DHKT

Đại học Bách khoa, ĐHĐN toàn thắng tại bán kết Cuộc đua số

04/04/2018 23:16
Hai đại diện là DUT Stark và NII (Đại học Bách khoa Đà Nẵng) chiếm 50% số vé vàng vào chung kết Cuộc đua số dự kiến diễn ra trong tháng 5 tại Hà Nội.
1-JPG-6762-1522541778.jpg

Sau một ngày mở sân để các đội làm quen và tinh chỉnh phần cứng cũng như thuật toán, tối 31/3, vòng bán kết khu vực phía Nam chính thức diễn ra tại nhà thi đấu ĐH Bách Khoa, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM, với sự tham gia của 8 đội: DUT Stark và NII (Đại học Bách khoa Đà Nẵng); BK-PIF và CDIO 4.0 (ĐH Bách khoa TP HCM); Komorobi và Sophia (ĐH CNTT - ĐHQG TP HCM); Fast and Furious và Golden Eye (ĐH KHTN - ĐHQG TP HCM).

Đội trưởng Trần Duy Hùng (hàng trên, cầm micro) từ DUT Stark (ĐH Bách khoa Đà Nẵng) là người bắt nhịp quyết tâm khi 8 đội chào sân.

2-JPG-7104-1522541778.jpg

"Tôi thấy tự hào khi các bạn đang làm những điều mà cả thế giới đang làm. Các bạn hãy tự tin rằng những chiếc xe tự hành hiện nay trên thế giới kể cả các hãng hiện đại nhât cũng đang làm. Vừa rồi FPT cũng đc một trong những hãng ô tô lớn nhất Nb cùng làm xe không người lái. Ở Nhật họ có cam kết vào năm 2020, xe không người lái sẽ chạy trên đường và họ mời FPT tham gia. Hôm nay tôi muốn mời các bạn ngay ngày mai trở thành thành viên của FPT", Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến chia sẻ.

3-JPG-5987-1522541778.jpg

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thoại Nam, Trưởng khoa khoa học máy tính Đại học Bách Khoa TP HCM, cho rằng CNTT đang tiến đến bước phát triển rất mạnh mẽ và đây là cơ hội của người trẻ. "Tôi luôn mong mỏi các sinh viên làm sao bắt kịp với những công nghệ mới, áp dụng kiến thức vào thực tế. Đây cũng chính là nhiệm vụ của các bạn. Những cuộc thi như Cuộc đua số rất bổ ích, là nơi để các em thi thố tài năng học hỏi lẫn nhau, học cách áp dụng kiến thức vào thực tế", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thoại Nam kỳ vọng.

4-JPG-3402-1522541778.jpg

Trong phần tranh tài chính thức, mỗi đội thi có 2 lượt đấu. Ở lượt thi thứ nhất, mỗi đội có 2 phút chuẩn bị và đưa xe vào vạch xuất phát sau hiệu lệnh của Ban tổ chức. Xe phải được cài đặt để tự động xuất phát khi thời gian bắt đầu.

Thời gian thi đấu cho một lượt sẽ là 3 phút.

5-JPG-7803-1522541778.jpg

Đề bài của cuộc thi năm nay cũng được nâng cao độ khó so với năm trước. Cụ thể, tại vòng chung kết, các thí sinh sẽ phải lập trình để xe có thể chạy được với điều kiện mô phỏng ánh sáng ngoài trời, nhận diện biển báo giao thông, rẽ trái/phải theo quy định…

Với bài thi "Xe tự hành", trên thân xe được cấp, các đội đã lựa chọn rất đa dạng các công nghệ dẫn đường, phân tích hình ảnh để áp dụng cho chiếc xe của mình.

Trên sa hình, ban tổ chức gắn 5 mốc cảm biến, khi xe của đội thi đi qua các mốc cảm biến này sẽ được hệ thống tự động ghi lại kết quả, đồng thời các trọng tài là những chuyên gia mảng công nghệ ô tô của FPT và thư ký trên sân cũng giúp ghi lại kết quả này. 

6-JPG-2701-1522551182.jpg

Khi vào khúc cua, một chiếc xe đâm thẳng biển chỉ dẫn và chạy ra ngoài. Theo Phan Duy Hùng, đội NII của ĐH Bách khoa Đà Nẵng, khi tập, sân của đội trơn hơn trong khi thảm thi đấu mức ma sát lớn khiến góc cua thiếu chính xác. Trong vòng bán kết phía Nam, rất hiếm hoi mới có thể quan sát một chiếc xe chạy mượt 1/2 vòng sa hình. Mỗi đội đều gặp những lỗi về phần cứng hay các thuật toán. Đôi khi đơn giản là lắp camera hơi thấp khiến góc quan sát bị ảnh hưởng. Dù đã nỗ lực để chỉnh lỗi nhưng thời gian gấp gáp là trở ngại lớn nhất.

6-1-JPG-9373-1522541778.jpg

Sự cố ở vòng 1 được các đội gấp rút tinh chỉnh để sẵn sàng cho vòng 2 quyết định. 

7-1-JPG-8885-1522541778.jpg

Kết quả Bán kết được tính theo thời gian ngắn nhất hoàn thành một vòng đua hoàn chỉnh trên cả 2 lượt chạy. Trong trường hợp đội thi không hoàn thành được trọn vẹn một vòng đua, kết quả được tính theo quãng đường xa nhất đội đó đi được, tính đến mốc đã định sẵn xa nhất mà xe đã vượt qua. Trong trường hợp 2 đội có cùng quãng đường, đội có thời gian hoàn thành ngắn hơn được tính kết quả cao hơn.

