Lan tỏa kiến thức khởi nghiệp hữu ích cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN

30/10/2019 16:02

Trong 2 ngày 26, 27/10 tại Trường Đại học Bách khoa - ĐH Đà Nẵng đã phối hợp cùng VintechCity tổ chức thành công “Chương trình đào tạo khởi nghiệp cho sinh viên khởi nghiệp công nghệ” cho sinh viên, giảng viên và doanh nghiệp quan tâm đến khởi nghiệp và có mong muốn khởi nghiệp.

Ảnh có chứa người, trong nhà, trần, nhóm

Mô tả được tạo tự động
PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu – Phó Hiệu trưởng Nhà trường chụp ảnh lưu niệm cùng học viên.

Tham gia khóa tập huấn ngoài các sinh viên của Nhà trường còn có cán bộ, giảng viên trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐHĐN; cán bộ, giảng viên trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng; Cán bộ Trung tâm dịch vụ tổng hợp - Khu Công nghệ cao Đà Nẵng.

Ảnh có chứa người, tường, trong nhà, bàn

Mô tả được tạo tự động
PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu phát biểu tại chương trình

Phát biểu tại Chương trình PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu – Phó Hiệu trưởng Nhà trường cho rằng, khởi nghiệp trong sinh viên không chỉ là việc tạo ra nhiều start-up sinh viên mà còn giúp sinh viên hoàn thiện kĩ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, quản lý tài chính, tư duy một cách tổng quan, tư duy phản biện, kĩ năng giao tiếp – lắng nghe người khác, tinh thần dám chấp nhận thất bại, kiên trì thử và sai.


TS. Nguyễn Văn Đông – Trưởng Phòng Công tác Sinh viên phát biểu

Cũng tại Chương trình TS Nguyễn Văn Đông – Trưởng phòng Công tác Sinh viên, đã đề cập tới tầm quan trọng của hiểu đúng và áp dụng khởi nghiệp cho phù hợp với sinh viên nhằm giảm thiểu rủi ro khi khởi nghiệp. Bên cạnh đó TS. Nguyễn Văn Đông đã giới thiệu cụ thể các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong thời gian tới tại Nhà trường.


TS. Nguyễn Quang Như Quỳnh trao giấy chứng nhận cho học viên

TS. Nguyễn Quang Như Quỳnh, phụ trách chuyên môn lớp học, chia sẻ với các chuyên gia và sinh viên về các vai trò của chính các bạn sinh viên sau khi tham gia lớp học, các bạn sẽ là nhân tố lan tỏa tinh thần hiểu thế nào cho đúng về khởi nghiệp trong sinh viên. Đồng thời, nhận được sự cam kết của các chuyên gia cùng đồng hành với Nhà trường trong các hoạt động khởi nghiệp tiếp theo.

Ảnh có chứa tường, trong nhà, người, người đàn ông

Mô tả được tạo tự động
Ths. Vũ Tuấn Anh – Giảng viên đổi mới và sáng tạo IPP Filand/VietNam

Nội dung khóa tập huấn bao gồm: Đại cương về khởi nghiệp khoa học công nghệ trong trường đại học; Tìm kiếm và đánh giá ý tưởng khởi nghiệp khoa học công nghệ; Khởi nghiệp tinh gọn (Learn Startup); Mô hình kinh doanh do Ths Vũ Tuấn Anh – Giảng viên đổi mới và sáng tạo IPP (Filand/VietNam), cô Đỗ Thị Tú Anh – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp thuộc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam giảng dạy.

Ảnh có chứa văn bản

Mô tả được tạo tự động
Cô Đỗ Thị Tú Anh –Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp

Theo cô Tú Anh muốn thành công phải thất bại quan trọng là học được gì từ những thất bại và rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân. Do đó, mục đích của khóa tập huấn giúp cho học viên có cái nhìn thực tế về khởi nghiệp, biết cách nhìn nhận dự án khởi nghiệp đang vận hành và có cơ hội thành công cao hơn khi khởi nghiệp; học được tâm lý chấp nhận thất bại nhẹ nhàng, luôn nghĩ đến rủi ro; xác định rõ khởi nghiệp không phải để kiếm tiền mà tạo ra những giá trị xã hội, giá trị để phục vụ khách hàng. Ngoài ra, khóa học mong muốn đưa đến cho các bạn học viên tinh thần khởi nghiệp, làm chủ bản thân trong công việc và trong cuộc sống.

Ảnh có chứa người, trong nhà, bánh, bàn

Mô tả được tạo tự động
Học viên vui mừng với kết quả bài tập nhóm

Sinh viên Thái Vũ Quốc Duy lớp 17PFIEV tham gia khóa học chia sẻ: “Sau 2 ngày tham gia khóa tập huấn em thấy được bản chất của khởi nghiệp là như thế nào. Những tấm gương khởi nghiệp thành công mà chúng ta biết tới qua tivi hay bài báo chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, đằng sau đó có rất rất nhiều nhà khởi nghiệp thất bại và ngay chính những tấm gương thành công đó cũng có thể đã thất bại rất nhiều lần trước đây.

Khóa tập huấn đã cho em hiểu rõ hơn về tinh thần khởi nghiệp, đó là dám hành động, dám thất bại, dám từ bỏ, dám nghe và tiếp thu những ý kiến trái chiều để rút ra bài học kinh nghiệp giúp cho việc phát triển bản thân.”

Bạn Đặng Thị Mơ lớp 17SH chia sẻ: “Khi đăng kí tham gia khóa tập huấn em muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi để khởi nghiệp nên bắt đầu từ đâu, phải vượt qua thách thức, đánh đổi nào? Và vì sao sinh viên trong Trường có nhiều ý tưởng sáng tạo đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu khoa học nhưng khi đưa vào mô hình thực tế lại rất khó khăn?

Sau 2 ngày học không những em đã có câu trả lời cho mình mà còn học được rất nhiều điều. Việc đưa sản phẩm công nghệ vào thực tế cần sự kết hợp giữa công nghệ, tài chính, quản lý và cách marketing sản phẩm ra thị trường. Sự chia sẻ của thầy Tuấn Anh và cô Tú Anh thông qua các dự án start-up khác cho thấy khởi nghiệp không phải màu hồng. Khởi nghiệp gắn liền với sự đánh đổi, đương đầu với thách thức, dám chấp nhận rủi ro và thất bại. Tuy nhiên, theo các giảng viên điều mà khởi nghiệp mang lại là những bài học thực tế, những sai lầm và cách đứng lên sau những sai lầm đó giúp bản thân trưởng thành hơn.”

Ảnh có chứa người, trong nhà, tường, nhóm

Mô tả được tạo tự động

Tin, ảnh: Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN