từ chỗ chúng ta chưa xem Khoa học và Công nghệ là nền tảng , là chiến lược quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước, thì đến nay, Việt Nam chúng ta đã có nền tảng pháp lý đầy đủ và đang tiếp tục hoàn thiện ở bậc cao hơn các quyết sách – hệ thống chủ trương – cơ chế - chính sánh để phát triển Khoa học và Công nghệ.
Bộ Khoa học và công nghệ cũng đã trình và Chính phủ cũng đã thông qua Chương trình quốc gia có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, đó là Sản phẩm Việt.
Chúng ta sẽ đầu tư, nghiên cứu và công bố những sản phẩm mang đậm bản sắc trí tuệ Việt : Lúa gạoViệt Nam , Vaccine Việt Nam , Phần mềm An ninh mạng Việt Nam..v.v..
Tôi cũng thông tin để các bạn Alumni biết , ngày 11/4/2012 vừa qua, Chính phủ chúng ta đã phê duyệt Chiến lược phát triển Khoa học và công nghệ (tầm nhìn đến năm 2020) và hiện Bộ đang hoàn chỉnh lần cuối để trình Quốc hội thông qua Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi).
Có thể nói ngắn gọn, bối cảnh, tình hiện nay và tương lai đã khác trước rất nhiều, đất nước chúng ta cần khẳng định tiềm lực và sức mạnh của khoa học, của công nghệ để hội nhập vững vàng ; và cũng chỉ có khoa học và công nghệ mới đưa đất nước ta nhanh chóng thoát khỏi trì trệ lạc hậu, khoa học và công nghệ mới đem lại thành công cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Chúng ta phải sửa đổi và hoàn thiện Luật mới về Khoa học và Công nghệ bởi Luật cũ của chúng ta ra đời khi chưa có chủ trương Việt Nam sẽ xây dựng Nhà máy điện hạt nhân ; Việt Nam chưa phóng vệ tinh VINASAT 1 ; Việt Nam chưa gia nhập WTO và đặc biệt, chúng ta chưa hình dung, chưa xem trọng thành phần và lực lượng Doanh nghiệp làm Khoa học và Công nghệ.
Lần nầy với những chương trình hành động có tính quyết liệt, nhất định chúng ta sẽ có được những cơ chế chính sách mới, thông thoáng, tạo nên nguồn lực mới cho phát triển đất nước từ khoa học và công nghệ.