DHKT

Sinh viên trường Đại học Bách khoa tham dự giao lưu Thanh niên Nhật – Á trong lĩnh vực khoa học tại Nhật Bản

17/10/2016 07:39

Sáng ngày 05 tháng 10 năm 2016, đoàn sinh viên trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng lên đường tham dự vào chương trình Trao đổi thanh niên trẻ Nhật – Á trong lĩnh vực khoa học (Japan-Asia Youth Exchange Program in Science) tại tỉnh Kagoshima, từ ngày 5/10 đến 13/10/2016 được tài trợ bởi Cục Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JST).

alt

Thành viên đoàn gồm sinh viên và Giảng viên trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN

Thành viên đại diện của các Khoa của Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng tham dự Japan-Asia Youth Exchange Program in Science gồm 9 sinh viên xuất sắc từ các Khoa và 2 giảng viên của trường.

Với các hoạt động của đoàn, giao lưu cùng sinh viên của trường Kagoshima, tham quan các doanh nghiệp Nhật như SONY, TOYOTA, KIRISHIMA Shuzo, JAXA, đây thực sự là cơ hội quý báu cho các bạn sinh viên Bách Khoa tiếp cận với nền công nghiệp hiện đại của một trong những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên sẽ được trải nghiệm với một nền văn hóa vừa mang tính truyền thống vừa có tính hiện đại đặc trưng của xứ sở hoa anh đào.

Sinh viên Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng rất phấn khởi nhưng cũng không quên chuẩn bị kiến thức cần thiết và những nét đẹp văn hóa Việt Nam để giao lưu với các sinh viên nước bạn. Đồng thời, để quảng bá hình ảnh sinh viên Bách Khoa nói riêng và bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung ra bạn bè thế giới.

Ngày 06/10/2016, thầy và trò của đoàn giao lưu trường Đại học Bách khoa Đã Nẵng đã đặt chân đến Kagoshima College (Kirishima City) sau chuyến bay từ sân bay Quốc nội Haneda, Tokyo. Tại đây, đoàn được tiếp đón bởi giáo sư Shinichiro Uemura.

Điểm đến đầu tiên là Đền thờ Thần đạo (Jinja) Kumano. Thần Đạo là một đạo lớn tại Nhật Bản. Vì vậy, tại Kirishima nói riêng và Nhật Bản nói chung, có rất nhiều Đền thờ Thần đạo. Tại đây, nhờ sự hướng dẫn của giáo sư Uemura, đoàn đã biết thêm được nhiều điều về một trong những nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người Nhật Bản.

alt

Sau chuyến tham quan tại Đền, buổi chiều đoàn tiếp tục hành trình với chuyến đi thực tế tại nhà máy sản xuất chíp bán dẫn SONY Kokubu Factory. Cùng đi với đoàn có cô Mieko Imanishi, là một trong những đại diện của trường Kagoshima College. SONY Kokubu Factory là một trong những nhà máy sản xuất kinh kiện bán dẫn của Sony và sản phẩm chính là các vi mạch tích hợp dùng cho camera điện thoại, máy ảnh, camera quan sát,… Đầu tiên là chào hỏi và nghe giới thiệu từ đại diện nhà máy.

alt

 

alt

Kết thúc lịch trình ngày thứ 2 (06/10/2016) tại Nhật Bản là cuộc gặp gỡ với ngài Hiệu trưởng CHOHJI Tetsuji và Ban đại diện trường Kagoshima College. Buổi gặp mặt diễn ra tốt đẹp với những lời giới thiệu, chào hỏi thân mật từ hai bên. Thầy trò trong đoàn nói riêng và trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng nói chung thực sự rất cảm kích với sự giúp đỡ và hỗ trợ tận tình từ phía nhà trường.

alt

Chụp ảnh lưu niệm cùng thầy Hiệu trưởng CHOHJI Tetsuji và Ban đại diện nhà trường.

Ngày 07/10/2016, Thầy và Trò của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng sẽ có hoạt động giao lưu một tiết học về một số vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân tại Nhật Bản tại trường Cao đẳng Công nghệ Quốc gia Kagoshima (Kagoshima KOSEN) và sau đó đến công ty Toyota (TOYOTA BODY R&D) thăm quan và tìm hiểu các kiến thức về quá trình sản xuất tự động hóa và các phương pháp nghiên cứu phát triển nhằm đưa đến người tiêu dùng các dòng xe tiện nghi và an toàn nhất, phù hợp với sự biến đổi khí hậu ở từng vùng.

alt

Khuôn viên trường Cao đẳng Công nghệ Quốc gia Kagoshima.

