Tuyển sinh Nghiên cứu sinh theo đề án 911 đợt 2 năm 2013

06/06/2013 12:41

Căn cứ Quy định về đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 – 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-BGD&ĐT ngày 12/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Đà Nẵng thông báo tuyển sinh Nghiên cứu sinh theo đề án 911, đợt 2 năm 2013 như sau:

I.  CÁC CHUYÊN NGÀNH TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ THEO ĐỀ ÁN 911

Tuyển sinh 10 chuyên ngành sau:          

TT

Chuyên ngành

Mã số

1

Kỹ thuật nhiệt

62520115

2

Cơ kỹ thuật

62520101

3

Kỹ thuật Cơ khí

62520103

4

Công nghệ sinh học

62420201

5

Công nghệ thực phẩm

62540101

6

Kỹ thuật cơ khí động lực

62520116

7

Kỹ thuật điện

62520202

8

Kinh tế phát triển

62310105

9

Kinh tế nông nghiệp

62620115

10

Hóa hữu cơ

62440114

 

II. ĐỐI TƯỢNG

1. Giảng viên biên chế, giảng viên hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn của các đại học, học viện có đào tạo đại học, trường đại học, cao đẳng.

 2. Người có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên tại các trường bao gồm:

a) Người mới tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ (trong vòng 12 tháng tính đến ngày dự tuyển);

b) Nghiên cứu viên đang làm việc tại các Viện nghiên cứu khoa học;

c) Những người có năng lực và chuyên môn giỏi đang làm việc tại các đơn vị ngoài nhà trường;

3. Không quá 45 tuổi tính theo năm đăng ký dự tuyển.

III. THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC ĐÀO TẠO

1. Thời gian đào tạo: theo yêu cầu của chương trình đào tạo nhưng không quá 4 năm, trong đó có tối đa 6 tháng đi thực tập ở nước ngoài (nếu đủ điều kiện).

2. Hình thức đào tạo: tập trung (Nghiên cứu sinh dành toàn bộ thời gian học tập và nghiên cứu của khóa học tại cơ sở đào tạo, không kể thời gian đi thực tập tại nước ngoài).

Trường hợp Nghiên cứu sinh không thể theo học tập trung liên tục và được sự chấp thuận của Đại học Đà Nẵng thì chương trình đào tạo và nghiên cứu của Nghiên cứu sinh phải có tổng thời gian học và nghiên cứu như quy định, trong đó có ít nhất 18 tháng tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo để thực hiện đề tài nghiên cứu.

IV. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN

Người dự tuyển các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ theo đề án 911 phải trúng tuyển kỳ xét tuyển Nghiên cứu sinh của Đại học Đà Nẵng, đáp ứng các yêu cầu của chương trình đào tạo tiến sĩ trong nước theo quy định quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ (xem Thông báo xét tuyển Nghiên cứu sinh khóa 28 của Đại học Đà Nẵng).

1. Đối với đối tượng là giảng viên: điều kiện dự tuyển thực hiện theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành.

2. Đối với đối tượng là người có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên: phải có các điều kiện sau:

a) Về văn bằng: đáp ứng một trong các trường hợp sau

- Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ và bằng tốt nghiệp đại học chính quy đạt loại khá trở lên;

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy đạt loại giỏi trở lên. Sinh viên tốt nghiệp chương trình tiên tiến, kỹ sư chất lượng cao, cử nhân tài năng có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại khá trở lên.

Trường hợp tốt nghiệp đại học ở nước ngoài thì việc đánh giá loại tốt nghiệp, kết quả học tập theo quy định về đánh giá và thang điểm của cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc xét tương đương theo đánh giá xếp loại của Việt Nam;

b) Được một trường ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp,

c) Có công văn cử đi dự tuyển của trường nơi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp.

d) Các điều kiện dự tuyển khác theo quy định tại Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành.

V. TRÁCH NHIỆM, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGHIÊN CỨU SINH

1. Trách nhiệm của Nghiên cứu sinh

a) Hoàn thành chương trình đào tạo đã đăng ký;

b) Thực hiện các nhiệm vụ của Nghiên cứu sinh theo quy định của cơ sở đào tạo trong nước hoặc nước ngoài nơi Nghiên cứu sinh theo học;

c) Thực hiện đúng cam kết đã ký với trường cử Nghiên cứu sinh đi học;

d) Trong nước đang trong thời gian thực tập ở nước ngoài: Nghiên cứu sinh phải tuân thủ các quy định về lưu học sinh trong Quy chế quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài hiện hành; khi kết thúc thời gian đào tạo tại nước ngoài có báo cáo về tình hình, kết quả học tập và nghiên cứu, gửi qua đường bưu điện, email hoặc nộp trực tiếp cho Cục Đào tạo với nước ngoài và Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài.

e) Trong thời hạn tối đa 3 tháng kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, Nghiên cứu sinh phải quay trở lại trường cử đi học để làm thủ tục tiếp nhận lại (đối với đối tượng là giảng viên) hoặc làm các thủ tục tuyển dụng (đối với đối tượng có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên).

g) Chi trả kinh phí đào tạo trong thời gian gia hạn học tập (nếu có).

