DHKT

Khoa Kiến trúc có công bố khoa học quốc tế mới trên tạp chí thuộc danh mục ISI, nhóm Q1

25/09/2019 11:21

Hàng ngàn năm qua, cư dân ở các khu vực trên thế giới bằng nhiều phương pháp để giảm thiểu tác động của các điều kiện thời tiết bất lợi địa phương đến đời sống, chẳng hạn như thông qua cách ăn mặc, các mô hình làm việc, cách thức xây dựng nhà cửa…

Thiết kế nhà ở sinh khí hậu được áp dụng cho hầu hết trong các tòa nhà bản địa trên thế giới. Kiến trúc bản địa, phát triển theo thời gian, phản ánh môi trường sống, văn hóa, công nghệ, bối cảnh lịch sử của một địa điểm cụ thể mà công trình được xây dựng. Do đó, kiến trúc bản địa được cho là thích nghi tốt với khí hậu và thiên nhiên địa phương, nó thể hiện một trí tuệ toàn diện của những nhà thiết kế kiến trúc ngày xưa.

Kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống đó từ ngày xưa cho thế hệ hôm nay và mai sau thể hiện sự tôn trọng sâu sắc thiên nhiên, môi trường và văn hóa truyền thống. Hơn nữa, ngày nay do áp lực ngày càng tăng do các vấn đề môi trường toàn cầu, cộng đồng nghiên cứu đã có sự quan tâm về các tính năng bền vững của kiến trúc bản địa. Đó cũng là kết quả của nhu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và mong muốn giảm tiêu thụ năng lượng.        

Hình 1 Vẻ đẹp sinh thái của những túp lều tổ ong truyền thống của người Zulu, Nam Phi (trái) và một khu định cư của dân tộc Cơ-Tu, Việt Nam (phải)

 

Đứng trước bối cảnh đó, giảng viên Khoa Kiến trúc đã có một nghiên cứu và đánh giá toàn diện về các tính năng bền vững của kiến ​​trúc bản địa ở các khu vực khác nhau trên thế giới thông qua phương pháp nghiên cứu lưu trữ.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí “Frontiers of Architectural Research” – một tạp chí quốc tế uy tín hàng đầu trong lĩnh vực Kiến trúc, trong hệ thống xuất bản khoa học Elsevier của Hà Lan thuộc danh mục A&HCI (thuộc ISI).

Anh Tuan Nguyen, Nguyen Song Ha Truong, David Rockwood and Anh Dung Tran Le (2019) Studies on sustainable features of vernacular architecture in different regions across the world: A comprehensive synthesis and evaluation. Frontiers of Architectural Research.

Có thể xem toàn bộ công trình nghiên cứu tại địa chỉ: https://doi.org/10.1016/j.foar.2019.07.006

Nghiên cứu đã thu thập tổng cộng 127 các bài nghiên cứu khác nhau từ 2 nguồn dữ liệu chính là Scopus và SpringerLink, bao gồm các bài báo, luận văn, sách và các bài báo trong các hội thảo quốc tế. Đối với mỗi nghiên cứu, các tác giả đã thu thập các thông tin quan trọng nhất, bao gồm: tên tác giả và tiêu đề của nghiên cứu, năm xuất bản, địa điểm nghiên cứu, khu vực địa lý và khí hậu liên quan, các loại tòa nhà và công trình cần nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, mô tả phương pháp nghiên cứu, phân loại phương pháp nghiên cứu, và những phát hiện chính của nghiên cứu.

Hình 2  Sơ đồ giải thích quy trình làm việc và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu.

Trong nghiên cứu này, các tác giả điều tra sự phân phối của các nghiên cứu trên các lục địa, khu vực địa lý và vùng khí hậu dựa trên cơ sở hệ thống phân loại khí hậu Köppen – Geiger. Mục đích của phân tích này là giúp các nhà nghiên cứu phát hiện các khoảng trống về địa lý và khí hậu trong nghiên cứu về kiến trúc bản địa, góp phần định hướng nghiên cứu trong tương lai.

Nghiên cứu đã chỉ ra một lượng lớn các nghiên cứu kiến trúc bản địa ở Châu Âu và Châu Á hơn các khu vực còn lại.

                                         Hình 3  Phân phối các nghiên cứu của các châu lục

Nghiên cứu đầu tiên về kiến trúc bản địa vào năm 1986 ở Yemen. Mãi đến năm 1996 mới có nghiên cứu tiếp theo về kiến trúc bản địa ở Trung Đông và Đông Á. Trong vòng 10 năm qua, việc nghiên cứu kiến trúc bản địa phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu và Châu Á, trong đó có một số quốc gia nổi lên như là một trung tâm về nghiên cứu kiến trúc bản địa như: Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ.

Hình 4 Bản đồ thế giới hiển thị ước tính thô về phân phối các nghiên cứu về kiến trúc bản địa - cho đến tháng 8 năm 2018

Có thể thấy rằng kiến ​​trúc ở vùng khí hậu nóng, ấm và ẩm ướt đã được nghiên cứu chuyên sâu trong nhiều nghiên cứu, trong khi các nghiên cứu về khí hậu lạnh khá ít ỏi.

Hình 5  Phân phối các nghiên cứu theo các loại khí hậu - theo hệ thống phân loại khí hậu Köppen

Mục tiêu của các nghiên cứu về kiến trúc bản địa được thể hiện trong bảng sau:

Table 1 Chia sẻ về mục tiêu nghiên cứu của các nghiên cứu về kiến trúc bản địa

Phương pháp nghiên cứu của các nghiên cứu về kiến trúc bản địa:

Table 2 Tóm tắt các phương pháp nghiên cứu áp dụng cho các nghiên cứu trong kiến trúc

Những phát hiện này rõ ràng cung cấp các giá trị tham khảo quan trọng cho các nghiên cứu khác. Những thách thức vẫn còn ở phía trước, nhưng nhóm tác giả tin tưởng mạnh mẽ rằng những bài học từ kiến ​​trúc bản địa sẽ sớm trở thành một nguồn tham khảo và bài học hữu ích trong thiết kế và xây dựng các công trình đương đại.