Buổi sáng, thầy và trò của đoàn được trực tiếp tham gia thảo luận trong 1 tiết học của học phần “Creative Activitíe in Advance Engineering” về các giải pháp sáng tạo liên quan đến giảm thiểu rủi ro của các bạn sinh viên năm thứ nhất chương trình nâng cao (Chương trình đào tạo gồm 5 năm + 2 năm nâng cao) ” Efforts for improvement of refugees life (right after the disaster) based on the engineer's point of view”. 

alt

Giao lưu tại lớp học về “Creative Activitíe in Advance Engineering”

Hầu hết các bạn sinh viên đến từ nhiều ngành khác nhau và cùng làm việc để tạo nên sản phầm phục vụ nhu cầu thiết yếu trong trường hợp xảy ra các thiên tai (đặc biệt là động đất) thông qua các thiết bị, đồ vật trong sinh hoạt hằng ngày của người dân như: dụng cụ tập thể dục trong các công viên, hoặc tận dụng các trò chơi dành cho các bạn học sinh cấp 1 để tạo ra nguồn điện dự phòng hay cách tạo ra nước bằng cách dùng quạt sử dụng năng lượng mặt trời để ngưng tụ nước trong không khí, phục vụ cho việc ăn uống…

alt alt

Các bạn sinh viên đang trao đổi về đề tài “nhà vệ sinh tạm thời” dành cho các nạn nhân trong những vụ thiên tai

Ngay từ những năm đầu tại trường các bạn được tiếp cận các Công nghệ thông qua việc lắp ráp các mô hình và trực tiếp thực hành trên các máy móc để tìm hiểu chi tiết hơn về cách điều khiển hoạt động của thiết bị điều khiển tự động.

alt alt

Lắp dựng mô hình LEGO trong lớp học tự động hóa

Bên cạnh đó, nhà trường cũng có các không gian đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của sinh viên thông qua các phòng thí nghiệm, các phòng nghiên cứu khoa học và thư viện với số lượng lớn tài liệu trong và ngoài nước. Khuôn viên trường được thiết kế với không gian lớn dành cho các hoạt động thể thao, giải trí sau những giờ học tại lớp.

alt alt

Thăm quan các phòng Lab của trường

alt alt

Các không gian tại Thư viện trường

Buổi chiều, thầy và trò của Đoàn có cơ hội được thăm quan Công ty TOYOTA BODY R&D dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Shinichiro Uemura và cô Mieko Imanishi. Đoàn được tìm hiểu về quy trình sản xuất các bộ phận của xe ôtô và các phương pháp thực nghiệm để kiểm tra, đánh giá về tác động của môi trường đến các đặc tính các phần trong thân xe. Thông qua các kết quả nghiên cứu và đánh giá về chất lượng của sản phẩm, công ty đã và đang thực hiện nhiều chương trình và phần mềm để mô phỏng, sau đó thiết kế các sản phẩm chất lượng tốt hơn về cả kỹ thuật và mang tính thẩm mỹ cao. Chuyến đi đã mang đến cho Đoàn nhiều kiến thức hay và mới mẻ về sự phát triển trong các ngành công nghiệp nói chung và ngành sản xuất ôtô nói riêng tại đất nước Nhật Bản, qua đó càng hiểu rõ hơn về con người tại nơi đây. Ra về thật ấn tượng với postcard công ty chuẩn bị cho từng thành viên đoàn.

alt

Ngày 8/10/2016, đoàn có chuyến field-trip về thành phố Kagoshima, thăm quan Kagoshima municipal science Hall được trải nghiệm mô phỏng động đất.

alt

Nối tiếp chương trình trao đổi sinh viên Nhật - Á trong lĩnh vực khoa học (Japan-Asia Youth Exchange Program in Science) tại Kagoshima, Nhật Bản. Ngày thứ 4 (9/10/2016), Thầy và Trò đoàn sinh viên Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng tham dự Robotic competition. Đây thật sự là một sân chơi hữu ích cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên kỹ thuật. Cuộc thi quy tụ 20 đội tuyển đến từ 10 trường cao đẳng khác nhau khu vực đảo Kyushu, Nhật Bản với chủ đề “ Robot new frontier 2016”.

alt

Hình ảnh khai mạc cuộc thi “Robot New Frontier 2016”.

Cuộc thi đã tìm ra 4 đội xuất sắc và có ý tưởng độc đáo nhất tham gia cuộc thi cung kết Robocon tại Tokyo. Qua đó, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với những ý tưởng độc đáo, khả năng sáng tạo của các bạn sinh viên Nhật Bản.

alt alt

Đội vô địch (Đỏ) và Á quân (Xanh)

alt

Chụp ảnh đoàn giao lưu tại sảnh Robocon