7-JPG-9492-1522541778.jpg

Rút kinh nghiệm vòng 1, trong khi nghỉ giữa giờ, các đã thay đổi chiến thuật: có đội chuyển từ từ chạy nhanh sang chạy chậm để đảm bảo quãng đường xa, với đội chạy ổn định nhưng tốc độ chậm, họ sẽ tinh chỉnh cho xe chạy nhanh hơn để tối ưu kết quả chung cuộc.

8-JPG-7968-1522541778.jpg

Trong quá trình thi đấu, nếu xe đi không đúng biển chỉ dẫn hoặc cả xe ra hẳn khỏi đường chạy, đội thi được quyền mang xe về vị trí xuất phát. Mỗi khi xe rời vạch xuất phát đến khúc rẽ đầu tiên, các thành viên trong đội thi thể hiện sự căng thẳng và lo lắng nhất.

9-JPG-9003-1522541778.jpg

Cả đội Fast and Furious từ trường ĐH KHTN - ĐHQG TP HCM tập trung cao độ. Người căng thẳng chỉnh sửa trong khi thành viên khác quan sát các đối thủ thi trên sân.

10-JPG-8954-1522541778.jpg

Nếu như năm trước, các đội chỉ phải thực hiện các bài toán xử lý ảnh đơn giản như xác định làn và tâm đường dựa trên vạch trắng cho trước thì đề bài của cuộc thi năm nay cũng được nâng cao hơn. Cụ thể, tại vòng chung kết, các thí sinh sẽ phải lập trình để xe có thể chạy được với điều kiện mô phỏng ánh sáng ngoài trời, nhận diện biển báo giao thông, rẽ trái/phải theo quy định. Trần Minh Phúc, sinh viên năm 3, thành viên đội SeBoys (ĐH Công nghệ thông tin TP HCM), từng vào Chung kết Cuộc đua số 2017, là người hỗ trợ đội Sophia cùng trường cho rằng, điểm mới khá thách thức và trở nên hấp dẫn hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, các đội còn phải nỗ lực hơn nữa nếu muốn tạo bước tiến tại vòng Chung kết.

11-JPG-7823-1522541778.jpg

Phần được mong đợi nhất cũng đến. Thật trùng hợp, 4 đội đầu tiên theo thứ tự cũng chính là 4 đội có kết quả chung cuộc tốt nhất ở Bán kết Cuộc đua số phía Nam. DUT Stark và NII (ĐH Bách khoa Đà Nẵng), Sophia (Đh CNTT TP HCM) và BK-PIF (ĐH Bách khoa TP HCM) cùng dắt tay vào Chung kết Cuộc đua số.

12-JPG-4478-1522541778.jpg

Từ trái qua: Đội trưởng Trần Duy Hùng, Hoàng Thị Minh Khanh và Nguyễn Tri Viên của DUT Stark, đội duy nhất hoàn thành sa hình dài hơn 42m trong thời gian hơn 22 giây. So với các đối thủ đầu Hà Nội (đều dưới 20 giây), họ phải chính sửa nhiều, cả phần cứng và thuật toán để cải thiện kết quả trong trận quyết định ở Chung kết.

13-JPG-7367-1522541778.jpg

Gương mặt 15 thành viên từ 4 đội phía Nam vào Chung kết Cuộc đua số: DUT Stark và NII (ĐH Bách khoa Đà Nẵng), Sophia (Đh CNTT TP HCM) và BK-PIF (ĐH Bách khoa TP HCM. Điểm đặc biệt là cả vòng bán kết ở Sài Gòn chỉ có 3 thành viên nữ, và điểm chung là đội nào có thành viên nữ đều vượt qua vòng thi khó khăn này. Duy nhất BK-PIF (ĐH Bách khoa TP HCM) không có thành viên nữ.

14-JPG-8092-1522541778.jpg

"Dù kết quả chưa như kỳ vọng nhưng quan trọng là chúng tôi đã giành vé vào Chung kết. Cả đội sẽ nỗ lực cao nhất để hướng tới mục tiêu giành vé đi Nhật Bản", một thành viên đặt mục tiêu.

DSC-6555-JPG-8028-1522551182.jpg

Giám đốc Công nghệ FPT - anh Lê Hồng Việt, tiết lộ những điểm mới trong vòng Chung kết sắp tới. Theo đó, thách thức được bổ sung là nhận biển STOP, đi trên đường không đủ vạch, thảm cỏ, cây, vỉa hè. "Sa hình sẽ được Ban tổ chức công bố trước hai ngày thi chính thức", anh Việt tiết lộ.

Trước đó, trong trận Bán kết tương tự tại Hà Nội đã xác định các đội vào Chung kết gồm: Proptype và Win Win Spiral (ĐH FPT); Đội MTA Race 4 Fun (Học viện Kỹ thuật quân sự); Đội UET Fastest (ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội). Đặc biệt, đội tuyển của ĐH FPT Prototype và Win Win Spiral đã xuất sắc giành 2 vị trí Nhất, Nhì của vòng thi với thời gian lần lượt là 17,06 giây và 20,62 giây.

Nguyên Văn