2. Quyền của Nghiên cứu sinh

a) Được cấp học bổng và chi phí đào tạo trong thời gian khóa đào tạo;

b) Được trường cử đi đào tạo tạo điều kiện, bố trí thời gian để thực hiện chương trình đào tạo theo quy định;

c) Được trường cử đi đào tạo tiếp nhận trở lại làm việc hoặc tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp theo đúng chuyên môn được đào tạo.

d) Trong thời hạn không quá 9 tháng kể từ ngày Nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo, nếu trường cử Nghiên cứu sinh đi học không tiếp nhận trở lại làm việc hoặc không tuyển dụng chính thức làm giảng viên và phân công công việc cho Nghiên cứu sinh thì Nghiên cứu sinh không phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo.

3. Nghĩa vụ của Nghiên cứu sinh

a) Sau khi tốt nghiệp phải trở về phục vụ tại trường đã cử đi đào tạo. Thời gian tối thiểu phục vụ tại trường đã cử đi đào tạo thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước;

b) Bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo nếu không hoàn thành chương trình đào tạo (trừ lý do bất khả kháng khiến cho Nghiên cứu sinh không thể tiếp tục học tập như: bệnh nặng, thiên tai, chiến tranh, tai nạn, qua đời...), hoặc đã tốt nghiệp nhưng không phục vụ đủ thời gian làm việc quy định tại điểm a khoản này. Việc bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

   VI. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN

1. Đơn xin dự thi (Mẫu NCS – 1/911);

2. 07 bản sao được công chứng bằng tốt nghiệp và bảng điểm đại học;

3. 07 bản sao được công chứng bằng tốt nghiệp và bảng điểm thạc sĩ;

4. 07 bản sao được công chứng các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ;

5. 07 bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan hoặc địa phương (Mẫu NCS- 2);

6. 07 bản lý lịch khoa học có xác nhận của cơ quan hoặc địa phương (Mẫu NCS-3);

7. 07 Bộ thư giới thiệu theo quy định (Mẫu NCS - 4);

8. 02 phong bì dán tem và ghi đầy đủ và chính xác địa chỉ liên hệ của thí sinh;

9. 03 ảnh thẻ cỡ 4x6cm;

10. 07 bộ bài báo công bố trên tạp chí khoa học (gồm: bìa tạp chí, mục lục và toàn văn bài báo) hoặc bản sao hồ sơ bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên đã được nghiệm thu (mang bản chính kèm theo để đối chứng);

11. 07 bộ đề cương dự định nghiên cứu (Mẫu NCS - 5);

12. Bảng cam kết thực hiện nghĩa vụ của nghiên cứu sinh có xác nhận của đơn vị cử đi đào tạo hoặc tiếp nhận.

13. Công văn giới thiệu đi dự thi của Thủ trưởng cơ quan quản lý;

14. Giấy đồng ý tiếp nhận làm giảng viên của đơn vị tiếp nhận (dành cho ứng viên không phải là giảng viên);

15. Bản sao có công chứng các quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động dài hạn chờ tuyển dụng.

Tất cả các giấy tờ trên được đựng trong túi hồ sơ (cỡ 32 x 26 cm) có đề rõ họ tên và địa chỉ, số điện thoại liên hệ ở ngoài.

Các Mẫu NCS – i, Kế hoạch tuyển NCS, Danh mục các chuyên ngành gần và phù hợp, Danh mục các hướng nghiên cứu cần nhận NCS và giáo viên hướng dẫn thí sinh có thể tải về từ Website: http://www.kh-sdh.udn.vn/

VII. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

- Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 12/8/2013 đến ngày 27/8/2013

            - Lệ phí xét tuyển:  1.500.000 đồng/hồ sơ; Lệ phí xử lý hồ sơ: 50.000đ/hồ sơ.

            - Địa điểm liên hệ và tiếp nhận hồ sơ:

Ban Đào tạo Sau đại học – Đại học Đà Nẵng;

41 Lê Duẩn – Đà Nẵng; Điện thoại: 0511.3824677;

email: sdh@ac.udn.vn

                       Website: http://www.kh-sdh.udn.vn/                                        

 

 

 

 

GIÁM ĐỐC